Cơ cấu tổ chức công ty

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty cổ phần thẩm định giám định cửu long (Trang 45 - 48)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh

3.1.5Cơ cấu tổ chức công ty

(Nguồn: Phòng kế toán công ty CVIC)

Hình 3.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty CVIC

* Tổng giám đốc: Chịu trách nhiệm trước Nhà Nước về mọi hoạt động kinh doanh của công ty, kýkết các hợp đồng kinh tế.

- Quyết định phương hướng, kế hoạch, dự án kinh doanh, dịch vụ và các chủtrương lớn về tài chính, nhân sự của công ty.

- Giám sát, kiểm soát tình hình sử dụng vốn, phê duyệt quyết toán của công ty.

- Quyết định phân chia và phân phối lợi nhuận vào các quỹ của công ty.

- Cung cấp nguồn lực để xây dựng, thực hiện và cải tiến hệ thống quản trị chấtlượng công ty.

* Giám đốc chi nhánh

- Chỉ đạo và kiểm soát toàn bộ các hoạt động thuộc chi nhánh, thực hiện đầy đủchức năng và nhiệm vụ được giao.

- Chủ trì công tác giám sát và kiểm tra hệ thống quản trị chất lượng chi nhánh: Kiểm soát việc xây dựng và thực hiện kế hoạch ngân sách của chi

GĐ CN Quy Nhơn GĐ CN Đà Nẵng GĐ CN Đà Lạt Vũng Tàu GĐ CN Phòng Giám Định Phòng Thẩm Định Phòng Kế Toán Phòng Kinh Doanh Phòng Tổng Hợp Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám Đốc Phó Tổng Giám Đốc Phó Tổng Giám Đốc

nhánh với kế hoạch của công ty, công tác kiểm tra tài chính đối với hoạt động kinh doanhcủa chi nhánh, công tác đánh giá nội bộ.

- Tham mưu cho Giám đốc điều hành về các chính sách và chiến lược phát triểnnguồn nhân lực công ty.

* Thẩm định – Giám định viên

- Tuân thủ các nguyên tắc hoạt động thẩm định, giám định giá theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 101/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ về tiêu chuẩn Thẩm định – Giám định viên về giá trong quá trình thẩm định, giám định giá.

- Thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng thẩm định, giám định giá. - Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, không được gây trở ngại hoặc can thiệp vào công việc điều hành của tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định, giám định giá.

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Giám đốc doanh nghiệp thẩm định, giám định giá về kết quả thẩm định, giám định giá và ý kiến nhận xét của mình trong báo cáo kết quả thẩm định giá.

- Từ chối thực hiện dịch vụ thẩm định, giám định giá cho các đơn vị được thẩm định, giám định giá mà thẩm định, giám định viên về giá có quan hệ về góp vốn, mua cổ phần, trái phiếu và có quan hệ họ hàng, thân thuộc như có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là thành viên trong ban lãnh đạo hoặc kế toán trưởng của đơn vị được thẩm định, giám định giá.

- Thẩm định, giám định viên về giá có nghĩa vụ lưu trữ hồ sơ tài liệu thẩm định, giám định giá tài sản do mình thực hiện tối thiểu trong thời gian 10 năm kể từ ngày công bố chứng thư thẩm định, giám định giá. Trường hợp thẩm định, giám định viên về giá chuyển đi nơi khác thì vẫn phải chịu trách nhiệm trước khách hàng và pháp luật về tính pháp lý của toàn bộ tài liệu, số liệu, kết quả thẩm định, giám định giá trong hồ sơ đã bàn giao trong thời gian lưu trữ theo quy định.

* Phòng kinh doanh

- Đề ra chiến lược kinh doanh cụ thể, thực hiện kế hoạch kinh doanh. - Dự báo tình hình kinh doanh và hướng phát triển.

- Trực tiếp liên hệ và giao dịch với khách hàng.

* Phòng kế toán

- Dự báo tình hình tài chính và nguồn vốn cho các hạng mục đầu tư. - Hạch toán (ghi nhận) giá trị của hoạt động kinh doanh của công ty. - Quản lý hệ thống quy trình hoạt động.

* Phòng tổng hợp

- Lập ra kế hoạch kinh doanh chung cho toàn công ty và phân bổ kế hoạch kinh doanh cho từng phòng cụ thể.

- Tiếp nhận yêu cầu khách hàng về thẩm định, giám định và bán đấu giá tài sản.

- Thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ Thẩm định – Giám định.

- Nhận và báo cáo thông tin của khách hàng cho Giám đốc và các đơn vị trong toàn Công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty cổ phần thẩm định giám định cửu long (Trang 45 - 48)