Hoạt động vận chuyển

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại điện tử trong hoạt động logistics tại công ty cổ phần bưu chính viettel (Trang 89 - 94)

Hành trình vận chuyển ( tuyến kết nối )

Khi tiến hành các quyết định vận chuyển công ty đã phân tích rất kỹ mạng lưới bưu cục, nhu cầu thị trường, hệ thống giao thông vận tải để thiết kế cấu trúc mạng hợp lý, tăng cường hệ thống vận tải, lựa chọn hành trình vận chuyển tối ưu.

Công ty phân ra thành tuyến cố định và tuyến thuê ngoài. Các tuyến cố định chủ yếu là đi theo hành trình tới các tỉnh ( bưu cục cấp 1 ) và có nhiệm vụ kết nối các Trung tâm khu vực. Tuyến cố định thường xuất phát trong ngày. Các tuyến thuê ngoài phụ thuộc vào hợp đồng vận chuyển giữa công ty và đơn vị vận tải. Các tuyến này chủ yếu khai thác các hành trình xa tuyến trục chính và số lượng hàng hóa không đủ một chuyến vận chuyển.

Nếu vận chuyển trong nước trong vòng 24h thì sẽ lựa chọn tuyến đi theo đường hàng không.

Bảng 3.5: Tỷ trọng sử dụng các phương tiện vận chuyển

Phƣơng tiện vận chuyển Tỷ trọng

Đường bộ 74%

Đường sắt 3%

Hàng không 6%

Kết hợp các phương tiện 17%

TUYẾN KẾT NỐI Khai thác khu vực 1: Tại Hà Nội

 Tuyến đến bưu cục (BC) Điện Biên: đường hàng không và đường bộ

 Tuyến BC đến Việt Trì:

- BC Đông Anh; BC Nội Bài; BC Vĩnh Phúc; BC Việt Trì

Phú Thọ BC Yên Bái

BC Lào Cai →Lai Châu

 Tuyến đến Bắc Giang :

- BC Bắc Ninh → Tiên Sơn ; BC Bắc Giang Tuyến báo Lục Ngạn BC Lạng Sơn

 Tuyến đến Hải Phòng :

- BC Phố Nối → BC Hưng Yên (cấp 2), BC Hải Dương → BC Sao Đỏ (cấp 2) ; BC Hải Phòng Đồ Sơn

BC Thủy Nguyên (cấp 2) BC Quán Toan (cấp 2)

 Tuyến đến Hà Đông :

- BC Hà Đông → Sơn Tây - BC Hòa Bình

 Tuyến đến Quảng Ninh :

- BC Quảng Ninh - Uông Bí

BC Hà Nam, BC Thái Bình → Tiền Hải, BC Nam Định, BC Thanh Hóa → BC Bỉm Sơn (cấp 2), BC Vinh Đô Lương, BC Hà Tĩnh

Anh Sơn

 Tuyến đến Thái Nguyên :

- BC Thái Nguyên ( Sông Công ) Cao Bằng Bắc Cạn

Khai thác khu vực 2 : Đà Nẵng

 Tuyến đến BC Quy Nhơn

 Tuyến đên BC Quảng Ngãi → BC cấp 2 : Dung Quất

 Tuyến đến Quảng Nam

 Tuyến đến BC Quảng Trị

 Tuyến đến BC Huế

 Tuyến đến BC Quảng Bình

 Tuyến đến Hội An (BC cấp 2 Sông Hàn)

 Tuyến đến các tỉnh Tây Nguyên

Khai thác khu vực 3 : Thành phố Hồ Chí Minh

 Tuyến đến Nha Trang gồm :

BC Nha Trang → Suối Dầu

 Tuyến đến Cam Ranh

 Tuyến đến Phú Yên (cấp 2 của bưu cục Nha Trang)

 Tuyến đến Bình Thuận

 Tuyến đến thành phố Vũng Tàu gồm :

Bc Nhơn Trạch ; BC Tân Thành ; Bc Bà Rịa ; BC Vũng Tàu.

