Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể

Một phần của tài liệu Quản lý thu ngân sách đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của ngành hải quan (Trang 44)

2.1.1 Phương pháp phân tích

Phân tích trƣớc hết là phân chia cái toàn thể của đối tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu đƣợc đối tƣợng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu đƣợc cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy.

Trong Luận văn của mình, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp phân tích trong quá trình tiếp cận với đối tƣợng nghiên cứu là công tác thu và quản lý thu NSNN đối với hàng hóa XNK. Để hiểu đƣợc công tác thu và quản lý thu

NSNN đối với hàng hóa XNK là gì, trƣớc tiên chúng ta cần phải hiểu đƣợc các khái niệm cơ bản về thu và quản lý thu NSNN đối với hàng hóa XNK.

Phƣơng pháp phân tích không chỉ đƣợc tác giả sử dụng triệt để trong Chƣơng 1 khi đề cập đến các vấn đề mang tính lý luận mà còn đƣợc tác giả sử dụng trong hầu hết các phần còn lại của Luận văn.

2.1.2. Phương pháp thu thập,tổng hợp thông tin

Trong luận văn này tác giả sử dụng thông tin thứ cấp, tài liệu đƣợc lấy chủ yếu từ sách báo, báo cáo tổng kết ngành Hải quan, Cục Hải quan địa phƣơng, các văn bản quy phạm pháp luật về NSNN, chính sách thuế và quản lý thuế; hải quan, thƣơng mại, đầu tƣ và các pháp luật có liên quan đến thu NSNN đối với hàng hóa XNK có liên quan đến nội dung luận văn.

Tài liệu, số liệu đã đƣợc công bố về tình hình thu NS đối với hàng hóa XNK của các Cục Hải quan địa phƣơng, Tổng cục Hải quan , trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu.

Phƣơng pháp tổng hợp giúp tác giả đƣa ra những nhận định và đánh giá khái quát về vấn đề nghiên cứu trong luận văn của mình. Ngay từ Chƣơng 1, khi giới thiệu tổng quan về tình hình nghiên cứu, tác giả đã tóm tắt, tổng hợp lại những vấn đề chính có liên quan đến việc thu NS. Các nhận định, đánh giá rút ra từ quá trình tổng hợp là cơ sở cho việc đổi mới và hoàn thiện công tác thu và quản lý thu NS đối với hàng hóa XNK của ngành Hải quan.

2.1.3. Phương pháp so sánh

Thông qua các số liệu đã thu thập, tìm ra đƣợc quy luật, bản chất của hiện tƣợng. Từ đó so sánh với các năm để thấy đƣợc tình hình XNK của nƣớc ta hàng năm nhƣ thế nào. Qua đó, đề ra các giải pháp nâng cao chất lƣợng quản lý thu NS đối với hàng hóa XNK

Dùng bảng biểu đánh giá tình hình thu NS qua các năm từ 2011 đến 2015 dựa trên thông tin đƣợc cung cấp từ các báo cáo của Cục Hải quan địa phƣơng để so sánh từ đó thấy đƣợc hình hình thu NS đối với hàng hóa XNK của nƣớc ta hàng năm nhƣ thế nào.

2.2. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu

Đi ̣a điểm: Nghiên cứu đƣợc thực hiện tại Tổng cục Hải quan.

Thời gian: Thời gian thu thập số liệu nghiên cứu là giai đoạn 2011 - 2015.

2.3. Các bƣớc thực hiện và thu thập số liệu

Tác giả thực hiện Luận văn theo tuần tự các bƣớc nghiên cứu nhƣ sau :

Bước 1: Nghiên cứu tài liệu nhằm xác định khung lý thuyết, cơ sở lý luận về công tác thu NS đối với hàng hóa XNK của ngành Hải quan nói riêng. Bƣớc này chủ yếu phục vụ cho công tác nghiên cứu tại chƣơng 1. Trong chƣơng này tác giả chủ yếu thu thập các khái niệm, quy định trên các tài liệu, văn bản nghị định của Chính phủ, thông tƣ của Bộ tài chính, quyết định của Bộ tài chính và Tổng cục Hải quan…

Phần tổng quan tài liệu chủ yếu thu thập thông tin trên các tài liệu, sách, báo, các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý thu NSNN, các bài viết, các luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ tham khảo trên thƣ viện luận văn...

Trong phần này tác giả chủ yếu sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả, phân tích, tổng hợp… để liệt kê, trình bày những khái niệm cơ bản, những nội dung quan trọng liên quan đến công tác quản lý thu NSNN đƣợc đề cập tại chƣơng 1. Phân tích đánh giá những mặt làm đƣợc, chƣa làm đƣợc của các nghiên cứu trƣớc đó để tìm ra những điểm mới mà các tác giả trƣớc chƣa thực hiện.

Bước 2: Thu thập tài liệu, số liệu phục vụ phân tích thực trạng công tác thu NS ngành Hải quan giai đoạn 2011-2015.

Bƣớc này chủ yếu phục vụ cho chƣơng 3. Trong bƣớc này tác giả thu thập số liệu thứ cấp dạng thô trên các báo cáo tổng kết của ngành Hải quan, báo cáo hàng năm của các đơn vị địa phƣơng trực thuộc Tổng cục Hải quan do Cục Thuế XNK tổng hợp. Các số liệu này đƣợc xử lý bằng phần mềm Exel.

Trong chƣơng này tác giả sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả, tổng hợp, phân tích, so sánh để thu thập thông tin, phân tích số liệu về số thu NS đối với hàng hóa XNK của ngành Hải quan giai đoạn 2011 - 2015.

Bước 3: Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý thu NS đối với hàng hóa XNK ngành Hải quan, những tồn tại, hạn chế, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu NS đối với hàng hóa XNK của ngành Hải quan.

2.4. Các công cụ đƣợc sử dụng

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU NGÂN SÁCH ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NGÀNH HẢI QUAN

3.1. Cơ cấu tổ chức của ngành Hải quan

Với đặc thù là ngƣời “gác cửa nền kinh tế đất nƣớc” ngành Hải quan đƣợc tổ chức hiện theo quy định tại Quyết định số 02/2010/QĐ-TTg ngày 15/01/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ quy đ ịnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính.

Các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan ở TW: 15, trong đó: 11 đơn vị hành chính và 04 đơn vị sự nghiệp. Ngoài ra Bộ Tài chính đã quyết định thành lập 02 đơn vị chuyên trách tham mƣu, giúp việc Tổng cục trƣởng TCHQ về công tác cải cách, hiện đại hóa ngành Hải quan và quản lý rủi ro.

Các cơ quan Hải quan tại địa phƣơng:

- Các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ƣơng: 34 cục.

- Các Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tƣơng đƣơng thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ƣơng:

+ 170 Chi cục Hải quan cửa khẩu và tƣơng đƣơng; + 34 Chi cục Kiểm tra sau thông quan;

+ 36 Đội Kiểm soát Hải quan;

+ 12 Đội Kiểm soát phòng, chống ma túy.

- Các Đội (tổ) thuộc Chi cục và tƣơng đƣơng: Theo yêu cầu công việc và tình hình thực tế của từng Chi cục, Tổng cục trƣởng Tổng cục Hải quan

quyết định việc thành lập các Đội (Tổ) công tác thuộc Chi cục Hải quan và tƣơng đƣơng: 587 đơn vị.

* Cơ cấu tổ chức quản lý thu ngân sách đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của Ngành hải quan

Nhiệm vụ thu NSNN đối với hàng hóa XNK của Ngành hải quan đƣợc thực hiện ở 3 cấp: Cấp Trung ƣơng (Tổng cục Hải quan); cấp tỉnh, liên tỉnh, thành phố, và cấp cửa khẩu.

Ở cấp Trung ƣơng: Nhiệm vụ thu và quản lý thu NSNN đối với hàng hóa XNK thuộc về Cục thuế xuất nhập khẩu. Hiện tại đơn vị này đƣợc tổ chức thành 5 phòng nghiệp vụ chính là: Nhóm công việc xây dựng kế hoạch và quản lý thực hiện kế hoạch thu hàng năm, nhóm công việc về thực hiện chính sách thuế, nhóm công việc về thực hiện chính sách quản lý trị giá hải quan.

Ở cấp tỉnh, liên tỉnh, thành phố: Là Phòng thuế XNK hay Phòng Nghiệp vụ là bộ phận thực hiện việc quản lý, hƣớng dẫn nhiệm vụ thu hải quan. Các công việc chủ yếu ở đây là hƣớng dẫn các cửa khẩu thực hiện các quy định của luật thuế theo hƣớng dẫn của Tổng cục Hải quan và quản lý số thu trong phạm vi địa bàn của mình.

Tại cửa khẩu, hoạt động thu hải quan đƣợc tiến hành trực tiếp đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu dựa trên các tờ khai hải quan của hàng hóa. Bộ phận giá - thuế thuộc các Đội Thủ tục hải quan là những ngƣời trực tiếp tiến hành thu tiền từ ngƣời kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa.

