Biểu đồ 5: Kim ngạch XK thép sang thị trường Đông Dương 2008 – 2012

Một phần của tài liệu Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thép công nghiệp (Trang 35 - 37)

Nguồn: Tổng cục thống kê

1.2.1.Tình hình xuất khẩu thép sang thị trường Lào.

Giá trị thép xuất khẩu sang thị trường Lào có sự biến động rất mạnh qua các năm. Xét giai đoạn 2008 – 2012, nếu như năm 2008 đạt 22,6 triệu USD thì năm 2009 tăng lên 26,6 triệu USD tăng tương ứng 17,7%. Mặc dù khủng hoảng kinh tế nhưng nó cũng có độ trễ nhất định đối với một số quốc gia nhỏ không nằm ngay trong trung tâm của khủng hoảng. Chủ yếu đơn hàng năm 2009 được ký kết trong năm 2008 rất nhiều. Các nhà xuất khẩu lớn sang thị trường Lào phần lớn đến từ Ấn Độ, Nhật Bản, Thái Lan,… và đây cũng là các quốc gia chịu ảnh hưởng rất nhiều của cuộc khủng hoảng kinh tế khiến các chi phí xuất khẩu tăng cao. Vì vậy, các nhà nhập khẩu thép ở Lào ưu tiên hơn với hàng nhập khẩu giá rẻ từ Việt Nam và Trung Quốc nên sản lượng xuất khẩu tiếp tục tăng. Bước sang năm 2010 khi khủng hoảng kinh tế dần hồi phục, thị trường Lào lại bắt đầu sôi động trở lại với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Họ cung cấp sản phẩm thép với giá thành cạnh tranh hơn, chất lượng tốt hơn và cũng vì do các doanh nghiệp Việt Nam chưa có chiến lược dài hạn với khách hàng do vậy cả sản lượng và doanh thu thép tiêu trên thị trường Lào lại giảm xuống còn 21,1 triệu USD tương ứng giảm 20,67%. Nhờ bước ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế, và nhờ sự

đẩy mạnh khiến cho năm 2011 doanh thu xuất khẩu thép sang thị trường Lào tăng đột biến lên 60,7 triệu USD tương tứng tăng 1,87 lần so với năm 2010. Đặc biệt là năm 2012 có sự tăng trưởng đột phá so với năm 2011. Bởi tính tiềm năng của thị trường Lào đang được các doanh nghiệp Việt Nam chú ý tới.

1.2.2.Tình hình xuất khẩu thép sang thị trường campuchia.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thép công nghiệp (Trang 35 - 37)