Ảnh hưởng của tỉ lệ chiết đến khả năng khử gốc tự do DPPH và năng lực khử trong dịch chiết củ tỏi trình bày ở Hình 3.14. và Hình 3.15.
Hình 3.14. Ảnh hưởng của tỉ lệ chiết đến khả năng khử gốc tự do DPPH trong dịch chiết củ tỏi. Các ký tự khác nhau thể hiện sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê
(p< 0,05). a a a a b
Hình 3.15. Ảnh hưởng của tỉ lệ chiết đến tổng năng lực khử trong dịch chiết củ tỏi.Các ký tự khác nhau thể hiện sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê (p< 0,05).
Kết quả nghiên cứu trên đồ thị Hình 3.14. cho thấy tỉ lệ nguyên liệu/dung mơi 1/5 đến 1/10 (g/ml) thì hoạt tính khử gốc tự do DPPH trong dịch chiết củ tỏi tăng nhanh
(p<0,05) tương ứng là 0,021 đến 0,044mM DPPH. Nếu tiếp tục tăng tỉ lệ nguyên
liệu/dung mơi lên 1/15(g/ml) thì hoạt tính khử gốc tự do DPPH trong dịch chiết tỏi tăng nhưng khơng đáng kể 0,047 mM (p>0,05). Kết quả nghiên cứu trên đồ thị Hình 3.15. cho thấy tỉ lệ nguyên liệu/dung mơi 1/5 đến 1/10 (g/ml) thì năng lực khử trong dịch chiết củ tỏi tăng nhanh (p<0,05) tương ứng là 0,13 đến 0,24(mgVTM C/ml). Tiếp tục tăng tỉ lệ nguyên liệu/dung mơi lên 1/15(g/ml) thì năng lực khử trong dịch chiết tỏi tăng nhưng khơng đáng kể 0,26 (mgVTM C/ml) (p>0,05). Điều này cĩ thể được giải thích theo định luật Fick, khi tăng lượng dung mơi lên thì sự chênh lệch nồng độ chất tan càng lớn, sự khuếch tán phân tử chất tan từ vừng nồng độ cao tới vùng nồng độ thấp càng lớn, bề mặt khuếch tán càng lớn lượng chất khuếch tán trong một đơn vị thời gian càng nhiều .
Như vậy khi tăng lượng dung mơi thì các chất chống oxy hĩa cĩ trong củ tỏi bị dung mơi hịa tan tăng lên đáng kể, hàm lượng các chất chống oxy hĩa cĩ trong dịch chiết thu được nhiều hơn do đĩ hoạt tính chống oxy hĩa của dịch chiết cao hơn. Tuy nhiên, khi tiếp tục tăng lượng dung mơi đến một mức nhất định thì hoạt tính chống oxy hĩa của dịch chiết tăng chậm hoặc khơng tăng nữa, vì khi đĩ sự chênh lệch nồng độ chất tan giữa các tỷ lệ chiết khác nhau khơng đáng kể .
a a a
b a
Ảnh hưởng của tỉ lệ chiết đến hàm lượng hợp chất phenol tổng số và flavonoid tổng số trong dịch chiết củ tỏi được trình bày ở Hình 3.16. và Hình 3.17.
Hình 3.16. Ảnh hưởng của tỉ lệ chiết đến hàm lượng hợp chấtphenol tổng số trong dịch chiết củ tỏi. Chữ cái khác nhau trên cột chỉ ra sự khác nhau cĩ ý nghĩa
thống kê (p<0.05).
Hình 3.17. Ảnh hưởng của tỉ lệ chiết đến hàm lượng flavonoid tổng số trong dịch chiết củ tỏi. Chữ cái khác nhau trên cột chỉ ra sự khác nhau cĩ ý nghĩa thống kê
(p < 0,05).
Tỉ lệ nguyên liệu/dung mơi là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu suất chiết các hợp chất polyphenol. Khi tăng tỉ lệ nguyên liệu/dung mơi dẫn đến sự chênh
a a a a
b
a a a
b
lệch nồng độ các chất cần thiết trong nguyên liệu với mơi trường chiết nên hiệu quả chiết giảm.
Ảnh hưởng của tỉ lệ chiết nguyên liệu /dung mơi đến hàm lượng hợp chất phenol và flavonoid trong dịch chiết củ tỏi được thể hiện ở Hình 3.16. và Hình 3.17. Khi tăng tỉ lệ chiết từ 1/5 đến 1/10 thì hợp chất phenol và flavonoid tổng số cĩ hàm lượng cao nhất (p<0,05) tương ứng 11,01 đến 19,05 µg acid garlic/ml và 12,30 đến 24,24 µg quercetin /ml. Và hàm lượng hợp chất phenol và flavonoid tăng nhưng khơng đáng kể
(p<0,05) từ tỉ lệ nguyên liệu/dung mơi từ 1/10 đến 1/25 (g/ml) .
Từ kết quả đánh giá hoạt tính khử gốc tự do DPPH, tổng năng lực khử, hàm lượng hàm lượng hợp chất phenol và flavonoid tổng số của dịch chiết tỏi cho thấy tỷ lệ nguyên liệu/dung mơi 1/10(g/ml) là thích hợp nhất để thu được dịch chiết cĩ hoạt tính chống oxy hĩa cao. Do đĩ, tỷ lệ nguyên liệu/dung mơi 1/10(g/ml) được chọn cho quá trình chiết xuất các chất cĩ hoạt tính chống oxy hĩa từ dịch chiết củ tỏi trong các nghiên cứu tiếp theo.