Tình hình nghiên cứu về Tỏi ở Việt Nam và trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiết xuất chống oxy hóa từ củ tỏi phan rang (allium sativum l) theo cách tiếp cận công nghệ xanh và thử nghiệm khả năng chống oxy hóa lipit trong cơ thịt cá nục xay (Trang 29 - 30)

a.Tình hình nghiên cứu trong nước

Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, khuynh hướng quay về với thiên nhiên, tìm tịi và phát triển những phương thuốc truyền thống ngày càng được chú trọng. Thảo dược thiên nhiên ngày càng đĩng vai trị quan trọng trong phịng, chữa bệnh và nâng cao sức khỏe của nhân dân.Với rất nhiều kinh nghiệm dân gian về các tính chất dược liệu của tỏi, nên khơng cĩ gì ngạc nhiên khi tỏi được tiếp tục nghiên cứu và tăng thêm hiệu quả chữa bệnh của nĩ. Chúng được nâng cao cùng với sự ra đời của ngành khoa học đời sống và tỏi được sử dụng như một chất trong y tế và thực phẩm bổ sung.

Một số cơng trình nghiên cứu về tỏi được trồng ở Việt Nam đã được cơng bố như sau: Đề tài nghiên cứu khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất chiết xuất tinh dầu tỏi Lý Sơn bằng phương pháp chưng cất lơi cuốn hơi nước. Đây là đề tài nghiên cứu khoa học của nhĩm tác giả Võ Thị Việt Dung, Trịnh Thị Trinh, Phạm Thị Thu Chi Trường Đại học Phạm Văn Đồng, Quãng Ngãi, đề tài nghiên cứu khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất chiết xuất tinh dầu tỏi Lý Sơn bằng phương pháp chưng cất lơi cuốn hơi nước. Kết quả thu được điều kiện tốt nhất để chiết xuất tinh dầu tỏi: thời gian ngâm chiết dung mơi: 1 giờ; thể tích dung mơi nước: 300 ml; nồng độ dung dịch NaCl: 2% (w/v); thời gian chưng cất: 1,5 giờ. Mẫu tinh dầu tỏi Lý Sơn sau khi chiết xuất được xác định thành phần hĩa học bằng phương pháp sắc ký khí khối phổ

(GC/MS), thu được: trisulfide (77,29%), disulfide (14,76%), tetrasulfide (6,23%) và monosulfide (1,73%).

Phân lập alliin từ củ tỏi ở quy mơ pilot, của nhĩm tác giả Đào Đức Thiện, Nguyễn Thanh Tâm, Nguyễn Thị Hồng Anh, Trần Đức Quân và Trần Văn Sung, Viện hố học - Viện khoa học và Cơng nghệ Việt Nam, 2004. Kết quả đã phân lập được alliin sạch với hiệu suất 0.12% so với tỏi tươi. Alliin phân lập được là tinh thể màu trắng.

Nghiên cứu thu nhận lectin từ cây tỏi ta (Allium Stativum) và khảo sát khả năng ứng dụng làm thuốc bảo vệ cho rau cải của Đỗ Ngọc Bảo, 2015.

b. Tình hình nghiên cứu nước ngồi

Các nghiên cứu hoạt chất Sulfur và hợp chất phenol cĩ trong tỏi nhằm đáp ứng hoạt động kháng khuẩn, kháng nấm và chống oxy hĩa (Benkeblia và cộng sự, 2005).

Nghiên cứu sự tăng hoặc giảm các hoạt chất chống oxy hĩa từ tỏi do hợp chất phenol chống oxy hĩa bị suy giảm hoặc do phản ứng Maillard chống oxy hĩa tạo ra các sản phẩm trong quá trình xử lý nhiệt (Yilmaz và Toledo, 2005).

Việc tiếp xúc với nhiệt độ cao gĩp phần vào việc tạo ra các sản phẩm cĩ hoạt tính chống oxy hĩa do phản ứng Maillard (Nicoli và cộng sự,1999; Peralta và cộng sự, 2008).

Các đặc tính chống oxy hĩa khác nhau của các chế phẩm tỏi và tỏi (Agarwal, 1996; Banerjee và cộng sự, 2003; Cho và Xu, 2000; Gedik và cộng sự, 2005; Gorinstein và cộng sự, 2006; Nuutila và cộng sự, 1998; Saravanan và Prakash, 2004; Wang và cộng sự, 1996; Yin và Cheng, 1998).

Thành phần hĩa học, hoạt động kháng khuẩn và chống oxy hĩa thiết yếu của tỏi Tunisia (Allium sativum) từ chiết xuất dầu và ethanol (Chekki và cộng sự, 2014). Kết quả nghiên cứu tỏi Tunisia cho thấy độ ẩm, tro và protein đã được xác định là 66%, 1,4% và 5,2% tương ứng. Ngồi ra, Fe (5,90 mg/kg), Cu (1,61 mg/kg), Mg (15 mg/kg) và P (140 mg/kg), các axit béo chính được xác định là axit lauric (49,3%) và axid linoleic (20,4%), diallyl disulfide (49,1%) và diallyl trisulfide (30,38%).

Lee và cộng sự (2016) đã nghiên cứu điều kiện khai thác khác nhau để sản xuất các hợp chất sulfur hữu cơ, đặc biệt là cycloalliin từ tỏi Allium sativum L. Điều kiện chiết xuất là pH 10, sau khi làm nĩng ở 80°C trong 12 h, đã được tìm thấy hàm lượng cycloalliin và hợp chất phenol là cao nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiết xuất chống oxy hóa từ củ tỏi phan rang (allium sativum l) theo cách tiếp cận công nghệ xanh và thử nghiệm khả năng chống oxy hóa lipit trong cơ thịt cá nục xay (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)