3.2. Thực trạng quản lý thu ngân sách nhà nƣớc của Việt Nam giai đoạn 2011- 2015. đoạn 2011- 2015.

Trong gần 5 năm qua, tình hình thế giới có nhiều diễn biến rất phức tạp. Xung đột và thiên tai xảy ra ở nhiều nơi. Kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn

dự báo. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế năm 2012 - 2013 đƣợc đánh giá là trầm trọng nhất kể từ Đại suy thoái kinh tế thế giới 1929 - 1933. Nhiều nƣớc công nghiệp phát triển đã điều chỉnh mạnh chính sách để bảo hộ sản xuất trong nƣớc. Cạnh tranh quyết liệt giữa các nƣớc lớn tại khu vực và diễn biến phức tạp trên Biển Đông, Biển Hoa Đông... Thực trạng trên tác động bất lợi đến phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam .

Trong nƣớc, kinh tế tăng trƣởng chậm lại, sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Thiên tai, dịch bệnh gây thiệt hại nặng nề. Sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Nhu cầu an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, cải thiện môi trƣờng sống và bảo đảm quốc phòng an ninh ngày càng cao trong khi nguồn lực còn hạn hẹp. Trong điều kiện đó, cân đối NS khó khăn, bội chi thƣờng xuyên cao hơn kế hoạch, theo Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính:

3.2.1. Công tác lập kế hoạch thu ngân sách nhà nƣớc đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của ngành hải quan. xuất nhập khẩu của ngành hải quan.

Quá trình lập kế hoạch thu NSNN đƣợc tiến hành theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 1 Điều 42 Luât Ngân sách Nhà nƣớc.

Hàng năm Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Chỉ thị về việc lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nƣớc năm sau. Căn cứ Chỉ thị của Thủ tƣớng Chính phủ, Bộ Tài chính ban hành thông tƣ hƣớng dẫn yêu cầu, nội dung, thời hạn lập kế hoạch thu NSNN; thông báo số kiểm tra về tổng mức và từng lĩnh vực thu, chi ngân sách.

Tổng cục Hải quan hƣớng dẫn lập kế hoạch thu NSNN; các Cục Hải quan tỉnh, thành phố căn cứ số kiểm tra về kế hoạch thu NSNN của Bộ Tài chính và hƣớng dẫn lập kế hoạch thu NSNN của Tổng cục Hải quan để hƣớng dẫn các Chi cục Hải quan lập kế hoạch thu NSNN và cơ sở tính toán từng nguồn thu, tổng hợp báo cáo Tổng cục Hải quan.

Formatted: Space Before: 6 pt, After: 6 pt, Line spacing: Multiple 1.3 li

Tổng cục Hải quan xem xét dự kiến kế hoạch thu NSNN cho các Cục Hải quan tỉnh, thành phố, tổ chức thảo luận với các Cục Hải quan tỉnh, thành phố đánh giá khả năng thu NSNN năm hiện tại và dự kiến khả năng thu NSNN năm tiếp theo. Tổng cục Hải quan tổng hợp, thuyết minh và trình các cấp lãnh đạo phê duyệt phân bổ và giao kế hoạch thu NSNN;

3.2.2. Thực trạng thu ngân sách nhà nƣớc đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của ngành hải quan. khẩu của ngành hải quan.

Giai đoạn 2011- 2015, ngành Hải quan đã luôn quyết tâm cải cách thủ tục hành chính đảm bảo phát triển kinh tế xã hội theo đúng mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội XI về kế hoạch 5 năm 2011 - 2015..

- Năm 2011 tăng trƣởng kinh tế - xã hội (GDP) đạt 5,3%, tổng thu NSNN đạt 595.000 tỷ đồng, trong đó thu cân đối từ hàng hóa xuất nhập khẩu là 138.700 tỷ đồng. Tuy tăng thu NS so với năm trƣớc, việc tăng thu không đảm bảo chi NSNN, năm 2011 bội chi 120.600 tỷ đồng.

- Năm 2012 tăng trƣởng chậm lại, tăng trƣởng kinh tế - xã hội (GDP) đạt 4,75%, tổng thu NSNN đạt 740.500 tỷ đồng, thu cân đối từ hàng hóa xuất nhập khẩu là 153.900 tỷ đồng, bội chi NSNN 140.200 tỷ đồng.

- Năm 2013 tăng trƣởng kinh tế - xã hội (GDP) đạt 4,76%, tổng thu NSNN đạt 816.000 tỷ đồng, trong đó thu cân đối từ hàng hóa xuất nhập khẩu là 166.500 tỷ đồng, bội chi NSNN 162.000 tỷ đồng.

- Đến năm 2014, với sự quyết tâm của Chính phủ trong việc kiềm chế lạm phát, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, tăng trƣởng kinh tế - xã hội (GDP) đạt 5,06%, tổng thu NSNN đạt 782.700 tỷ đồng, thu cân đối từ hàng hóa xuất nhập khẩu là 154.000 tỷ đồng, bội chi NSNN 224.000 tỷ đồng.

- Kinh tế tích cực hơn ở những tháng đầu năm 2015, tăng trƣởng kinh tế - xã hội quý II năm 2015 ƣớc đạt 6,28%, là mức tăng cao nhất trong vòng 5

năm qua là sự cố gắng tích cực cả nền kinh tế trong việc thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

Tình hình thu NSNN 5 năm (2011-2015) của ngành Hải quan thể hiện quan biểu.

Bảng 3.1: Thu ngân sách ngành hải quan 2011 - 2015

ĐVT: Tỷ đồng STT Năm Kế hoạch thu Số thu NSNN Thực hiện so với DT (%) So với cùng kỳ năm trƣớc (%) 1 2011 180.700 217.014,75 120,1 119,57 2 2012 223.900 197.480,11 88,2 91,00 3 2013 237.500 221.433,30 93,24 112,13 4 2014 224.000 253.422,00 113,13 114,45 5 6 tháng đầu năm 2015 260.000 125.637,7 48,3 105,18 Ƣớc thu 2015 265.000,00 101,92 104,57 Tổng 1.126.100 1.154.350,16 Bình quân giai đoạn 230.870 103,32 108,34

Số liệu ở biểu trên cho thấy:

Số thu NSNN giai đoạn 2011 - 2015 có tăng trƣởng, tuy nhiên tốc độ tăng trƣởng không đều qua các năm. Trên cơ sở ƣớc thu NSNN năm 2015 đạt 265.000 tỷ đồng thì tăng thu NSNN bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt 8,34%/năm, tổng thu NSNN từ hàng hóa xuất nhập khẩu có tăng trƣởng giai đoạn có tốc độ tăng thu NSNN bình quân 8,34%/năm, số thu NSNN bình quân giai đoạn là 230.870 tỷ đồng, tăng cao so với số thu NSNN bình quân giai đoạn 2006 – 2010.

Cũng trong giai đoạn này, số thu nộp NSNN các năm so với tăng trƣởng không đều so với dự toán bình quân giai đoạn tăng thu NSNN so với dự toán là 103,32% so với dự toán; tuy nhiên, năm 2011 vƣợt 20%, nhƣng năm 2012 do khủng hoảng kinh tế thế giới tốc làm thu NSNN chỉ đạt 88,2% dự toán, giảm 11,8% so với dự toán, đến năm 2014 tốc độ tăng thu NSNN so với dự toán vƣợt 13,13%. Từ đó có thể thấy, công tác lập dự toán giai đoạn này chƣa đánh giá, tính toán sát đƣợc sự biến động lớn của nền kinh tế, cũng nhƣ tác động của các yêu tố vĩ mô, các tác động bên ngoài đến sự tăng trƣởng của nền kinh tế nói chung và hoạt động xuất nhâp khẩu nói riêng.

Số thu NSNN cụ thể qua các năm:

Năm 2011 tổng thu NSNN là 217.014,75 tỷ đồng, đạt 120,1% dự toán, tăng 19,57% so với năm 2010. Năm 2011 đánh dấu mốc thu NSNN từ hàng hóa xuất nhập khẩu tăng lên mốc 200.000 tỷ đồng.

Năm 2012 đƣợc coi là một trong những năm kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, tăng trƣởng kinh tế chậm lại, tăng trƣởng GDP giảm, doanh nghiệp phá sản, giải thể, ngừng hoạt động tăng, thất nghiệp tăng cao, sức mua giảm mạnh, nợ công tăng hơn; Quan hệ về đầu tƣ và xuất khẩu, nhập khẩu của các nƣớc với Việt Nam về cơ bản không có nhiều khởi sắc, nguy cơ bất ổn và lạm

phát vẫn tiềm tàng…số thu NSNN năm 2012 là 197.480,11 tỷ đồng, đạt 88% dự toán và bằng 91% so với thực hiện năm 2011.

Một phần của tài liệu Quản lý thu ngân sách đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của ngành hải quan (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)