Dự báo thị trường dịch vụ Logisitcs trong lĩnh vực kinh doanh Bưu

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại điện tử trong hoạt động logistics tại công ty cổ phần bưu chính viettel (Trang 103 - 105)

4.1.1. Dự báo thị trường dịch vụ Logisitcs trong lĩnh vực kinh doanh Bưu chính tại Việt Nam tại Việt Nam

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP đã kết thúc đàm phán, lĩnh vực Logistics sẽ nằm trong các lĩnh vực chịu ảnh hưởng tích cực từ TPP và được hưởng lợi ngay lập tức. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc mở cửa thị trường hàng hóa, xuất nhập khẩu ngày càng tăng chính là điều kiện tiền đề cho việc mở rộng nhu cầu vận chuyển, cung ứng, kho bãi… khiến các dịch vụ Logistics phát triển mạnh.Các công ty Logistics Việt Nam có thêm nhiều công ăn việc làm hơn, có nhiều lượng hàng để xuất nhập khẩu hơn, nhờ có lượng hàng tăng lên thì giá thành vận tải giảm hơn, đó là điều tốt cho doanh nghiệp chúng tôi, tốt cho cả doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam.

TPP sẽ giúp GDP của Viê ̣t Nam tăng khoảng 1% mỗi năm với tác đô ̣ng trực tiếp kể từ năm 2017 trở đi. Trước đó, World Bank ước tính TPP sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 8-10% cho đến 2030.(Nguồn: Café.vn)

TPP sẽ thúc đẩy dòng v ốn đầu tư trực tiếp vào Viê ̣t Nam tăng khi các nư ớc Bắc Á và ASEAN có thể xem xét chuyển một phần đáng kể chuỗi cung ứng ngành dọc ở một số ngành nhất định để hưởng lợi từ việc giảm thuế và tiếp cận thị trường tốt hơn.

TPP cũng sẽ là cơ hội vàng để các doanh nghiệp Logistics Việt Nam tận dụng cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng trong khu vực, nâng cao chất lượng dịch

hơn, cung cấp dịch vụ kho bãi cũng phải đạt tiêu chuẩn quốc tế thay vì kho bãi kém như hiện nay, việc vận chuyển phải đúng giờ hơn. Tất cả các chuỗi cung ứng của cho khách hàng phải đạt tiêu chuẩn tốt hơn hiện nay.

Hiện nay, chi phí cho hoạt động Logistics tại Việt Nam đang chiếm đến 25% GDP, trong khi tại các nước phát triển tỷ lệ này chỉ từ 10 – 13%. Do vậy, nhiều chuyên gia cho rằng việc tham gia vào TPP sẽ giúp giảm chi phí logistics, góp phần tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa của một quốc gia.

Kết quả từ Khảo sát Logistics 2015 do Vietnam Supply Chain thực hiện với 100 đại điện bộ phận logistics từ các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam cho thấy, phần lớn doanh nghiệp đều có chi phí logistics/doanh thu chiếm từ 5% đến trên 10%. Đây là một trong những ngành tiềm năng nhưng đáng tiếc lại không nằm trong tay các Doanh nghiệp trong nước.

Theo Trung tâm Xúc tiến thương mại và Đầu tư, Bộ Công Thương, hiện nay, tại Việt Nam có hơn 1.200 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics, chủ yếu tập trung tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Trong số đó, khoảng 900 doanh nghiệp là đại lý vận tải (khoảng 70% là doanh nghiệp vừa và nhỏ).Hiện đang có 25 doanh nghiệp logistics đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam nhưng các doanh nghiệp này nắm giữ 70 - 80% thị phần của ngành.

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics của Việt Nam chủ yếu làm đại lý, hoặc đảm nhận từng công đoạn như nhà thầu phụ trong dây chuyển logistics cho các nhà cung cấp dịch vụ logistics nước ngoài.

Thị trường logistics Việt Nam được đánh giá là còn rất nhiều tiềm năng với tốc độ phát triển đạt 16 - 20%/năm. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của ngành logistics còn thấp, chi phí còn cao.

Điểm đặc biệt là thị trường vận tải logistics của Việt Nam còn nhiều phân mảnh, với 92%/700.000 xe tải đăng ký kinh doanh vận tải thuộc về các chủ xe cá thể.Và đại đa số các công ty vận tải vẫn còn quy mô nhỏ với trung bình 10 xe tải. Cách thức tổ chức vận tải vẫn còn thiếu hiệu quả, với hơn 70% lượt xe không có

hàng chở trong chuyến về, và 30% thời gian sử dụng xe bị hao hụt do phân bổ không hợp lý và chờ đợi chất xếp hàng hóa.

Đứng trước nhiều thách thức và cơ hội, các nhà quản lý bưu chính phải xây dựng và thực hiện các chiến lược phát triển bưu chính ngắn hạn và dài hạn. Bưu chính phát triển phải song song với sự phát triển kinh tế của quốc gia cũng như trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

Kinh doanh dịch vụ bưu chính hiện nay sẽ mang lại nhiều ưu thế trong thời gian tới khi nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên, đây là ngành đòi hỏi tính chuyên nghiệp, tính hệ thống rất cao. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn, bất cập khi triển khai thực hiện.

Thị trường cung cấp dịch vụ chuyển phát sẽ cạnh tranh ngày càng gay gắt do đã có nhiều doanh nghiệp cùng tham gia thị trường với năng lực khác nhau. Vì vậy, muốn phát triển trên thị trường này các công ty không còn cạnh tranh về giá nữa mà cần chuyển sang cạnh tranh về chất lượng dịch vụ. Để làm được điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cần đầu tư tăng quy mô kinh doanh, các trang thiết bị, công nghệ hiện đại để phát triển hơn nữa quy trình nghiệp vụ logistics theo kịp đà phát triển của thị trường trong nước cũng như thị trường thế giới.

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại điện tử trong hoạt động logistics tại công ty cổ phần bưu chính viettel (Trang 103 - 105)