PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty cổ phần thẩm định giám định cửu long (Trang 35)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu thứ cấp tại công ty cổ phần Thẩm Định - Giám Định Cửu Long, cụ thể qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân

Tỷ lệ tự tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu × 100% Tổng nguồn vốn

Tỷ lệ nợ = Nợ phải trả

× 100% Tổng nguồn vốn

đối kế toán, bảng cân đối số phát sinh tại phòng tài chính kế toán công ty.

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

Mục tiêu 1: Phân tích tình hình công nợ, bao gồm các khoản phải thu và phải trả của công ty.

Áp dụng phương pháp so sánh số tương đối, tuyệt đối nhằm so sánh các chỉtiêu công nợ bao gồm các khoản phải thu và phải trả của năm 2012 so với năm 2011 và so sánh 6 tháng đầu năm 2013 với 6 tháng đầu năm 2012.

Điều kiện để so sánh:

- Các chỉ tiêu kinh tế phải được thống nhất về nội dung phản ánh và phươngpháp tính.

- Các chỉ tiêu kinh tế phải được hình thành trong cùng một khoản thời giannhư nhau.

- Các chỉ tiêu kinh tế phải cùng đơn vị đo lường.

 Sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối: xác định chênh lệch để đánh giá sự biến động của từng chỉ tiêu phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán công nợ tại công ty, giữa trị số năm 2012 với trị số năm 2011, và 6 tháng đầu năm 2013 với trị số 6 tháng đầu năm 2012. Qua đó, tìm ra nguyên dẫn đến phát sinh các khoản phải thu và phải trả quá hạn, mất khả năng thanh toán. Từ đó đưa ra đánh giá chung về sự biến động cũng như khả năng thanh toán các khoản công nợ.

 Sử dụng phương pháp so sánh số tương đối: là xác định số % tăng (giảm) chỉ tiêu công nợ, giữa năm 2012 so với năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012. Kết quả cho biết tốc độ phát triển hoặc kết cấu, mức phổ biến của chỉ tiêu công nợ, xu hướng tích cực là tổng các khoản phải thu nhỏ hơn tổng các khoản phải trả vì trong trường hợp này doanh nghiệp ở thế đi chiếm dụng, có lợi hơn. Đồng thời tập trung vào việc phân tích các khoản công nợ ngắn hạn, trong đó đặt trọng tâm vào khoản phải thu của khách hàng và phải trả người lao động. Ngoài ra, trong điều kiện cho phép nên kết hợp xem xét các chỉ tiêu phản ánh mức độ độc lập về tài chính, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp.

Mục tiêu 2: Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty

Áp dụng phương pháp suy luận: Dựa vào kết quả phân tích các chỉ tiêu trên tiến hành đánh giá hiệu quả quản lý công nợ của công ty những mặt đạt được và chưa đạt được. Từ đó xác định được nguyên nhân cũng như các yếu tố tác động ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến tình hình công nợ của công ty.

Mục tiêu 3: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thu hồi nợ, trả nợ và hiệu quả quản lý công nợ của công ty từ đó đề ra biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công nợ tại công ty.

Áp dụng phương pháp suy luận: Dựa vào kết quả phân tích các chỉ tiêu kinh tế trong 3 năm qua và dựa vào những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp, dựa trên các yếu tố tác động đến tình hình công nợ. Chúng ta có thể đưa ra kết luận chung về tình trạng quản lý công nợ của công ty, biết được những khuyết điểm, những sai lầm thiếu sót mà doanh nghiệp đang có, từ đó đề xuất những biện pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công nợ của công ty.

