Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2011-2013

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty cổ phần thẩm định giám định cửu long (Trang 80 - 82)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh

4.2.1Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2011-2013

2,46 3,11 2,54 3,86 3,57 0 1 2 3 4 5 6/2011 12/2011 6/2012 12/2012 6/2013 Hệ số khái quát công nợ

Bảng 4.10 : Tình hình khả năng thanh toán trong ngắn hạn năm 2011-2013

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Chỉ Tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

6/2011 12/2011 6/2012 12/2012 6/2013 TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 1.157.888 1.648.748 2.018.183 2.310.598 2.040.733 Vốn bằng tiền 333.952 359.381 1.211.082 1.030.758 1.235.440 Nợ phải trả ngắn hạn 334.540 414.387 317.771 331.547 225.676 Hệ số thanh khoản hiện hành (lần) 3,46 3,98 6,35 6,97 9,04 Hệ số thanh khoản tức thời (lần) 1,00 0,87 3,81 3,11 5,47

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán công ty CVIC, năm 2011-2013)

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán công ty CVIC, năm 2011-2013)

Hình 4.15 Tình hình khả năng thanh toán trong ngắn hạn năm 2011-2013

Qua bảng 4.12 và hình 4.15 ta thấy trong ngắn hạn công ty luôn đảm bảo được khả năng thanh toán nhanh và tức thời trong đó:

- Khả năng thanh toán hiện hành: Ta thấy qua các năm khả năng thanh toán của công ty đều tăng trong đó: Năm 2011 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn phải trả thì công ty có sẵn 3,98 đồng tài sản lưu động có khả năng thanh toán nhanh, năm 2012 khoản này là 6,97 đồng, tăng hơn năm 2011 là 2,99 đồng. Nhìn vào hình ta dễ thấy khoản tăng nhanh bắt đầu vào 6 tháng đầu năm 2012 cứ 1 đồng nợ ngắn hạn phải trả thì công ty có đến 6,35 đồng TSLĐ để thanh toán nhanh, tăng hơn 6 tháng đầu năm 2011 là 2,89 đồng. 6 tháng đầu năm 2013 khoản này tiếp tục tăng là 9,04 đồng. Khoản tăng này là dấu hiệu đáng mừng vì đây là khoản tăng bền vững nhìn vào bảng 4.12 ta thấy vốn bằng tiền tăng mạnh

3,46 3,98 6,35 6,97 9,04 1,00 0,87 3,81 3,11 5,47 0 2 4 6 8 10 6/2011 12/2011 6/2012 12/2012 6/2013 Hệ số thanh khoản hiện hành Hệ số thanh khoản tức thời

chiếm hơn 50% trong tổng TSLĐ, tiền mặt tăng là do thu được các khoản phải thu từ khách hàng không phải từ khoản vay mà có. Tuy khả năng thanh toán rất cao nhưng cũng cần chú trọng đến khoản phải thu khách hàng khoản chiếm tỷ trọng cao trong TSLĐ tại công ty vì hiện tại khả năng chuyển đổi thành tiền từ khoản này chưa cao lắm như đã phân tích ở phần trên.

- Khả năng thanh khoản tức thời: Vốn bằng tiền công ty nắm giữ luôn tăng dần: Năm 2012 tăng hơn so với năm 2011 là 671.377.000 đồng (tăng 186,81%). 6 tháng đầu năm 2011 khoản tiền mặt công ty chỉ vừa đủ thanh toán tức thời khoản nợ ngắn hạn phải trả, vì mới thành lập nên công ty có rất nhiều khoản phải chi và mua sắm, đến cuối năm 2011 cứ 1 đồng nợ phải trả ngắn hạn công ty chỉ còn 0,87 đồng lượng tiền mặt đáp ứng nhu cầu thanh toán tức thời. Đây là thời điểm khó khăn nhất của công ty không đủ tiền để thanh toán nợ mà chủ yếu là nợ lương vì công ty luôn ưu tiên thanh toán nợ bên ngoài nên thời điểm này nợ đối tác không nhiều. Đến 6 tháng đầu năm 2012 tình hình rất khả quan khi lượng tiền mặt tại công ty tăng nhanh do công tác thu nợ khách hàng đạt hiệu quả chứ không phải tăng từ việc đi vay nợ, lúc này công ty có đến 3,81 lần khả năng thanh toán nợ ngắn hạn phải trả vào bất kỳ thời điểm nào, cuối năm 2012 giảm còn 3,11 lần nhưng đến 6 tháng đầu năm 2013 khả năng thanh toán lên đến 5,47 lần. Điều này nếu so sánh với tiêu chuẩn đưa ra là tỷ lệ này tối thiểu phải bằng 0,5 thì tuy năm 2011 lượng tiền mặt còn lại công ty không nhiều nhưng công ty đều có sẵn tiền để thanh toán. Riêng năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 thì khả năng thanh toán nợ rất cao vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty cổ phần thẩm định giám định cửu long (Trang 80 - 82)