7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh
3.1.6 Tổ chức công tác kế toán
3.1.6.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng
(Nguồn: Phòng kế toán công ty CVIC)
Hình 3.4 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán CVIC
* Kế toán trưởng Thủ Quỹ Đà Lạt Kế Toán Trưởng
Thủ Quỹ Kế toán công nợ
Kế Toán CN Đà Nẵng Kế Toán Tổng Hợp Kế Toán Đà Lạt ế t o á n Đ à Nẵng Kế Toán Quy Nhơn Thủ Quỹ Quy Nhơn Kế Toán Vũng Tàu Thủ Quỹ Vũng Tàu Thủ Quỹ CN Đà Nẵng
- Chỉ đạo, kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động của phòng tài chính kế toán theo chức năng, nhiệm vụ của phòng.
- Tổ chức bộ máy kế toán tài chính phù hợp với yêu cầu phát triển của công ty, đồng thời theo đúng chế độ kế toán tài chính của nhà nước ban hành.
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc điều hành về các hoạt động liên quan đến lĩnh vực kế toán công ty.
- Thừa ủy nhiệm của Giám đốc điều hành ký các chứng từ, sổ sách kế toán của công ty.
- Nhận xét đánh giá năng lực khả năng và trình độ nghiệp vụ của các nhân viên trong phòng. Tổ chức thực hiện, kiểm tra và đề xuất khen thưởng hay các hình thực kỷ luật của phòng trình Giám Đốc xem xét và giải quyết.
- Yêu cầu các chi nhánh, phòng ban cung cấp đầy đủ kịp thời tài liệu liên quan đến công việc kế toán và thực hiện chức năng giám sát tài chính của Trưởng phòng. Tham gia các hội đồng theo quy định của nhà nước và được Giám Đốc phân công.
* Kế toán tổng hợp
- Trực tiếp quản lý, kiểm tra, giám sát công việc các phần hành kế toán. + Kiểm tra đối chiếu số liệu công nợ giữa các chi nhánh và công ty, nhập dữ liệu chi tiết và tổng hợp.
+ Kiểm tra các định khoản nghiệp vụ phát sinh, số dư cuối kỳ có hợp lý và khớp đúng với các báo cáo chi tiết.
+Kiểm tra sự cân đối giữa số liệu kế toán chi tiết và tổng hợp.
+ Hạch toán thu nhập, chi phí, khấu hao TSCĐ, công nợ, thuế GTGT, nghiệp vụ khác.
+ Theo dõi và quản lý tổng quát công nợ toàn công ty. Xác định và đề xuất lập dự phòng hoặc xử lý công nợ phải thu khó đòitoàn công ty.
- Lập báo cáo tài chính từng quý, 6 tháng, năm và các báo cáo giải trình chi tiết.
- Thay mặt kế toán trưởng kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt động của phòng tài chính kế toán theo chức năng, nhiệm vụ của phòng.
- Thừa ủy nhiệm của kế toán trưởng ký duyệt thanh toán theo ủy quyền.
* Kế toán công nợ
- Lập báo cáo doanh thu theo định kỳ (tuần, tháng, 6 tháng, năm).
- Kiểm tra, theo dõi các hợp đồng bán hàng, cung cấp dịch vụ, đối chiếu báo cáo doanh thu với báo cáo bán hàng, cung cấp dịch vụ của công ty.
- Theo dõi công nợ, đảm bảo bám sát kế hoạch thanh toán đã nêu trong các hợp đồng bán hàng, cung cấp dịch vụ.
- Báo cáo kịp thời về tình hình diễn biến công nợ và nợ quá hạn.
- Lập báo cáo tuần và tháng về tình hình công nợ của khách hàng, báo cáo Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng và xin ý kiến chỉ đạo kịp thời cho những tình huống bất thường trong công việc. Quản lý hóa đơn GTGT, lập báo cáo sử dụng hóa đơn GTGT. Có trách nhiệm bảo mật số liệu, dữ liệu kế toán tài chính theo quy định của Công ty.
* Thủ quỹ
- Cập nhật đầy đủ, chính xác, kịp thời thu – chi - tồn quỹ tiền mặt vào Sổ Quỹ, báo cáo khi cần cho Ban giám đốc, Kế toán trưởng.
- Thực hiện đúng quy định về trách nhiệm về quản lý quỹ tiền mặt.
+ Mọi khoản thu chi phát sinh phải được thực hiện trong quy định công ty, quỹ tiền mặt và đều phải có chứng từ.
+ Khi nhận được Phiếu thu, Phiếu chi do kế toán lập kèm theo chứng từ gốc thủ quỹ phải:
• Kiểm tra số tiền, nội dung, ghi trên Phiếu thu, Phiếu chi có phù hợp với chứng từ gốc.
• Kiểm tra ngày, tháng, năm lập Phiếu thu, Phiếu chi và chữ ký của người có thẩm quyền.
• Cho người nộp tiền hoặc nhận tiền ký vào Phiếu thu hoặc Phiếu chi. Sau đó Thủ quỹ ký vào Phiếu thu hoặc Phiếu chi và giao cho khách hàng 01 liên, sau đó Thủ quỹ căn cứ vào Phiếu thu hoặc Phiếu chi ghi vào sổ quỹ (viết tay), sau đó Thủ quỹ chuyển giao liên còn lại cho kế toán vào Sổ kế toán.
- Tiền mặt tồn quỹ phải được lưu giữ tại két, được sắp xếp theo loại giấy bạc và được kiểm lại vào cuối mỗi ngày, không được để nhiều nơi hoặc mang ra ngoài công ty.
- Hàng ngày hoặc định kỳ, Kế toán cùng kiểm kê quỹ tiền mặt và đối chiếu sổ sách, nếu không khớp phải tìm ra được nguyên nhân và có hướng xử lý ngay.
Doanh nghiệp áp dụng chế dộ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 09 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình vừa tập trung vừa phân tán: Kế toán chi nhánh thực hiện thu thập, ghi nhận nội dung các nghiệp vụ phát sinh tại đơn vị mình, phân loại và chuyển chứng từ cùng các báo cáo kế toán về trụ sở chính để Kế toán Tổng Hợp tổng hợp và lập ra các báo cáo chung cho toàn doanh nghiệp theo quy định.
Niên độ kế toán: từ 01/01 đến 31/12
Phương pháp khấu hao TSCĐ: theo phương pháp đường thẳng. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên
Hệ thống tài khoản kế toán: theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính
Hình thức kế toán: Hệ thống sổ kế toán được tổ chức theo hình thức Nhật ký chung được thiết kế trên phần mềm Excel.
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
(Nguồn: Phòng kế toán công ty CVIC)
Hình 3.5 Sơ đồ hình thức kế toán áp dụng tại công ty
Chứng từ kế toán Nhật Ký Chung Sổ Cái Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối tài khoản
Báo Cáo Tài Chính
Sổ Nhật Ký Đặc
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.
3.1.6.3 Trình tự luân chuyển và kiểm tra chứng từ kế toán
Tất cả các chứng từ kế toán do công ty lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đều phải tập trung vào phòng kế toán công ty. Bộ phận kế toán kiểm tra những chứng từ kế toán đó và chỉ sau khi kiểm tra và xác minh tính pháp lý của chứng từ thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán. Cuối cùng thì sẽ được lưu trữ, bảo quản và sau khi hết thời hạn lưu trữ theo quy định đối với từng loại chứng từ, nó sẽ được huỷ.
Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau:
- Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán.
- Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình Giám đốc doanh nghiệp ký duyệt.
- Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán. - Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.
Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán
- Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các yếu tố ghi chép trên chứng từ kế toán.
- Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã ghi trên chứng từ kế toán, đối chiếu chứng từ đó với các tài liệu khác có liên quan.
- Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán.