CỦA CÔNG TY HATRICO TRÊN THỊ TRƯỜNG ĐÔNG DƯƠNG
HIỆN NAY
1. Đánh giá tổng quan về hoạt động xuất khẩu thép nói chung và xuất khẩu thép sang thị trường Đông dương nói riêng của Việt Nam.
1.1.Tổng quan về hoạt động xuất khẩu thép của Việt Nam giai đoạn 2007 – 2012.
Tính đến hết 2007, về căn bản ngành thép Việt Nam đã đạt được chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra. Sản lượng phôi thép năm 2007 đạt 782.000 tấn, thép cán đạt 2,2 triệu tần thấp hơn so với quy hoạch phát triển ngành phải đạt đến năm 2005. Tuy rằng sản lượng mục tiêu chưa đạt được nhưng sản lượng thép tiêu thụ trong nước năm 2007 đã tăng từ 10 - 14% so với mức tiêu thụ năm 2006. Năm 2007, mức bình quân tiêu thụ thép của Việt Nam đạt xấp xỉ 100 kg/người/năm, mức được coi là điểm khởi đầu giai đoạn phát triển công nghiệp các quốc gia. Mức tiêu thụ này đã vượt xa dự báo về mặt tăng trưởng, đưa Việt Nam trở thành thị trường có mức tiêu thụ thép cao nhất thế giới.
Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thép đến năm 2010, ngành Thép đạt sản lượng sản xuất 1,8 triệu tấn phôi thép; 4,5 - 5,0 triệu tấn thép cán các loại và 1,2 - 1,5 triệu tấn sản phẩm thép gia công sau cán.
Tuy có bước chuyển biến đáng kể trong phát triển ngành Thép, nhưng ngành Thép Việt Nam lại lệ thuộc 60% vào phôi thép thế giới. Nguồn tài nguyên trong nước chưa tận dụng được, các sản phẩm Thép phục vụ hoạt động quốc phòng, đóng tàu Việt Nam chưa thể sản xuất được và phải nhập khẩu từ nước ngoài. Đóng góp phần lớn vào sự phát triển ngành Thép Việt Nam phần nhiều do công sức đóng góp của doanh nghiệp ngoài nhà nước như Hòa Phát, Thép Việt Ý, Thép Đình Vũ....
Ngành thép Việt Nam vẫn ở tình trạng phân tán, thiếu bền vững. Sản phẩm các doanh nghiệp làm ra dùng để tiêu thụ trong nước, các doanh nghiệp đã không hợp tác với nhau để cùng phát triển, có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh khiến Thép lậu giá rẻ tràn vào chiếm thị phần của Thép Việt.
Quy hoạch phát triển ngành Thép giai đoạn 2007 - 2015 có xét đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Việt Nam đặt ra mục tiêu sản xuất 15-18 triệu tấn. Từ năm 2007 đến nay đã có nhiều dự án của nước ngoài đầu tư vào ngành Thép Việt Nam, đã có một số dự án liên hợp thép được cấp phép đầu tư vào Việt Nam trong đó có 2 dự án đã khởi công như Nhà máy liên hợp Thép Formasa-Sunco tại Vũng Áng (Hà Tĩnh) công suất 15 triệu tấn/năm, và Tycoon- E.United tại Dung Quất (Quảng Ngãi) vốn đầu tư trê 3 tỷ USD, công suất giai đoạn 1 là 3 triệu tấn/năm. Như vậy chỉ tính sơ qua 2 dự án này đã có thể đáp ứng được toàn bộ mục tiêu sản lượng của ngành Thép Việt Nam theo quy hoạch phát
triển 2007 - 2015. Trong khi đó, còn nhiều dự án do phía Việt Nam lập ra và nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào cùng với các nhà máy sản xuất đã hoạt động. Tình trạng dư thừa thép tại thị trường Việt Nam là điều không thể tránh khỏi, lo ngại về tác động xấu đến môi trường từ các dự án ngành Thép hình thành.
Do kinh tế thế giới và thị trường bất động sản chững lại, mặt khác do sức tiêu thụ thép trong nước thời gian gần đây giảm, giá thép xây dựng giảm khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất phôi thép và thép gặp rất nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Phôi thép và thép thành phẩm tồn kho nhiều, các doanh nghiệp gặp khó khăn khi không huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và có nguy cơ phá sản. Ngược lại với quy luật cung cầu, khi giá thép giảm đáng ra sức cầu ngành thép phải được cải thiện.
Ngành Thép 5 năm gần đây tăng trưởng nhanh và ổn định (chỉ trừ năm 2008, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu nên ngành thép Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nhưng không lớn). Nhu cầu thép của nền kinh tế đã thu hút nhiều nhà đầu tư cho các dự án sản xuất thép ở các địa phương trong cả nước, nhất là sau khi có sự phân cấp cho các địa phương được quyền cấp giấy phép đầu tư.
Bảng 2: Thống kê dự án sản xuất thép của Việt Nam tính đến hết năm 2012
Các nhà máy Tổng công suất
(tấn/năm)
- 12 lò cao đã xây dựng xong, một số đã đi vào sản xuất
với tổng công suất 1.800.000
- 19 công ty sản xuất phôi với 39 lò điện (công suất từ
12 tấn/mẻ tới 70 tấn/mẻ) 5.730.000
- 6 công ty sản xuất cuộn cán nguội 2.730.000
- 2 nhà máy cán thép tấm nóng của Cửu Long Vinashin 650.000
- 12 công ty có máy cán nguội dải hẹp dưới 1.000 mm 550.000
Nguồn: Hiệp hội Thép Việt Nam 2012
Ngoài những nhà máy sản xuất thép hiện có như trong thống kê nêu trên, các địa phương còn có thêm các dự án thép đang xây dựng sẽ được hoàn thành và đưa vào sản xuất trong thời gian tới, đưa công suất các sản phẩm thép càng vượt xa so với nhu cầu thép trong nước, trong khi số lượng sản phẩm thép xuất khẩu còn rất khiêm tốn. Với tình trạng như vậy, các công ty sản xuất thép hiện có đều sản xuất dưới công suất thiết kế, gây lãng phí lớn và giá thành sản phẩm cao, thiếu tính cạnh tranh so với thép nhập khẩu.
Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu thép sang một số thị trường chính của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012.
Đơn vị: Nghìn USD Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thép 353.800 382.900 1.049.800 1.682.000 1.642.000 Thị trường ASIAN 270.52 5 284.42 0 595.896 748.537 941.000 • Thị trường Đông Dương 128.500 155.900 221.741 385.816 495.100 • Thị trường Malaysia 43.387 38.491 115.275 155.680 157.512
• Thị trường Indonesia 57.854 51.921 126.345 207.041 288.388
Thị trường Trung Quốc 13.760 10.632 87.383 66.964 54.365 Thị trường Ấn Độ 10.537 7.742 71.342 121.289 115.731 Thị trường khác 58.978 80.106 298.179 745.210 530.904
Nguồn: Tổng cục thống kê
Qua bảng kim ngạch xuất khẩu thép sang một số thị trường chính của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012 ta nhận thấy rằng, trong các năm từ 2008 – 2011 tình hình xuất khẩu thép của Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực có sự gia tăng cả về trọng lượng và giá trị. Nếu như năm 2008 tổng giá trị kim ngạch đạt 270.525 nghìn USD thì trong vòng ba năm tăng gấp gần 5 lần. Đặc biệt là thị trường ASIAN, giá trị xuất khẩu tăng lên một cách nhanh chóng và giai đoạn sau khá là ổn định. Điều này xuất phát về việc các doanh nghiệp thép Việt Nam đã và đang xác định thị trường trọng điểm của mình. Tuy tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường này có xu hướng giảm 74.46% năm 2008, 74.28% năm 2009, 56.76% năm 2010, 43.81% năm 2011, 46.49% năm 2012 nhưng nhưng giá trị thì tăng liên tục. ASIAN đã và đang là thị trường xuất khẩu thép lớn nhất của Việt Nam.
Biểu đồ 4: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012
Nguồn: Hiệp hội thép Việt Nam
Hiện tại, Việt Nam mới gia nhập WTO, hàng rào thuế quan bảo vệ sản xuất trong nước còn được duy trì, nhưng phải có lộ trình giảm dần trong vài năm tới, chắc chắn tới lúc đó, hậu quả của việc đầu tư tràn lan trong ngành thép không tuân theo quy hoạch sẽ bộc lộ rõ.
Năng lực sản xuất và trang thiết bị
Dây chuyền công nghệ ngành Thép được chia ra thành các loại sau đây
- Dây chuyền công nghệ hiện đại: Gồm các dây chuyền cán liên tục của các công ty nước ngoài và một số nhỏ công ty Việt Nam;
- Dây chuyền công nghệ loại trung bình: Bao gồm các dây chuyền công nghệ
cán bán liên tục như Tây Đô, NatsteelVina, Vinausteel và các công ty tư nhân cổ phần khác;
- Dây chuyền lạc hậu gồm các dây chuyền cán thủ công mini của các nhà máy Thép Đà Nẵng, thép Miền Trung và các cơ sở khác ngoài Tổng công ty Thép Việt Nam;
- Loại cán rất lạc hậu: Gồm các dây chuyền cán mini có công suất nhỏ (<20,000T/n) và các nhà máy cán của các hộ gia đình, làng nghề;
Sản phẩm ngành Thép
Theo thông tin từ hiệp hội Thép Việt Nam, hiện ngành Thép Việt Nam có chủng loại sản phẩm sau : •Thép tấm, lá, cuộn cán nóng •Thép tấm, lá, cuộn cán nguội •Thép xây dựng •Sắt, thép phế liệu •Phôi thép •Thép hình •Théplnox •Thép đặc chủng •Thép mạ •Kim loại khác
• Cơ cấu sản phẩm của ngành thép hiện nay.
- Hiện nay ngành thép Việt Nam mới chỉ sản xuất được các loại thép tròn trơn, tròn vằn Φ10 - Φ40mm, thép dây cuộn Φ6 - Φ10 và thép hình cỡ nhỏ, cỡ vừa (gọi chung là sản phẩm dài) phục vụ cho xây dựng và gia công, sản xuất ống hàn, tôn mạ, hình uốn nguội, cắt xẻ... từ sản phẩm dẹt nhập khẩu.
- Các sản phẩm dài sản xuất trong nước cũng phần lớn được cán từ phôi thép nhập khẩu, khả năng tự sản xuất phôi thép trong nước còn nhỏ bé, chỉ đáp ứng được khoảng 28%, còn lại 72% nhu cầu phôi thép cho các nhà máy cần phải nhập khẩu từ bên ngoài.
- Trong nước chưa có nhà máy cán các sản phẩm dẹt (tấm, lá cán nóng, cán nguội). Chưa có cơ sở tập trung chuyên sản xuất thép đặc biệt phục vụ chế tạo
- Nhìn chung trong 10 năm qua, do hạn chế về vốn đầu tư và do thị trường tiêu thụ thép trong nước còn nhỏ bé, ngành thép Việt Nam mới chỉ tập trung đầu tư vào sản xuất các sản phẩm thép dài để đáp ứng nhu cầu cấp bách trong nước. Đây là các sản phẩm có thuận lợi về thị trường, cần vốn đầu tư ít, thời gian xây dựng nhà máy ngắn, hiệu quả đầu tư tương đối cao, thu hút được nhiều đối tác nước ngoài bỏ vốn liên doanh.
- Đối với các sản phẩm thép dẹt do nhu cầu thị trường còn thấp, trong khi để đảm bảo hiệu quả thì yêu cầu công suất nhà máy phải đủ lớn, cần vốn đầu tư lớn, hiệu quả đầu tư chưa cao, ít hấp dẫn các đối tác nước ngoài vào liên doanh, bản thân ngành thép chưa đủ sức tự đầu tư và phải chờ thị trường phát triển. Do vậy cơ cấu sản xuất của ngành thép hiện nay thiếu đồng bộ, mất cân đối giữa sản xuất phôi với cán thép, giữa cơ cấu mặt hàng và cơ cấu chất lượng sản phẩm
1.2. Tình hình xuất khẩu thép của Việt Nam sang thị trường Đông Dương giai đoạn 2008 – 2012.
So với các nước trong khu vực, Đông Dương là thị trường xuất khẩu thép lớn nhất của Việt Nam. Nếu như năm 2008 đạt 128,5 triệu USD chiếm 36,3% tổng sản lượng thép xuất khẩu của Việt Nam thì năm 2009 đạt 155,9 triệu USD tăng 21,3% so với năm 2008; năm 2010 đạt 221,8 triệu USD tăng 42,3% so với năm 2009; năm 2011 đạt 335,3 triệu USD chiếm 19.8% giá trị thép xuất khẩu của Việt Nam; năm 2012 đạt 495,1 triệu USD tăng gần 4 lần so với 2008.
Biểu đồ 5: Kim ngạch XK thép sang thị trường Đông Dương 2008 – 2012