Phân tích tình hình công nợ phải thu

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty cổ phần thẩm định giám định cửu long (Trang 59 - 71)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh

4.1.1Phân tích tình hình công nợ phải thu

4.1.1.1 Phân tích khái quát tình hình công nợ phải thu

Tình hình công nợ phải thu năm 2012 so với năm 2011

Bảng 4.1: Tình hình công nợ phải thu năm 2011-2012

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Chỉ Tiêu Năm 2011 Năm 2012

So sánh năm 2012-2011 Mức độ Tỷ lê (%) 1. Phải thu khách hàng 1.162.434 1.068.901 (93.533) (8,05)

2. Trả trước cho người bán 0 0 0 0

3. Thuế GTGT được khấu trừ 36.953 45.129 8.176 22,13

4. Phải thu khác 35.480 48.610 13.130 37,01

5. Tạm ứng 6.500 19.200 12.700 195,38

6. Thế chấp, ký quỹ, ký cược 48.000 98.000 50.000 104,17

7. Dự phòng phải thu khó đòi 0 0 0 0

Tổng 1.289.367 1.279.840 (9.527) (0,74)

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán công ty CVIC, năm 2011-2012)

Hình 4.1 Tình hình công nợ phải thu năm 2011-2012

Qua số liệu cho ta thấy tổng các khoản phải thu giảm dần trong đó năm 2012 giảm hơn so với năm 2011 là 9.527.000 đồng (giảm 0,74%) trong đó:

- Khoản phải thu khách hàng, năm 2011 là 1.162.434.000 đồng, năm 2012 là 1.068.901.000 đồng, giảm hơn so với năm 2011 là 93.533.000 đồng (giảm 8,05%), tuy lượng giảm không lớn lắm nhưng không thể không quan tâm vì đây là một trong những khoản phải thu quan trọng mà bất kỳ một nhà quản trị nào cũng quan tâm, là khoản thu chiếm tỷ trọng lớn, có giá trị lớn trong tất cả các khoản phải thu của công ty (năm 2011 chiếm 90,2%, năm 2012 chiếm 83,5%, trên tổng khoản phải thu), nó nói lên được phần quan trọng trong kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như công tác thu hồi công nợ của công ty. Với kết quả đạt được như vậy là do đầu năm 2012 công ty đã tuyển dụng bộ phận kế toán làm việc toàn thời gian tại công ty, được biết do năm 2011 công ty mới thành lập nên thuê kế toán ngoài thực hiện công tác kế toán, Ban giám đốc nhận thấy không đạt được kết quả như mong đợi, bên cạnh đó đặc trưng của ngành là thẩm định – giám định nên khách hàng thường xuyên là các công ty bảo hiểm, chi cục thi hành án, các công ty bị phá sản...thời gian thanh toán kéo dài, nên việc thu hồi cần có một đội ngũ kế toán chuyên nghiệp cập nhật lên tục, tránh tình trạng nợ chuyển quá hạn, nợ khó đòi,.. Cùng làm việc với đội ngũ kế toán là các thẩm định và giám định viên phụ trách xuống tận nơi tiếp xúc khách hàng giúp họ tháo gỡ một số vướng mắt trong vấn đề công nợ. Điều này chứng tỏa rằng những nỗ lực thu hồi nợ của công ty năm qua đạt hiệu quả, bằng chứng là năm 2012 công ty bị chiếm vụng vốn ít hơn so với năm 2011.

0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000 Năm 2011 Năm 2012 Phải thu khách hàng Trả trước cho người bán Thuế GTGT được khấu trừ Phải thu khác

Tạm ứng

- Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ năm 2011 là 36.953.000 đồng, năm 2012 là 45.129.000 đồng, tăng hơn so với năm 2011 là 8.176.000 đồng (tăng 22,13%).

- Phải thu khác năm 2011 là 35.480.000 đồng, năm 2012 là 48.610.000 đồng, tăng hơn so với năm 2011 là 13.130.000 đồng (tăng 37,01%).

- Khoản tạm ứng năm 2011 là 6.500.000 đồng, năm 2012 là 19.200.000 đồng, tăng hơn so với năm 2011 là 12.700.000 đồng (tăng 195,38%). Khoản tăng này là do gần cuối năm khóa sổ, công tác thu nợ được đẩy mạnh nên khoản chi tạm ứng các nhân viên chưa làm thủ tục hoàn tạm ứng kịp.

- Khoản thế chấp, ký quỹ, ký cược năm 2011 là 48.000.000 đồng, năm 2012 là 98.000.000 đồng, tăng hơn so với năm 2011 là 50.000.000 đồng (tăng 104,17%). Khoản tăng này là do năm 2012 ký quỹ thuê nhà mở chi nhánh tại Bình định 30.000.000 đồng và 20.000.000 đồng mở văn phòng đại diện tại Vĩnh Long, khi hết thời gian hợp đồng thuê nhà bên cho thuê sẻ hoàn trả lại số tiền nêu trên.

Tình hình công nợ phải thu 6 tháng đầu năm 2013 so với năm 2012

Bảng 4.2 Tình hình công nợ phải thu 6 tháng đầu năm 2012-2013

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Chỉ Tiêu

6 tháng đầu năm So sánh 6 tháng Năm 2012 Năm 2013 đầu năm 2013-2012

Mức độ Tỷ lê (%) 1. Phải thu khách hàng 636.929 629.500 (7.429) (1,17) 2. Trả trước cho người bán 0 4.039 4.039 40,39 3. Thuế GTGT được khấu trừ 38.822 40.734 1.912 4,93

4. Phải thu khác 18.150 19.470 1.320 7,27

5. Tạm ứng 15.200 13.550 (1.650) (10,86) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Thế chấp, ký quỹ, ký cược 98.000 98.000 0 0

7. Dự phòng phải thu khó đòi 0 0 0 0

Tổng 807,101 805,293 (1.808) (0,22)

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán công ty CVIC, 6 tháng đầu năm 2012-2013)

Hình 4.2 Tình hình công nợ phải thu 6 tháng đầu năm 2012-2013

Qua số liệu cho ta thấy tổng các khoản phải thu giảm dần trong đó 6 tháng đầu năm 2012 là 807.101.000 đồng, 6 tháng đầu năm 2013 là 805.293.000 đồng, giảm hơn so năm 2012 là 1.808.000 đồng (giảm 0,22%) trong đó: Khoản phải thu khách hàng 6 tháng đầu năm 2012 là 636.929.000 đồng, năm 2013 là 629.500.000 đồng, giảm hơn năm 2012 là 7.429.000 đồng (giảm 1,17%).

- 6 tháng đầu năm 2013 khoản trả trước cho người bán tăng 4.039.000 đồng (tăng 40,39%) so với 6 tháng đầu năm 2012, do năm 2012 không phát sinh khoản trả trước cho người bán.

- Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 6 tháng đầu năm 2012 là 38.822.000 đồng, 6 tháng đầu năm 2013 là 40.731.000 đồng, tăng hơn so với năm 2012 là 1.912.000 đồng (tăng 4,93%).

- Phải thu khác 6 tháng đầu năm 2012 là 18.150.000 đồng, 6 tháng đầu năm 2013 là 19.470.000 đồng, tăng hơn so với năm 2012 là 1.320.000 đồng (tăng 7,27%).

- Khoản tạm ứng 6 tháng đầu năm 2012 là 1.650.000 đồng, 6 tháng đầu năm 2013 là 13.550.000 đồng, tăng hơn so với năm 2012 là 1.650.000 đồng (tăng 10,86%).

- Khoản thế chấp, ký quỹ, ký cược 6 tháng đầu năm 2013 so với năm 6 tháng đầu năm 2012 không phát sinh thêm. Vào tháng 3 năm 2013 mở rộng vi mô chi nhánh Phú Yên và văn phòng đại diện tại Bến Tre, Đồng Tháp công ty

0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 Năm 2012 Năm 2013 6 tháng đầu năm Phải thu khách hàng Trả trước cho người bán Thuế GTGT được khấu trừ Phải thu khác

Tạm ứng

đã thõa thuận được không phải ký quỹ để đặt cọc tiền thuê nhà, nên số tiền bị chiếm dụng khoản này không tăng.

