Mối quan hệ giữa điểm hòa vốn và giá bán

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty trách nhiệm hữu hạn kinh doanh chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu quốc việt (Trang 90)

Trong nền kinh tế thị trƣờng nhiều thành phần, sự cạnh tranh giữa các công ty vô cùng mạnh mẽ, để có đƣợc giá bán hợp lý và có thể cạnh tranh đƣợc với các đơn vị cùng ngành là một vấn đề khó khăn đặt ra cho các nhà quản trị của công ty. Không chỉ xác định đƣợc giá bán mà công ty còn phải xác định đƣợc sản lƣợng tiêu thụ tại điểm hòa vốn nhƣ thế nào. Ta sẽ phân tích để thấy rõ đƣợc mối quan hệ giữa điểm hòa vốn và giá bán trong trƣờng hợp giá bán của mặt hàng tôm sú sẽ từ 330.000 – 350.000 nghìn đồng/tấn, ta chọn mặt hàng này vì đây là mặt hàng đóng góp vào tổng doanh thu của công ty là cao nhất. Hiện nay, giá bán trung bình mặt hàng tôm sú của công ty là 340.736,81 nghìn đồng/tấn và công ty tiêu thụ đƣợc 2.583,28 tấn, sản lƣợng hòa vốn là 2.215,43 tấn. Lúc giá bán tăng (giảm) ta xem công ty cần phải tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm tôm sú để đạt đƣợc hòa vốn.

Bảng 4.46: Mối quan hệ giữa giá bán và điểm hòa vốn

Đơn vị tính: 1.000 đồng Giá bán Sản lƣợng Doanh thu Chi phí khả biến Chi phí bất biến

Số tổng Đơn vị Số tổng Đơn vị 334.000,00 8.802,27 2.939.959.717,52 2.920.015.083,61 331.734,15 19.944.633,91 2.265,85 337.000,00 3.787,54 1.276.402.029,62 1.256.457.395,71 331.734,15 19.944.633,91 5.265,85 340.736,81 2.215,42 754.873.663,46 734.929.029,55 331.734,15 19.944.633,91 9.002,66 343.000,00 1.770,36 607.234.201,69 587.289.567,78 331.734,15 19.944.633,91 11.265,85 346.000,00 1.398,07 483.731.662,18 463.787.028,27 331.734,15 19.944.633,91 14.265,85

Nguồn: Tính toán của tác giả

Dựa vào kết quả trên, ta thấy khi sản lƣợng tiêu thụ của công ty tăng từ 1.398,07 – 8.802,27 tấn thì giá bán của mặt hàng tôm sú có xu hƣớng giảm từ

346.000 – 334.000 nghìn đồng/tấn nhƣng vẫn đảm bảo là công ty sẽ hòa vốn. Giá bán giảm làm cho sản lƣợng tiêu thụ và doanh thu tăng trên lý thuyết và toán trên nhƣng thực tế thì ít xảy ra, bởi vì khi giảm giá bán nếu xảy ra trƣờng hợp sản lƣợng tiêu thụ tăng ít hoặc không tăng thì doanh thu công ty không tăng, dẫn đến lợi nhuận giảm. Tuy nhiên, công ty nên sản xuất và tiêu thụ hết năng lực của công ty, chính điều này làm cho chi phí bất biến phân bổ cho đơn vị thấp và lợi nhuận của mặt hàng tôm sú tăng lên.

CHƢƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH KINH DOANH CHẾ BIẾN THỦY SẢN VÀ

XUẤT NHẬP KHẨU QUỐC VIỆT

5.1 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KINH

DOANH

Công ty TNHH kinh doanh chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu Quốc Việt là một doanh nghiệp chuyên thu mua, chế biến thủy sản xuất khẩu hơn hai mƣơi năm qua, công ty luôn có những bƣớc tiến vƣợt bậc, vững chắc, uy tín trên thị trƣờng xuất khẩu. Có đƣợc những thành quả này là do Ban giám đốc và các anh, chị em cán bộ, nhân viên, công nhân đã nổ lực hết mình trong công tác quản lý và sản xuất. Năm 2013 đƣợc xem là bƣớc ngoặt mới của công ty khi vừa đƣa vào hoạt động nhà máy chế biến mới với công suất 10.000 tấn/năm và đang thực hiện kế hoạch xây dựng nhà máy bao bì của công ty.

Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Quốc Việt 6 tháng đầu năm 2013 có những chuyển biến tích cực tuy doanh thu các mặt hàng giảm sút so với cùng kỳ năm 2012 nhƣng lợi nhuận của công ty đã tăng thêm hơn một tỷ đồng tƣơng đƣơng 28,27%. Qua việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận các mặt hàng công ty đã sản xuất và tiêu thụ trên thị trƣờng ta thấy công ty còn tồn tại một số hạn chế sau đây:

 Doanh thu của công ty rất cao nhƣng do chi phí bỏ ra rất lớn nên lợi nhuận của công ty không đƣợc nhƣ mong muốn của Ban giám đốc.