 Tuyến đến Đồng Nai (chuyến sáng)

 Tuyến đến Thống Nhất (chuyến sáng)

BC Biên Hòa ; BC Thống Nhất ; tuyến Long Khánh ( thuộc BC Đồng Nai )

 Tuyến đến Đồng Nai ( chuyến trưa )

BC Đồng Nai ; BC Biên Hòa ; BC Thống Nhất

 Tuyến đến Bình Dương gồm :

BC Bình Dương Tân Uyên Mỹ Phước

 Tuyến đến thành phố Cần Thơ gồm :

BC Long An ; BC Tiền Giang ; Cai Lậy ; BC Đồng Tháp ; BC Vĩnh Long

 Tuyến đến BC Gia Lai → An Khê

 Tuyến đến BC Đắc Lắc

 Tuyến đến BC Đak Nông → Đak Tô

 Tuyến đến BC Kon Tum

 Tuyến đến Tây Ninh ( tuyến của BC Củ Chi )

 Tuyến đến BC Đà Lạt gồm:

BC Bảo Lộc ( cấp 2 của Đà Lạt ); Đức Trọng; BC Đà Lạt.

Khai thác khu vực 4: Cần Thơ

BC An Giang Châu Đốc Thốt Nốt

 Bc Kiên Giang

 Bc Bạc Liêu

 BC Cà Mau

 BC Cần Thơ → Hậu Giang

 BC Trà Nóc

Lựa chọn phương tiện vận chuyển

Quyết định phương tiện vận chuyển nhằm tạo ra cơ cấu phương tiện đảm bảo cung cấp dịch vụ khách hàng một cách tốt nhất với chi phí thấp nhất. Công ty lựa chọn phương tiện vận tải dựa vào định hướng dịch vụ, có nghĩa là lấy tiêu chuẩn dịch vụ đưa ra cho khác hàng để chọn các phương án, phương tiện vận tải từ đó đưa ra chi phí, ước lượng doanh thu lợi nhuận và tính toán khả năng cạnh tranh để đưa ra phương án lựa chọn phương tiện vận tải tối ưu.

Đối với kinh doanh bưu chính thì yếu tố thời gian trong chất lượng dịch vụ là quan trọng nhất. Do đó yếu tố thời gian ảnh hưởng trực tiếp đến đặc trưng dịch vụ và chi phí dịch vụ. Nó chính là yếu tố quyết định phương tiện vận tải.

Công ty tổ chức phương thức vận chuyển liên vận, tổ chức phối hợp nhiều loại phương tiện của các đơn vị vận tải khác nhau để vận chuyển hàng hóa theo đơn đặt hàng của khách hàng và tiêu chí phục vụ của dịch vụ. Việc kết hợp nhiều loại phương tiện vận chuyển nhằm tận dụng ưu thế kinh tế vốn có của mỗi loại để cung ứng dịch vụ vận tải thống nhất với tổng chi phí thấp nhất.

Vận chuyển nội địa chủ yếu là bằng đường bộ và đường sắt. Việc chuyển phát nhanh trong và ngoài nước với gói cước dưới 12h thì phương tiện được lựa chọn là máy bay.

Bảo quản hàng hóa trong quá trình vận chuyển

Để bảo quản hàng hóa trong quá trình vận chuyển, công ty rất chú trọng đến việc kiểm soát quá trình vận chuyển hàng hóa của các loại phương tiện. Đội xe Bắc

Theo mỗi xe hàng đều có nhân viên hộ tống. Họ có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát nội dung quy cách đóng gói và giao nhận hàng hóa theo đúng quy trình quy định của pháp luật, của ngành và của công ty. Các nhân viên hộ tống còn thực hiện nhiệm vụ giao nhận hàng hóa của công ty đến các bưu cục trong toàn hệ thống mạng lưới và theo lịch trình xe, đảm bảo thời gian toàn trình trong vận chuyển kết nối đường trục. Sau mỗi hành trình, nhân viên hộ tống phải thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của trung tâm đường trục. Thông thường có hai nhân viên hộ tống trên một xe.

Bên cạnh đó, công ty cũng rất chú trọng tới việc bao gói hàng hóa, cách thức sắp xếp và các công cụ hỗ trợ bảo quản hàng hóa trog quá trình vận chuyển. Đầu tư trang thiết bị và phương tiện vận chuyển chuyên dụng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, đồng thời bảo đảm hàng hóa được sắp xếp, vận chuyển, bảo quản đúng quy cách tùy theo từng loại.

Đối với các phương tiện thuê ngoài, việc bảo quản hàng hóa đã được cam kết trong dịch vụ thuê phương tiện giữa công ty và đơn vị vận tải. Tùy theo hành trình chuyển phát, loại hình hàng hóa mà công ty có những quy định riêng đối với đơn vị vận tải thuê ngoài.

Một phần của tài liệu Phát triển thương mại điện tử trong hoạt động logistics tại công ty cổ phần bưu chính viettel (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)