Giải pháp về chi phí

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty trách nhiệm hữu hạn kinh doanh chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu quốc việt (Trang 93 - 95)

Chi phí là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, nó ảnh hƣởng đến giá bán thành phẩm của công ty, lợi nhuận của công ty. Làm sao để quản lý và kiểm soát đƣợc chi phí

phát sinh là vấn đề cần giải quyết của các nhà quản trị công ty. Tôi đề nghị một số giải pháp có thể giúp làm giảm và tiết kiệm chi phí cho công ty:

 Chi phí nguyên vật liệu: công ty nên tăng cƣờng huy động nguồn nguyên liệu đầu vào từ các đại lý tôm, các doanh nghiệp kinh doanh tôm hoặc nếu cần công ty nên tổ chức các trạm thu mua tôm tại vùng nuôi tôm để thu hút nguồn hàng; công ty nên tăng cƣờng và mở rộng quy mô trang trại nuôi tôm của công ty để tiết kiệm chi phí nguyên liệu. Đồng thời, công ty nên chọn mua tôm chất lƣợng tốt, không lẫn hoặc bơm tạp chất vì vấn đề hiện nay là tiêu chuẩn chất lƣợng và vệ sinh an toàn thực phẩm rất quan trọng đối với khách hàng. Ngoài ra, nếu công ty mua đƣợc nguyên liệu tốt và đạt chuẩn sẽ làm giảm đƣợc chi phí xử lý nguồn nguyên liệu đầu vào và chi phí nguyên vật liệu giảm. Không những phải kiểm soát ở khâu mua nguyên liệu, công ty còn phải quản lý và kiểm soát ở khâu bảo quản và sản xuất sản phẩm.

 Chi phí nhân công: Hiện nay, các công ty sản xuất xuất khẩu thủy sản trong và ngoài tỉnh Cà Mau rất nhiều, cán bộ quản lý phân xƣởng và công nhân chuyên về thủy sản có tay nghề, có kinh nghiệm còn hạn chế. Để có lực lƣợng quản lý giỏi, công nhân lành nghề chế biến thủy sản thì ít nhất cũng làm trong đơn vị thủy sản là 5 năm trở lên; do đó công ty cần có chính sách đãi ngộ hợp lý về tiền lƣơng, thƣởng, phúc lợi khác nhƣ: nhà ở tập thể cho công nhân viên, khu giải trí cho con, em công nhân, khám chữa bệnh nghề nghiệp,… Sắp xếp bố trí nhân sự phù hợp với khả năng, trình độ của mỗi ngƣời, gắn bó các phòng, ban với bộ phận sản xuất nhằm tạo mối quan hệ chặt chẽ, đoàn kết và liên kết với nhau.

 Chi phí sản xuất chung: đây là loại chi phí khó có thể cắt giảm nhất trong các loại chi phí phát sinh, công ty chỉ có thể tận dụng tối đa lợi ích mà nó mang lại. Đó là công ty cần phát huy tối đa công suất máy móc, thiết bị, định kỳ nên bão dƣỡng, đại tu máy móc – thiết bị vì nếu xảy ra sự cố thì sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình sản xuất, lƣợng tôm nguyên liệu chế biến không kịp thời xử lý sẽ bị mất phẩm chất gây thiệt hại cho công ty. Bên cạnh đó, nhà xƣởng phải đƣợc thiết kế, xây dựng đúng theo quy định để đảm bảo thực thi những quy trình sản xuất đồng bộ, không bị chồng chéo giữa các khâu sản xuất, phải đúng theo tiêu chuẩn HACCP. Ngoài ra, công ty có thể tạo thói quen tiết kiệm điện cho công nhân phân xƣởng để giảm chi phí điện sản xuất góp phần giảm chi phí sản xuất chung. Lợi ích của việc tiết kiệm chi phí sản xuất chung là giúp công ty hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh cho công ty.

 Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: Là một đơn vị sản xuất xuất khẩu thủy sản, có những khoản chi phí công ty bỏ ra rất lớn nhƣ: chi phí

quảng cáo, chi phí vận chuyển (xe đông lạnh), cƣớc vận chuyển tàu biển, phí lƣu kho, các khoản phí để phục vụ công tác quản lý doanh nghiệp. Công ty có thể tiết kiệm những khoản chi phí này nhƣ sau: đầu tƣ thêm xe đông lạnh, cố gắng xử lý tôm nguyên liệu khi vừa vận chuyển về công ty từ nơi thu mua,…

Bên cạnh đó, công ty nên chú trọng công tác marketing, công tác phân tích thống kê thị trƣờng, phân tích các mặt hàng tiêu thụ theo thị trƣờng, thiết lập phƣơng án kinh doanh theo từng tháng, từng quý. Bộ phận kinh doanh nên gắn kết với bộ phận sản xuất để giao hàng đúng hẹn, góp phần làm giảm chi phí phát sinh không đáng có do giao hàng chậm trễ.

Một phần của tài liệu phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty trách nhiệm hữu hạn kinh doanh chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu quốc việt (Trang 93 - 95)