 Kết cấu hàng bán của công ty có sự chênh lệch khá lớn giữa các mặt hàng công ty đã chế biến và sản xuất là tôm sú, tôm thẻ và tôm sắt; mặt hàng có tỷ lệ cao nhất là tôm sú chiếm 70,63% lƣợng hàng tiêu thụ đƣợc công ty, thấp nhất là tôm sắt chỉ chiếm 0,13%.

 Kết cấu chi phí của công ty còn chƣa hợp lý, chi phí bất biến chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng chi phí phát sinh của công ty, trung bình cả ba mặt hàng chi phí bất biến chiếm 2,28% tổng chi phí.

 Công ty chƣa khai thác lợi ích của mặt hàng có tỷ lệ số dƣ đảm phí cao nhất để làm tăng lợi nhuận của công ty là mặt hàng tôm sắt, trong khi đó mặt hàng tôm sú có tỷ lệ số dƣ đảm phí thấp nhất nhƣng lại có sản lƣợng tiêu thụ cao nhất trong ba mặt hàng mà công ty sản xuất.

Sau một thời gian ngắn thực tập tại công ty và qua kết quả phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận tại công ty Quốc Việt, tôi đƣa ra một số giải pháp cá nhân sau:

 Giải pháp về doanh thu  Giải pháp về chi phí

 Giải pháp về thị trƣờng tiêu thụ  Giải pháp về con ngƣời

Cụ thể từng giải pháp nhƣ sau:

5.1.1Giải pháp về doanh thu

Từ công thức số dƣ an toàn ta có hai cách để gia tăng doanh thu của công ty là tăng doanh thu thực hiện (kế hoạch) hoặc là giảm doanh thu hòa vốn:

Để tăng doanh thu thực hiện ta có thể tăng sản lƣợng tiêu thụ hoặc tăng giá bán. Với tình hình cạnh tranh trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản hiện nay, giải pháp tăng giá bán khó đem lại thành công cho công ty nếu muốn tăng doanh thu, bởi vì tăng giá bán nếu giá công ty cao hơn các công ty khác thì là cơ hội cho các công ty đó tăng sản lƣợng tiêu thụ thậm chí lấy đi những khách hàng lớn của công ty. Vì vậy, tăng sản lƣợng tiêu thụ là giải pháp tốt nhất, ta có thể dùng nhiều cách để quảng cáo sản phẩm công ty nhƣ thông qua các hoạt động quảng cáo, đa dạng hình thức kinh doanh thông qua internet, các kỳ triển lãm, hội chợ thƣơng mại, hệ thống siêu thị trong cả nƣớc,…

Giảm doanh thu hòa vốn bằng cách giảm chi phí bất biến hoặc tăng tỷ lệ số dƣ đảm phí. Để giảm đƣợc chi phí bất biến của công ty là vấn đề khó khăn vì khi cắt giảm máy móc, thiết bị sẽ ảnh hƣởng đến dây chuyền sản xuất cũng nhƣ hoạt động kinh doanh của công ty, nhƣng hiện nay công ty nên thực hiện tiết kiệm điện sản xuất. Phƣơng án thứ hai để giảm doanh thu hòa vốn là tăng tỷ lệ số dƣ đảm phí, tức là tăng số dƣ đảm phí các mặt hàng lên, đồng nghĩa với việc giảm các khoản chi phí khả biến. Giảm chi phí khả biến có thể thực hiện đƣợc vì chỉ làm ảnh hƣởng đến công ty trong ngắn hạn, công ty có thể thực hiện phƣơng án này bằng cách kiểm soát chặt chẽ hơn quá trình sản xuất để làm giảm chi phí hao hụt, thiệt hại nguyên liệu tôm không đáng có trong quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, công ty nên xây dựng và quản lý các định mức chế biến tôm các loại: tôm sú nguyên con, tôm đông nguyên con, tôm thịt đông Block, tôm đông PD – IQF,…thật cụ thể, vì qua khảo sát thực tế tôi thấy giá trị tôm nguyên liệu chiếm tỷ trọng đến 73,23% trong thành phẩm làm ra. Nếu nhƣ công ty thực hiện tốt hai phƣơng án này sẽ làm giảm chi phí nguyên vật liệu và sẽ tăng đƣợc tỷ lệ số dƣ đảm phí, doanh thu tăng và lợi nhuận công ty cũng tăng.

