7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh
4.1.3 Phân tích tình hình phải thu so với phải trả
Để đánh giá rõ hơn tình hình công nợ ta cần so sánh tổng các khoản phải thu so với tổng các khoản phải trả biến động qua các năm như thế nào.
Tình hình biến động phải thu so với phải trả năm 2011-2012
Bảng 4.9: Tình hình biến động khoản phải thu so với phải trả năm 2011-2013
Đơn vị tính: 1.000 đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
6/2011 12/2011 6/2012 12/2012 6/2013 Tổng nợ phải thu 823.936 1.289.367 807.101 1.279.840 805.293 Tổng nợ phải trả 334.540 414.387 317.771 331.547 225.676 Hệ số khái quát công nợ (lần) 2,46 3,11 2,54 3,86 3,57
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán công ty CVIC, năm 2011-2013)
Hình 4.14 Tình hình biến động phải thu so với phải trả năm 2011-2013
Qua bảng 4.11 và hình 4.14 ta thấy công nợ phải thu và phải trả đều xu hướng giảm: Công nợ năm 2012 có xu hướng giảm so với năm 2011 trong đó: tổng nợ phải thu giảm 9.527.000 đồng (giảm 0,74%), tổng nợ phải trả giảm 82.840.000 đồng (giảm 19,99%). Nếu so về tốc độ giảm của công nợ thì nợ phải trả giảm mạnh hơn rất nhiều so với tốc độ giảm nợ phải thu nên làm cho số vốn công ty bị chiếm dụng nhiều hơn số vốn đi chiếm dụng, năm 2011 con số này là 3,11 lần, năm 2012 là 3,86 lần tăng hơn 0,75 lần so với năm 2011. Hệ số khái quát công nợ biểu diễn trên hình 4.14 cho ta thấy tình hình vốn công ty bị chiếm dụng 6 tháng cuối năm tăng cao hơn nhiều so với 6 tháng đầu năm, trong khi 6 tháng đầu năm 2011 số này là 2,46 lần, thì đến cuối năm lại tăng hơn đầu năm là 0,65 lần, năm 2012 đầu năm là 2,54 lần đến cuối năm tăng nhanh 1,32 lần, 6 tháng đầu năm 2013 là 3,57 lần giảm nhẹ hơn so với cuối năm 2012 là 0,29 lần, nhưng tăng 1,03 lần so với 6 tháng đầu năm 2012, tăng 1,11 lần so với 6 tháng đầu năm 2011, dự đoán theo hướng biến động mà hình 4.14 biểu diễn nếu công ty không có biện pháp đẩy mạnh công tác thu hồi nợ hơn nữa rất có thể cuối năm hệ số này còn tăng.