- Đặc biệt vấn đề đáng quan tâm khi nhìn vào bảng phân tích là các khoản phải thu khách hàng tương đối lớn nói lên việc công ty bị các đối tác chiếm dụng vốn cao nhưng doanh nghiệp không tiến hành trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, đây là thiệt hạy lớn nếu khoản này không thu hồi được ta sẻ rơi vào tình trạng lợi nhuận ảo trên sổ sách, chịu thuế thu nhập doanh nghiệp cao nhưng thực tế “không thu được đồng nào”.

 Với tình hình nợ phải thu của công ty năm 2011, 2012 và 2013 như vậy, đặc biệt là khoản phải thu khách hàng tuy giảm qua các năm nhưng vẫn còn cao chứng tỏ công ty bị chiếm dụng vốn. Điều cấp thiết bây giờ là công ty cần phát huy hơn nữa hiệu quả công tác thu hồi nợ, phải tìm được các biện pháp khả thi hơn nhằm thu hồi công nợ được nhiều hơn, nhưng vẫn thu hút được khách hàng và đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm tiếp theo.

4.1.1.2 Phân tích chi tiết tình hình công nợ phải thu

Trên đây số liệu còn tổng quát, bao trùm các khoản mục công nợ phải thu của công ty, để chi tiết và thấy rõ hơn ta đi sâu vào nghiên cứu kết cấu tỷ trọng từng khoản mục phải thu.

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán công ty CVIC, năm 2011-2013)

Hình 4.3 Biểu đồ tỷ trọng các khoản mục phải thu

Nhìn vào biểu đồ ta thấykhoản mục phải thu khách hàng là khoản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng công nợ phải thu và cũng là khoản ảnh hưởng trực

83% 0% 4% 4% 1% 8% Năm 2012 90% 0% 3% 3% 0% 4% Năm 2011 78% 1% 5% 2% 2% 12% 6 tháng đầu năm 2013 Phải thu khách hàng Trả trước cho người bán Thuế GTGT được khấu trừ Phải thu khác

Tạm ứng

tiếp đến sự thay đổi công nợ phải thu của công ty qua các năm. Ta tiếp tục đi sâu vào phân tích khoản này, để thấy được mức độ cũng như công tác thu hồi nợ qua các năm.

* Xét về công tác thu nợ

Năm 2012 so với năm 2011

Bảng 4.3: Tình hình công nợ phải thu khách hàng năm 2011-2012

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Chỉ Tiêu Năm 2011 Năm 2012

So sánh năm 2012-2011 Mức độ Tỷ lê (%) 1. Số dư nợ đầu kỳ 258.090 1.162.434 904.344 350,40 2. Nợ phát sinh trong kỳ 1.982.688 2.591.039 608.351 30,68 3. Nợ thu được trong kỳ 1.078.344 2.684.572 1.606.228 148,95 4. số dư nợ cuối kỳ 1.162.434 1.068.901 (93.533) (8,05) 5. Số dư nợ bình quân 710.262 1.115.668 405.406 57,08 6. Vòng thu hồi nợ (vòng) 1,52 2,41 0,89 58,49 7. Kỳ thu tiền bình quân 237 150 (88) (36,90) 8. Mức thu tiền bình quân 4.548 17.944 13.396 294,57 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty CVIC, năm 2011-2012)

(Nguồn: Bảng cân đối số phát sinh công ty CVIC, năm 2011-2012)

Hình 4.4 Tình hình phải thu khách hàng năm 2011-2012 0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000 Dư nợ đầu kỳ sinh trong Nợ phát kỳ Nợ thu được trong kỳ Dư nợ cuối kỳ Năm 2011 Năm 2012

Qua số liệu trên bảng 4.3 và hình 4.4 ta thấy: Nợ phải thu khách hàng tồn đầu kỳ tăng cao 904.344.000 đồng (tăng 350,4%) do năm 2011 công tác thu hồi nợ kém không thu được nợ phải chuyển qua đầu năm 2012 thu tiếp, nợ phát sinh trong kỳ cũng tăng 608.351.000 đồng (tăng 30,68%), trong khi khoản nợ đã thu được của các khách hàng trong năm 2012 tăng lên là 1.606.228.00 đồng (tăng 148,95%) làm cho mức thu nợ bình quân ngày tăng thêm 13.396.000 đồng (tăng 294,57%) và số dư nợ cuối kỳ giảm 93.533.000 (giảm 8,05 %), chính các khoản tăng giảm trên làm cho số dư nợ bình quân tăng là 405.406.000 đồng (tăng 57,08 %) và Tuy cả số dư nợ bình quân và mức thu nợ bình quân ngày năm 2012 đều tăng so với năm 2011 nhưng tỷ lệ tăng của mức thu nợ bình quân ngày tăng cao hơn so với tỷ lệ tăng của số dư nợ bình quân đồng thời số vòng quay thu hồi nợ quay nhanh hơn 0,89 vòng (tăng 58,49%), đã giúp cho số ngày thu hồi nợ giảm đi 88 ngày (giảm là 36,90%). Nhờ đó mà năm 2012, công ty đã tiết kiệm được vốn do giảm được nợ đọng trong khâu thanh toán, không bị khách hàng chiếm dụng với mức tiết kiệm là 1.172.246.000 đồng.

6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm năm 2012

Bảng 4.4 Tình hình phải thu khách hàng 6 tháng đầu năm 2012 -2013

Đơn vị tính: 1.000 đồng Chỉ Tiêu 6 tháng đầu năm So sánh 6 tháng đầu năm 2013-2012 Năm 2012 Năm 2013 Mức độ Tỷ lê (%) 1. Số dư nợ đầu kỳ 1.162.434 1.068.901 (93.533) (8,05) 2. Nợ phát sinh trong kỳ 1.120.274 1.626.776 506.502 45,21 3. Nợ thu được trong kỳ 1.645.779 2.066.177 420.398 25,54 4. số dư nợ cuối kỳ 636.929 629.500 (7.429) (1,17) 5. Số dư nợ bình quân 899.682 849.201 (50.481) (5,61) 6. Vòng thu hồi nợ (vòng) 1,83 2.43 0,6 33,01

7. Kỳ thu tiền bình quân 98 74 (24) (24,82)

8. Mức thu tiền bình quân 16.726 27.929 11.203 66,98 (Nguồn: Báo cáo tài chính công ty CVIC, 6 tháng đầu năm 2012-2013)

(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty CVIC, 6 tháng đầu năm 2012-2013)

Hình 4.5 Tình hình phải thu khách hàng 6 tháng đầu năm 2012-2013

Qua số liệu trên bảng 4.4 và hình 4.5 ta thấy: Nợ phải thu khách hàng tồn đầu kỳ giảm so với 2012 là 93.533.000 đồng (giảm 8,05%), nợ phát sinh trong kỳ tăng 506.502.000 đồng (tăng 45,21%) , nợ thu được trong kỳ tăng 402.398.000 đồng (tăng 25,54) làm cho mức thu tiền bình quân tăng thêm 11.203.000 đồng (tăng 66,98%) và số dư nợ cuối kỳ giảm 7.429.000 đồng (giảm 1,17%). Một bên là số dư nợ bình quân giảm giảm 50.481.000 đồng ( giảm 5,61%) một bên là mức thu tiền bình quân tăng làm cho vòng quay thu hồi nợ quay nhanh hơn 0,6 vòng (tăng 33,01%), dẫn đến kỳ thu tiền bình quân giảm được 24 ngày (giảm 24,82%). Nhờ đó mà năm 2013, công ty đã tiết kiệm được vốn do giảm được nợ đọng trong khâu thanh toán, không bị khách hàng chiếm dụng với mức tiết kiệm là 286.872.000 đồng đồng.

* Xét về mức độ hoàn thành kế hoạch thời gian thu nợ

Do đặt trưng của ngành thẩm định - giám định không thể thu tiền được ngay, cộng với việc công ty mới thành lập, nên công ty luôn thực hiện chính sách chả trậm cho tất cả khách hàng nhưng không được vượt qua tiêu chuẩn cho phép 60 ngày kể từ ngày khách hàng nhận được bản chính chứng thư thẩm định - giám định.

+ Số ngày trung bình để thu được các khoản phải thu trong năm 2011 là 237 ngày đã vượt qua tiêu chuẩn cho phép 117 ngày. Điều này cho thấy tốc độ hoán đổi thành tiền hiện nay rất chậm, tình trạng nợ đọng dây dưa, kéo dài, công ty chưa có chính sách hấp dẫn để khách hàng trả tiền trước cũng như thời hạn tín dụng mà công ty chấp nhận cho họ. 0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 Dư nợ đầu kỳ Nợ phát sinh trong kỳ Nợ thu được trong kỳ Dư nợ cuối kỳ 6 tháng đầu năm Năm 2012 6 tháng đầu năm Năm 2013

+ Số ngày trung bình để thu được các khoản phải thu trong năm 2012 là 150 ngày, giảm hơn so với năm 2011 là 88 ngày (giảm 36,9%). Đây được xem là điều đáng mừng ,công tác thu được nợ đánh giá cao, thời gian thu hồi nợ được rút ngắn đáng kể là sự nỗ lực hết mình của toàn thể công ty khi đứng trước tình trạng bị khách hàng chiếm dụng vốn quá lớn vào năm 2011, đồng thời còn nói lên chính sách thu nợ công ty đang áp dụng đang phát huy tác dụng tốt không những thu hết nợ phát sinh trong năm 2012 mà còn thu thêm nợ tồn năm 2011. Tuy nhiên xét về thời gian thu nợ thì vẫn chưa hoàn thành kế hoạch, đã vượt qua tiêu chuẩn cho phép 90 ngày.

+ 6 tháng đầu năm 2013 trên nền tảng kế thừa và phát huy hiệu quả thu hồi nợ năm 2012 cộng với việc công ty đã có chổ đứng trên thị trường có sự “sàn lọc khách hàng”, số ngày thu tiền bình quân chỉ còn 74 ngày công tác thu hồi nợ ngày càng phát huy theo chiều hướng tốt, chẳng những thu hết nợ phát sinh trong kỳ năm 2013 mà còn thu hồi khoản 50% nợ đọng còn lại của năm 2012. Nếu so với 6 tháng đầu năm 2012 số ngày thu hồi nợ đã giảm được 24 ngày (giảm 24,82%).Tuy nhiên xét về thời gian thu nợ thì vẫn chưa hoàn thành kế hoạch, vẫn vượt qua tiêu chuẩn cho phép 14 ngày, nhưng đây là dấu hiệu hết sức đáng mừng, chính sách tín dụng của ta được khách hàng chấp nhận thanh toán, nên tốc độ hoán đổi thành tiền các khoản phải thu tương đối nhanh, sau 6 tháng đầu năm 2013 đã thu hồi được một lượng lớn nợ tồn đọng hứa hẹn đến cuối năm công tác thu nợ sẻ hoàn thành được kế hoạch thu tiền cũng như kế hoạch thời gian.

 Qua đây ta thấy công tác thu hồi nợ của công ty đạt hiệu quả, tăng dần qua các năm, năm sau tốt hơn năm trước tuy số công nợ bị khách hàng đang chiếm dụng vẫn còn cao nhưng đây cũng là kết quả nổ lực hết mình của tập thể công ty nói chung và đội ngũ nhân viên trong công tác thu nợ nói riêng.

4.1.1.3 Chính sách và quy trình quản lý công nợ phải thu tại công ty

Chính sách quản lý công nợ phải thu

* Trách nhiệm của Tổng giám đốc: Xây dựng và ban hành quyết định quản lý các khoản phải thu, phân công và xác định rõ trách nhiệm tập thể và cá nhân trong việc theo dõi thu hồi, thanh toán các khoản công nợ. Tổng giám đốc quyết định mức bồi thường thiệt hạy, kỷ luật đối với tập thể các nhân liên quan.

* Trách nhiệm của kế toán trưởng: Có trách nhiệm đôn đốc kế toán công nợ theo dõi các khoản nợ phải thu theo chuẩn mực kế toán, xác định các khoản nợ quá hạn khó đòi có khả năng mất vốn và xác định nguyên nhân, trách nhiệm cá nhân tập thể báo cáo Tổng giám đốc.

* Thủ trưởng đơn vị và phụ trách kế toán tại chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty: Có trách nhiệm theo dõi và quản lý công nợ phát sinh tại đơn

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty cổ phần thẩm định giám định cửu long (Trang 59 - 71)