5.1.2Giải pháp về chi phí

Chi phí là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, nó ảnh hƣởng đến giá bán thành phẩm của công ty, lợi nhuận của công ty. Làm sao để quản lý và kiểm soát đƣợc chi phí

phát sinh là vấn đề cần giải quyết của các nhà quản trị công ty. Tôi đề nghị một số giải pháp có thể giúp làm giảm và tiết kiệm chi phí cho công ty:

 Chi phí nguyên vật liệu: công ty nên tăng cƣờng huy động nguồn nguyên liệu đầu vào từ các đại lý tôm, các doanh nghiệp kinh doanh tôm hoặc nếu cần công ty nên tổ chức các trạm thu mua tôm tại vùng nuôi tôm để thu hút nguồn hàng; công ty nên tăng cƣờng và mở rộng quy mô trang trại nuôi tôm của công ty để tiết kiệm chi phí nguyên liệu. Đồng thời, công ty nên chọn mua tôm chất lƣợng tốt, không lẫn hoặc bơm tạp chất vì vấn đề hiện nay là tiêu chuẩn chất lƣợng và vệ sinh an toàn thực phẩm rất quan trọng đối với khách hàng. Ngoài ra, nếu công ty mua đƣợc nguyên liệu tốt và đạt chuẩn sẽ làm giảm đƣợc chi phí xử lý nguồn nguyên liệu đầu vào và chi phí nguyên vật liệu giảm. Không những phải kiểm soát ở khâu mua nguyên liệu, công ty còn phải quản lý và kiểm soát ở khâu bảo quản và sản xuất sản phẩm.

 Chi phí nhân công: Hiện nay, các công ty sản xuất xuất khẩu thủy sản trong và ngoài tỉnh Cà Mau rất nhiều, cán bộ quản lý phân xƣởng và công nhân chuyên về thủy sản có tay nghề, có kinh nghiệm còn hạn chế. Để có lực lƣợng quản lý giỏi, công nhân lành nghề chế biến thủy sản thì ít nhất cũng làm trong đơn vị thủy sản là 5 năm trở lên; do đó công ty cần có chính sách đãi ngộ hợp lý về tiền lƣơng, thƣởng, phúc lợi khác nhƣ: nhà ở tập thể cho công nhân viên, khu giải trí cho con, em công nhân, khám chữa bệnh nghề nghiệp,… Sắp xếp bố trí nhân sự phù hợp với khả năng, trình độ của mỗi ngƣời, gắn bó các phòng, ban với bộ phận sản xuất nhằm tạo mối quan hệ chặt chẽ, đoàn kết và liên kết với nhau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Chi phí sản xuất chung: đây là loại chi phí khó có thể cắt giảm nhất trong các loại chi phí phát sinh, công ty chỉ có thể tận dụng tối đa lợi ích mà nó mang lại. Đó là công ty cần phát huy tối đa công suất máy móc, thiết bị, định kỳ nên bão dƣỡng, đại tu máy móc – thiết bị vì nếu xảy ra sự cố thì sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình sản xuất, lƣợng tôm nguyên liệu chế biến không kịp thời xử lý sẽ bị mất phẩm chất gây thiệt hại cho công ty. Bên cạnh đó, nhà xƣởng phải đƣợc thiết kế, xây dựng đúng theo quy định để đảm bảo thực thi những quy trình sản xuất đồng bộ, không bị chồng chéo giữa các khâu sản xuất, phải đúng theo tiêu chuẩn HACCP. Ngoài ra, công ty có thể tạo thói quen tiết kiệm điện cho công nhân phân xƣởng để giảm chi phí điện sản xuất góp phần giảm chi phí sản xuất chung. Lợi ích của việc tiết kiệm chi phí sản xuất chung là giúp công ty hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh cho công ty.

 Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: Là một đơn vị sản xuất xuất khẩu thủy sản, có những khoản chi phí công ty bỏ ra rất lớn nhƣ: chi phí

quảng cáo, chi phí vận chuyển (xe đông lạnh), cƣớc vận chuyển tàu biển, phí lƣu kho, các khoản phí để phục vụ công tác quản lý doanh nghiệp. Công ty có thể tiết kiệm những khoản chi phí này nhƣ sau: đầu tƣ thêm xe đông lạnh, cố gắng xử lý tôm nguyên liệu khi vừa vận chuyển về công ty từ nơi thu mua,…

Bên cạnh đó, công ty nên chú trọng công tác marketing, công tác phân tích thống kê thị trƣờng, phân tích các mặt hàng tiêu thụ theo thị trƣờng, thiết lập phƣơng án kinh doanh theo từng tháng, từng quý. Bộ phận kinh doanh nên gắn kết với bộ phận sản xuất để giao hàng đúng hẹn, góp phần làm giảm chi phí phát sinh không đáng có do giao hàng chậm trễ.

5.1.3Giải pháp về thị trƣờng tiêu thụ

Tăng cƣờng mở rộng thị trƣờng tiêu thụ: hiện nay các nƣớc Đông Âu, Nga, châu Mỹ,…đang có xu hƣớng tiêu thụ thủy sản nhập khẩu rất mạnh, công ty nên tổ chức nghiên cứu xâm nhập vào những thị trƣờng này. Mặt khác, công ty cũng nên giữ vững khách hàng truyền thống và tìm kiếm những khách hàng tiềm năng, mới thông qua các khách hàng truyền thống của công ty bằng cách: ổn định chất lƣợng hàng, giao hàng đúng kỳ hạn, giữ uy tín trong kinh doanh.

Khẳng định uy tín thƣơng hiệu công ty thông qua việc sản xuất tôm sạch, đảm bảo chất lƣợng, quản lý chặt chẽ các quy trình chế biến tôm, không để tôm dƣ lƣợng kháng sinh hoặc mang dịch bệnh,…nhằm giữ vững và phát triển thị trƣờng.

Công ty nên tăng cƣờng quan hệ với các siêu thị, cửa hàng kinh doanh thực phẩm trong nƣớc, doanh nghiệp kinh doanh hàng thủy sản,…để mở rộng mạng lƣới tiêu thụ và tăng doanh thu.

Đa dạng hình thức kinh doanh và thanh toán để phù hợp với nƣớc nhập khẩu.

5.1.4Giải pháp về con ngƣời

Có những hình thức thi đua khen thƣởng giữa các tổ với nhau để nâng cao tinh thần làm việc của mọi ngƣời.

Các nhà quản trị nên quan tâm, chú ý đến đời sống của nhân viên, công nhân của công ty để họ làm việc bằng tất cả tâm huyết của mình, góp phần nâng cao năng suất của công ty.

Ngoài ra, công ty nên có chính sách đãi ngộ những ngƣời làm việc tại công ty lâu năm, Ban giám đốc tổ chức các buổi thăm hỏi, động viên tinh thần làm việc của cán bộ, công nhân viên. Khen thƣởng, tuyên dƣơng những nhân viên có những sáng kiến đóng góp vào sự phát triển chung của công ty.

5.2 GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN PHƢƠNG ÁN KINH DOANH SAU KHI LỰA CHỌN TỪ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH

Khi ứng dụng mô hình phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận vào lựa chọn phƣơng án kinh doanh, tác giả đã lựa chọn phƣơng án 5: Chi phí khả biến, chi phí bất biến, sản lƣợng tiêu thụ và giá bán thay đổi. Một số phƣơng pháp để nâng cao hiệu quả của phƣơng án kinh doanh này trên thực tế nhƣ sau:

Về giá bán: việc tăng, giảm giá bán là vấn đề hết sức quan trọng đối với việc kinh doanh của một công ty, nó ảnh hƣởng trực tiếp đến sản lƣợng tiêu thụ và doanh thu và xa hơn là kết quả kinh doanh của công ty. Vì vậy công ty cần có chiến lƣợc định giá bán linh hoạt cho cả thị trƣờng nội địa và thị trƣờng xuất khẩu. Để có đƣợc giá bán thấp trƣớc hết công ty phải hạ giá thành sản phẩm của công ty:

Công ty cần nghiên cứu và phát huy hơn nữa vấn đề đầu tƣ máy móc, thiết bị sản xuất theo hƣớng đi tắt, đón đầu để thay thế các máy móc, thiết bị cũ, lao động thủ công và một số công đoạn sản xuất quan trọng nhầm tăng năng suất lao động, rút ngắn thời gian làm đông sản phẩm, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm. Từ đây, công ty sẽ hạ đƣợc giá thành sản phẩm.

Nâng cấp hoặc xây dựng thêm kho lạnh mới, vừa đảm bảo chất lƣợng sản phẩm trong quá trình lƣu trữ vừa giảm chi phí lƣu kho, làm cho giá thành sản phẩm giảm.

Ngoài ra giá bán còn bị ảnh hƣởng bởi giá nguyên liệu và chất lƣợng nguyên liệu. Vì thế, công ty nên ký hợp đồng bao giá nguyên liệu với các tổ chức nuôi tôm công nghiệp, bên cạnh đó tuyên truyền ý thức an toàn vệ sinh thực phẩm thông qua việc tuyên truyền, phân tích tác hại của các tạp chất trong tôm nguyên liệu.

Công ty nên phát triển hơn nữa thế mạnh của mình trong lĩnh vực xuất khẩu tôm sú và tôm thẻ thông qua việc tập trung quảng cáo các mặt hàng này.

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

Để có thể tồn tại, phát triển trong nền kinh tế thị trƣờng đầy tính cạnh tranh nhƣ nền kinh tế Việt Nam thì nhà quản trị doanh nghiệp phải tìm mọi cách để tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa chi phí. Để thực hiện công việc

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty trách nhiệm hữu hạn kinh doanh chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu quốc việt (Trang 90)