hàng hóa xuất nhập khẩu
- Hoàn thiện hệ thống quy trình quản lý thu NS đối với hàng hóa xuất nhập khẩu:
Để công tác quản lý thu NSNN đối với hàng hóa xuất nhập khẩu từng bƣớc đƣợc tăng cƣờng, hiệu lực và hiệu quả, khắc phục đƣợc những bất hợp lý nhƣ hiện nay, đòi hỏi phải hoàn thiện hơn nữa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về quản lý thuế nói chung và thuế xuất khẩu, nhập khẩu nói riêng, cụ thể nhƣ sửa đổi bổ sung Luật thuế xuất nhập khẩu (dự kiến hoàn thành trong năm 2015) và các văn bản dƣới luật; xây dựng nghị định, thông tƣ quy định chi tiết Luật Quản lý thuế nhằm chi tiết hoạt động quản lý thu thuế, tiếp nhận hồ sơ khai thuế, kế toán thuế đối với hàng hoá xuất khẩu nhập khẩu; quy trình kiểm tra, thanh tra; quy trình miễn, giảm, hoàn thuế; theo dõi nợ, cƣỡng chế thuế, gia hạn nộp thuế, xoá nợ thuế; quy trình xây dựng, thu thập, xử lý thông tin và quản lý hệ thống thông tin về ngƣời nộp thuế; giải quyết khiếu nại về thuế...
- Nâng cao hiệu quả cơ chế đối tượng nộp thuế tự khai, tự tính và tự nộp thuế:
Cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp sẽ nâng cao ý thức tự giác và đề cao trách nhiệm trƣớc pháp luật của đối tƣợng nộp thuế, làm giảm bớt chi phí cho đối tƣợng nộp thuế; cơ quan quản lý thuế sẽ tập trung vào việc thanh tra, kiểm
tra việc chấp hành chính sách thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu của đối tƣợng nộp thuế. Để làm đƣợc việc này cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục và mở rộng dịch vụ tƣ vấn về thuế cho đối tƣợng nộp thuế đòi hỏi phải tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra thƣờng xuyên và định kỳ việc chấp hành chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu để ngăn chặn các trƣơng hợp cố ý lợi dụng cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp thuế để gian lận tiền thuế dƣới mọi hình thức.
- Nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính về thuế, năng lực cạnh tranh quốc gia:
Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động XNK nhằm cải thiện môi trƣờng kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Đặc biệt là thủ tục thu nộp thuế, thủ tục quản lý thuế, tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất nhập khẩu.
Chủ động gặp gỡ và giải quyết kịp thời vƣớng mắc phát sinh thuộc thẩm quyền liên quan đến thủ tục Hải quan, chính sách thuế, công tác quản lý thuế, chế độ kế toán, chế độ hoàn thuế, miễn thuế, công tác quản lý giá, áp mã,....Tập trung vào các mặt hàng có thuế suất cao, kim ngạch xuất nhập khẩu lớn qua đó ngăn chặn kịp thời các hành vi gian lận qua áp giá, áp mã tính thuế,...
4.2.2. Tăng cường công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại nhằm chống thất thu ngân sách nhà nước
a) Kiện toàn tổ chức bộ máy các đơn vị chuyên trách kiểm soát hải quan. Rà soát chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị hải quan các cấp, trình độ đội ngũ cán bộ công chức làm nhiệm vụ chống buôn lậu,... Trƣớc mắt cần kiện toàn các Tổ kiểm soát thuộc Chi cục theo hƣớng tập trung cho các địa
bàn cửa khẩu trọng điểm, làm tốt nhiệm vụ thu thập thông tin, tuần tra, kiểm tra kiểm soát.
b) Tổ chức hoạt động nghiệp vụ chống buôn lậu có kế hoạch, phƣơng án chủ động đấu tranh phù hợp với đặc điểm tình hình, tuyến, địa bàn. Các đơn vị chuyên trách kiểm soát hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Cục Điều tra CBL, các Chi cục Hải quan cửa khẩu phải xây dựng kế hoạch, phƣơng án tổ chức thực hiện các biện pháp nghiệp vụ cơ bản đảm bảo tính thống nhất, đúng quy trình, qui định.
Căn cứ đặc điểm tình hình tại địa bàn, tuyến và các trọng điểm về mặt hàng, đối tƣợng,... tiến hành xây dựng phƣơng án đấu tranh tại từng địa bàn, đối với từng trọng điểm. Trong đó cần chú ý các vấn đề sau:
- Xác định, phân chia theo phạm vi địa bàn quản lý của các Chi cục (Cửa khẩu biên giới đƣờng bộ; Cảng biển, sông quốc tế; Sân bay quốc tế; Bƣu điện quốc tế; Khu kinh tế cửa khẩu; Khu công nghiệp, khu chế xuất; Vùng biển, luồng, tuyến phƣơng tiện vận tải ra, vào cảng, lãnh thổ Việt Nam,...)