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH GIÁM ĐỊNH CỬU LONG

3.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THẨM ĐỊNH – GIÁM ĐỊNH CỬU LONG CỬU LONG

3.1.1 Lịch sử hình thành và định hướng phát triển công ty

3.1.1.1 Lịch sử hình thành

Công ty cổ phần Thẩm định – Giám Định Cửu Long (tên viết tắt CVIC) là một công ty hoạt động theo hình thức cổ phần được Bộ Tài Chính công nhận là một doanh nghiệp có đầy đủ điều kiện hoạt động thẩm định – giám định giá theo Thông báo số 272/TB-BTC của Bộ Tài chính ngày 03/11/2010. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty cổ phần Thẩm định – Giám định Cửu Long số 1801171288 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần Thơ cấp. Ngày 03/11/2010 Công ty cổ phần Thẩm định – Giám định Cửu Long được vinh dự là đơn vị trực thuộc sự quản lý của Hội Thẩm định giá Việt Nam theo công văn số 35/CV-2010-HTĐGVN của Hội Thẩm định giá Việt Nam. Tên tiếng Việt Nam: Công ty cổ phần Thẩm định – Giám Định Cửu Long. Tên tiếng Anh: Cửu Long Valuation Inspection Joint Stock Company. Tên công ty viết tắt: CVIC

Địa chỉ: 242 Võ Văn Kiệt, Phường An Thới, Quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ. Điện thoại: 0710 3819097 Fax: 0710 3819095

Website: www.cvic.com.vn Email: cvic@cvic.com.vn Vốn điều lệ: 5.000.000.000 đồng (5 tỷ đồng chẵn).

Giấy đăng ký kinh doanh: 1801171288 Mệnh giá cổ phiếu: 10.000 đồng. Tổng số cổ phần: 500.000 cổ phần.

Người đại diện theo pháp luật của công ty: Ông Trần Văn Hoài đảm nhiệm chức danh Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị kiêm Tổng Giám Đốc.

3.1.1.2 Định hướng phát triển

Với các điều kiện trên cộng thêm nguồn nhân lực mạnh mẽ, dồi dào kinh nghiệm những Thẩm định, Giám định viên có bề dày kinh nghiệm trong ngành

giá được đào tạo trong và ngoài nước. Công ty luôn năng động, sáng tạo nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng và thích ứng với tình hình mới của đất nước trong thời kỳ hội nhập thế giới. Đơn vị hoạt động theo xu hướng kinh tế thị trường để quyền lợi khách hàng luôn được nâng cao, tiết kiệm ngân sách Nhà Nước và chất lượng sản phẩm được chính xác, thời gian sẽ linh hoạt hơn phù hợp với bước đường đất nước ta đang chuyển mình hội nhập thế giới.

Không chỉ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, CVIC không ngừng học tập, tìm hiểu kinh nghiệm thẩm định – giám định thông qua các khóa đào tạo quốc tế. CVIC đã tuyển chọn, đào tạo và thường xuyên bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nhân viên đầy đủ năng lực và kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực ngành nghề như xây dựng, cơ khí, điện, kinh tế, luật, công nghệ thông tin, thẩm định giá, giám định giá…thông qua các khóa đào tạo và bồi dưỡng tổ chức tại Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Anh,… do các chuyên gia trong và ngoài nước giảng dạy.

Là một đơn vị hoạt động tư vấn, công ty luôn coi trọng trình độ và kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên. Công ty tự hào có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp có trình độ, năng động, sáng tạo, có tính thần trách nhiệm cao, luôn tuân thủ các tiêu chuẩn Thẩm định – Giám định giá do Nhà Nước ban hành cũng như các tiêu chuẩn Thẩm định – Giám định giá quốc tế được chấp nhận chung. Các nhân viên của công ty 94% tốt nghiệp đại học và trên đại học, đội ngũ nhân viên được tham dự các chương trình đào tạo chuyên môn liên tục do Bộ Tài Chính, các tổ chức trong nước và quốc tế tổ chức. Bên cạnh đó, các chuyên viên thẩm định giá, giám định giá luôn ý thức tự trau dồi học hỏi, không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn, trong môi trường pháp lý và trong ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật.

Nguyên tắc lập kế hoạch nhân sự của Công ty là bố trí các thẩm định viên, giám định viên có năng lực và kinh nghiệm trong lĩnh vực mà khách hàng đề nghị thẩm định, giám định nhằm đảm bảo cung cấp dịch vụ hoàn hảo nhất. Ban Lãnh đạo công ty giám sát trực tiếp các nhóm để đảm bảo việc thẩm định, giám định theo đúng các quy định của Nhà Nước và đạt được chất lượng cao nhất.

3.1.2 Chính sách chất lượng và phương châm hoạt động

Trước xu thế hội nhập quốc tế, nhu cầu trao đổi, mua bán, hợp tác liên kết, liên doanh, đầu tư, thế chấp, vay vốn, … ngày càng được mở rộng. Vấn đề vốn và tài sản rất quan trọng, bên cạnh đó là hành lang pháp lý ngày càng chặt chẽ, các hoạt động thẩm định, giám định đòi hỏi phải “chuyên nghiệp - độc lập - nhanh chóng - chính xác” đó chính là phương châm hàng đầu mà công ty đã

đề ra và cam kết thực hiện. CVIC đã nhận thức được tầm quan trọng trong việc hoàn thiện quy trình làm việc, thực hiện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Ngay từ khi thành lập, CVIC đã tiếp cận và ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 vào các hoạt động nghiệp vụ của mình.

3.1.3 Lĩnh vực hoạt động

* Thẩm định dự án đầu tư và thẩm định giá trị doanh nghiệp. * Thẩm định giá bất động sản, tài sản, giá trị máy móc thiế bị, dây chuyền sản xuất, phương tiện vận tải.

* Thẩm định theo mục đích sử dụng và theo yêu cầu của khách hàng.

* Giám định kỹ thuật: Giám định thiết kế kỷ thuật, giám định chất lượng công trình xây dựng, nhà xưởng, kho tàng, đề xuất các biện pháp cải thiện tình trạng hiện hữu, trong các công trình xây dựng, nhà xưởng kho tàng và ước tính giá trị tổn thất tối đa có thể cho mục đích bảo hiểm.

* Giám định hàng công nghiệp và hàng tiêu dùng: Giám định máy móc thiết bị, giám định tình trạng và tổn thất hàng hóa, giám định hàng tiêu dùng.

* Giám định hàng hải: Giám định mớn nước, giám định trước khi xếp hàng, giám định kín chắc hầm hàng, giám định thuê trả tàu, giám định khối lượng, giám sát quá trình cân, giám định container.

* Giám định xăng, dầu, hàng hóa lỏng: iám định số lượng, khối lượng xăng, dầu trên tàu dầu và trong bồn chứa, giám định số lượng, khối lượng hàng lỏng.

3.1.4 Tài liệu pháp luật, quy trình và phương pháp Thẩm định - Giám định tại công ty Giám định tại công ty

3.1.4.1 Tài liệu pháp luật, văn bản áp dụng

- Luật giá: Số 11/2012/QH13 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 được Quốc hội khoá 13 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2012.

- Quyết định: Số 129/2008/QĐ-BTC, ngày 31/12/2008 của Bộ Tài Chính ban hành 06 tiêu chuẩn thẩm định giá.

- Nghị định: Số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.

- Nghị định: Số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/07/2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004.

Khảo sát H hiện trường thu thập Nhận yêu cầu Thẩm định Lập phương án định giá Lập báo cáo định giá và phát hành chứng thư Xác định giá trị tài sản

- Luật Đất đai: 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 do Quốc hội khoá 11 ban hành.

- Nghị định: Số 101/2005/NĐ-CP, ngày 03/08/2005, về thẩm định giá. - Thông tư : Số 17/2006/TT – BTC, hướng dẫn thực hiện NĐ 101/2005.

- Nghị định: Số 209/2004/NĐ-CP, ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

- Quyết định: Số 20/2006/QĐ-BXD ngày 12 tháng 07 năm 2006 của Bộ Xây dựng về việc ban hành TCXDVN 373: 2006 “Chỉ dẫn đánh giá mức độ nguy hiểm của kết cấu nhà”.

- Thông tư liên bộ: 13/LB-TT ngày 18/8/1994 hướng dẫn sử dụng phương pháp xác định giá trị còn lại của nhà ở trong bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê.

- Quyết định: Số 295/QĐ-BXD ngày 22/03/2011 của Bộ Xây dựng ban hành suất vốn đầu tư xây dựng công trình.

- Văn bản: Số 1751/BXD-VP ngày 14/08/2007 của bô xây dựng về việc định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình.

- Thông tư: 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.

3.1.4.2 Quy trình và phương pháp Thẩm định

Tại CIVC, khi triển khai dự án thẩm định giá tài sản cho khách hàng dù lớn hay nhỏ đều được áp dụng một quy trình chuẩn mà công ty xây dựng: Quy trình đó gồm:

Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Bước 5

(Nguồn: Phòng Thẩm định giá công ty CVIC)

Hình 3.1: Quy trình Thẩm định giá tại công ty CVIC

Toàn bộ công việc Thẩm định giá được thực hiện theo quy trình Thẩm định giá CVIC gồm 5 bước:

Bước 1: Nhận yêu cầu thẩm định

- Tiếp nhận yêu cầu thẩm định của khách hàng.

- Hướng dẫn khách hàng viết công văn đề nghị thẩm định giá, nội dung công văn phải nêu rõ chi tiết về tài sản cần thẩm định.

- Ký kết hợp đồng thẩm định giá. - Lập biên nhận hồ sơ định giá.

Bước 2: Lập phương án định giá tài sản

 Xác định tổng quát về tài sản cần thẩm định giá và loại hình giá trị làm cơ sở thẩm định giá.

- Các đặc điểm cơ bản về pháp lý, về kinh tế kỹ thuật của tài sản cần thẩm định giá.

- Xác định mục đích thẩm định giá của khách hàng. - Xác định thời điểm thẩm định giá.

- Xác định nguồn dữ liệu cần thiết cho thẩm định giá. - Xác định cơ sở giá trị của tài sản.

 Lập kế hoạch thẩm định giá.

- Lập phương án phân công thẩm định viên và trợ lý thẩm định viên thực hiện yêu cầu thẩm định giá của khách hàng.

- Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu về tài sản cần thẩm định giá. Tiến hành thẩm tra các hồ sơ, tài liệu liên quan do khách hàng cung cấp. Từ đó so sánh đối chiếu với các yêu cầu của Công ty và quy định của pháp luật. Nếu phát hiện nội dung không hoàn chỉnh, tài liệu, hồ sơ không đầy đủ phải kịp thời yêu cầu khách hàng bổ sung đầy đủ. Nếu phát hiện có dấu tích sửa chữa, làm giả phải xác minh, làm rõ.

- Xây dựng tiến độ nghiên cứu, xác định trình tự thu thập và phân tích dữ liệu, thời hạn cho phép của trình tự phải thực hiện.

- Xác định các tài liệu cần thu thập về thị trường, tài sản, tài liệu so sánh. - Xây dựng tiến độ nghiên cứu, xác định trình tự thu thập và phân tích dữ liệu, thời hạn cho phép của trình tự phải thực hiện.

Khảo sát hiện trường: Khảo sát hiện trạng thực tế của tài sản và thu thập số liệu về thông số của tài sản và các tài sản so sánh. Chụp ảnh tài sản theo dạng toàn cảnh và chi tiết.

Thu thập thông tin: Ngoài các số liệu thu thập từ khảo sát hiện trường, các thông tin sau sẽ được thu thập:

- Các thông tin liên quan đến chi phí, giá bán, lãi suất, thu nhập của tài sản so sánh.

- Các thông tin về yếu tố cung – cầu, lực lượng tham gia thị trường, động thái người mua – người bán tiềm năng.

- Các thông tin về tính pháp lý của tài sản, thông tin về những yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến mục đích sử dụng của tài sản (địa chất, bản đồ địa chính, quy hoạch, biên giới hành chính, cơ sở hạ tầng…) (đối với bất động sản) .

- Các số liệu về kinh tế xã hội, môi trường, những yếu tố tác động đến giá trị, những đặc trưng của thị trường tài sản để nhận biết sự khác khâu giữa khu vực tài sản thẩm định giá tọa lạc và khu vực lân cận (đối với bất động sản).

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty cổ phần thẩm định giám định cửu long (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)