- Xác định tuyến đƣờng, khu vực trọng điểm tại các địa bàn (tuyến đƣờng vận chuyển hàng hóa XNK, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, phƣơng tiện vận tải, hành khách quá cảnh, tuyến bay, đƣờng mòn, lối mở, ,... Khu vực làm thủ tục, kiểm tra thực tế hàng hóa, giám sát, cổng cảng,...). Xác định trọng điểm (về mặt hàng, đối tƣợng, lĩnh vực trọng điểm, phƣơng thức, thủ đoạn, hiện tƣợng nổi cộm,...) trong từng địa bàn.
- Tổ chức thực hiện các chuyên đề, chuyên án đấu tranh phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới đối với ma tú y, vũ khí, chất nổ, xăng dầu , khoáng sản , hàng hóa có thuế suất cao , hàng hóa vi phạm môi trƣờng, rƣợu, thuốc lá ngoa ̣i, gỗ, hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất , tài liệu phản động ... đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn cô ̣ng đồng.
c) Tham mƣu cho Chính phủ, Bộ Tài chính trong chỉ đạo công tác đấu tranh CBL; làm tốt vai trò cơ quan thƣờng trực giúp việc của Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong đấu tranh chống buôn lậu.
d) Nắm chắc diễn biến tình hình tại các địa bàn, kịp thời cảnh báo phƣơng thức, thủ đoạn mới của tội phạm để chủ động xây dựng kế hoạch đấu tranh, ngăn chặn. Đấu tranh bắt giữ, xử lý vi phạm hiệu quả, trọng tâm vào nhóm các mặt hàng cấm; nhóm các lĩnh vực bị lợi dụng để vi phạm.
Trong quá trình điều tra, bắt giữ, xử lý vi phạm, kịp thời phát hiện những sơ hở, thiếu sót, bất cập trong quản lý Nhà nƣớc, chế độ chính sách, pháp luật để kiến nghị sửa đổi, bổ sung nhằm nâng cao hiệu quả công tác CBL, gian lận thƣơng mại và hàng giả.
e) Tăng cƣờ ng công tác phối hợ p tốt với các lƣ̣c lƣợng chƣ́c năng nhƣ Công an, Biên phòng, Quản lý thị trƣờng , Cảnh sát biển,... để trao đổi, cung cấp thông tin và phối hợp trong công tác tuần tra kiểm soát , đấu tranh bắt giƣ̃ và xử lý đạt hiệu quả phòng chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại.
g) Đẩy mạnh tuyên truyền và phối hợp tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về nguy hại của buôn lậu, gian lận thƣơng mại và hàng giả và công tác phòng, CBL, gian lận thƣơng mại và hàng giả để mọi công dân không tham gia, không tiếp tay, không bao che, không làm ngơ đối với hoạt động này.
h) Tổ chức thu thập thông tin, phân tích, đánh giá rủi ro phục vụ công tác xây dựng tiêu chí rủi ro, kịp thời cập nhật tiêu chí vào hệ thống phục vụ phân luồng tờ khai tự động trên hệ thống đáp ứng yêu cầu triển khai Luật Hải quan, đảm bảo thực hiện đúng các quy định hiện hành.
4.2.3. Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp quản lý rủi ro
Quản lý rủi ro đƣợc coi là bộ phận không thể tách rời, bao trùm tất cả các quy trình tổ chức nghiệp vụ hải quan; đồng thời hỗ trợ các cấp quản lý ra các quyết định nghiệp vụ thông qua các cảnh báo đƣợc đƣa ra trong quá trình lựa chọn sắp xếp thứ tự ƣu tiên và hành vi quản lý, trong đó gồm cả hoạt động quản lý thu NSNN của cơ quan Hải quan. Quản lý rủi ro đƣợc áp dụng đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu với các tiêu chí về đánh giá tuân thủ pháp luật, đánh giá xếp hạng mức độ rủi ro. Đây là hoạt động rất quan trọng vì các vi phạm pháp luật thuế, pháp luật hải quan chủ yếu là do ý chí chủ quan của doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Do đó, cơ quan Hải quan cần triển khai đồng bộ các giải pháp Quản lý rủi ro, trong đó tập trung vào vấn đề trọng tâm:
a) Rà soát, phân tích hoạt động XNK của DN, tập trung vào các DN trọng điểm, DN có rủi ro cao để gian lận số tiền thuế phải nộp hoặc DN có dấu hiệu xuất khống để hoàn thuế. Kiểm tra kỹ đối tƣợng, thủ tục hồ sơ, điều kiện miễn, giảm, hoàn thuế, phân loại hàng hóa, xác định mức thuế, trị giá tính thuế theo đúng quy định. Đặc biệt chú trọng tập trung kiểm tra các trƣờng hợp kê khai miễn thuế hàng hóa NK đầu tƣ, hoàn thuế, các mặt hàng mới, dễ lẫn, có thay đổi tên, mức thuế NK, trị giá tính thuế. Đối với các trƣờng hợp hoàn thuế trƣớc, kiểm tra sau, phải kiểm tra kỹ hồ sơ DN gửi, đối chiếu hồ sơ với các tài liệu có tại cơ quan Hải quan. Tăng cƣờng công tác phối hợp, trao đổi cung cấp thông tin giữa đơn vị làm công tác Quản lý rủi ro và các đơn vị nghiệp vụ để kịp thời lựa chọn kiểm tra, giám sát các lô hàng có dấu hiệu vi phạm, gian lận thƣơng mại nhằm nâng cao hiệu quả Quản lý rủi ro.
b) Nâng cao chất lƣợng đánh giá tuân thủ DN, hoàn thiện cơ chế thu thập, quản lý thông tin hồ sơ DN. Cập nhật, tích hợp đầy đủ, kịp thời, toàn
diện các thông tin hiện có trong ngành Hải quan và cơ quan thuế; trao đổi thu thập thông tin từ DN và các cơ quan, đơn vị thuộc các Bộ, ngành liên quan trên địa bàn; thẩm tra, xác minh các thông tin cụ thể của từng DN theo phân cấp của Tổng cục.
Thông tin DN sau khi thu thập đƣợc cập nhật kịp thời vào hệ thống. Đối với các thông tin liên quan đến tiêu chí đánh giá tuân thủ sẽ đƣợc xử lý, xem xét điều chỉnh mức độ tuân thủ, hạng rủi ro của DN. Các thông tin liên quan đến dấu hiệu rủi ro của DN sẽ đƣợc đề xuất áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp.
Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố thực hiện theo dõi, đánh giá, đôn đốc, chấn chỉnh kịp thời việc thu thập, cập nhật thông tin hồ sơ DN. Định kỳ hàng năm tổng kết, đánh giá việc thực hiện công tác này tại từng cấp đơn vị.
c) Nâng cao chất lƣợng phân luồng và thông tin phân luồng kiểm tra. Chuẩn hóa mã số hàng hóa theo các danh mục hàng hóa quản lý chuyên ngành để đảm bảo việc phân luồng đúng với hàng hóa thuộc diện quản lý. Tăng cƣờng năng lực thu thập, xử lý thông tin, phân tích rủi ro, xác định trọng điểm kiểm tra. Ban hành văn bản và Sổ tay hƣớng dẫn công tác thu thập, xử lý thông tin phục vụ Quản lý rủi ro; phân tích rủi ro, xác định trọng điểm kiểm tra. Hoàn thiện kỹ thuật thiết lập, áp dụng tiêu chí lựa chọn kiểm tra; đảm bảo việc lựa chọn đúng lô hàng trọng điểm để kiểm tra;
Theo dõi, kiểm tra việc kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa phù hợp với kết quả đánh giá rủi ro và đúng quy định của pháp luật. Quy định việc quyết định kiểm tra dựa trên kết quả đánh giá rủi ro, phân luồng của hệ thống; chấm dứt tình trạng chuyển luồng tùy tiện.
Xây dựng, thƣờng xuyên theo dõi, cập nhật danh mục hàng hóa rủi ro về trị giá. Tăng cƣờng thu thập, xử lý thông tin, phân tích rủi ro phát hiện những DN, hàng hóa có dấu hiệu gian lận về trị giá để phân luồng kiểm tra trong thông quan và kiểm tra sau thông quan.
Kiểm soát nguy cơ gian lận hoàn thuế:Trao đổi thông tin với cơ quan thuế để rà soát, phát hiện các DN có dấu hiệu gian lận trong hoàn thuế. Tăng cƣờng thu thập, xử lý thông tin, phân tích rủi ro để phát hiện, kiểm tra sau thông quan đối với các DN rủi ro trong hoàn thuế. Tiến hành các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát để phát hiện, điều tra, xử lý kịp thời các đối tƣợng có dấu hiệu gian lận trong hoàn thuế.
Kiểm soát đối với các DN rủi ro cao:Quản lý danh sách DN không tuân thủ, rủi ro cao trên địa bàn; thƣờng xuyên theo dõi, phân tích rủi ro và đề xuất áp dụng các biện pháp kiểm tra, kiểm soát phù hợp; định kỳ hàng tháng báo cáo về kết quả quản lý và tình hình chấp hành pháp luật của các DN này. Phân loại đánh giá DN trọng điểm, đề nghị điều tra đối với các DN có dấu hiệu vi phạm.
4.2.4. Đổi mới công tác kiểm tra, thanh tra thuế
Sử dụng các công cụ kiểm tra và thanh tra thuế nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý thuế với hàng hóa XNK đáp ứng yêu cầu hải quan hiện đại, trong thời gian tới cần đổi mới công tác kiểm tra, thanh tra thuế theo hƣớng sau đây:
- Tăng cƣờng số lƣợng đồng thời nâng cao chất lƣợng kiểm tra tại trụ sở DN. Xây dựng lực lƣợng kiểm tra, thanh tra thuế theo hƣớng chuyên nghiệp, chuyên sâu; xâng cao trình độ nghiệp vụ kiểm tra phát hiện gian lận thƣơng mại qua giá, xuất xứ hàng hóa. Nâng cao năng lực thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin của công chức kiểm tra, thanh tra thuế, làm cho thu
thập, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin trở thành hoạt động thƣờng xuyên của đơn vị, phân tích thông tin tích lũy đƣợc trong từng công chức không ngừng đƣợc nâng cao.
- Phân loại các đối tƣợng để kiểm tra, thanh tra theo mức độ (1) Tuân thủ, (2) Chƣa tuân thủ, (3) Cần kiểm tra thêm để khẳng định thuộc loại nào. Hoặc theo mức độ kiểm soát đƣợc hay chƣa kiểm soát đƣợc, mức độ rủi ro: (1) Đã kiểm soát đƣợc, rủi ro thấp; (2) Chƣa kiểm soát đƣợc, rủi ro cao; (3) Cần kiểm tra thêm để khẳng định thuộc loại nào. Kết quả phân loại đƣợc đƣa vào cơ sở dữ liệu quản lý rủi ro. Thực hiện kiểm tra, thanh tra thuế theo phƣơng pháp tự chọn ngẫu nhiên của máy tính, không có sự can thiệp chủ quan của con ngƣời để đảm bảo tính khách quan trong lựa chọn đối tƣợng kiểm tra.
Trên cơ sở phân loại và cơ sở dữ liệu có đƣợc, sẽ tập trung xác định và kiểm tra đối với những DN, loại hình và mặt hàng trọng điểm (rủi ro cao, chƣa tuân thủ), trong đó chú trọng kiểm tra về giá, định mức hàng gia công và SXXK, mã số hàng hoá, xuất xứ hàng hóa, các ƣu đãi về thuế.
- Tăng cƣờng mối quan hệ phối hợp với ngân hàng, cơ quan thuế, kho bạc, cơ quan pháp luật; xây dựng chƣơng trình hợp tác với DN. Cụ thể là:
Xây dựng mối quan hệ phối hợp, cung cấp thông tin để phát hiện các hành vi trốn thuế, gian lận thuế.
Tăng cƣờng hơn nữa hợp tác với các phòng thí nghiệm, tổ chức giám định để phát hiện đƣợc những vi phạm, gian lận (nhất là về mã số, xuất xứ hàng hóa). Vì đây là những đơn vị có thông tin, sự hiểu biết về mặt hàng, công nghệ sản xuất, năng lực sản xuất, giá thành sản phẩm, giá cả thị trƣờng cả ở trong nƣớc, khu vực, thế giới.
- Nâng cao năng lực phát hiện chứng từ giả, khả năng kiểm tra chứng từ thanh toán, xuất xứ hàng hóa, khả năng phát hiện gian lận qua giá:
Để khắc phục tình trạng yếu kém của cơ quan và công chức hải quan về việc không có khả năng nhận biết các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan mà DN nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan là thật hay giả, chính xác hay không, cần:
- Triển khai thực hiện nghiêm túc kế hoạch thanh tra chuyên ngành, kế hoạch kiểm tra nội bộ đã đƣợc Tổng cục Hải quan phê duyệt. Thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có yêu cầu của Tổng cục trƣởng Tổng cục Hải quan. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan trong công tác nâng cao chất lƣợng quản lý thu NS, chống buôn lậu, chống gian lận thƣơng mại.
- Trang bị máy móc, thiết bị phát hiện chứng từ giả.
4.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan