Kinh nghiệm của Đài Loan

Một phần của tài liệu Quản lý thu ngân sách đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của ngành hải quan (Trang 35 - 37)

Để đổi mới công tác quản lý thu ngân sách nhà nƣớc đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, đảm bảo quản lý thu NSNN, Đài loan đã ban hành và thực hiện các nhóm công việc sau:

Thứ nhất: chuẩn hoá, đơn giản hoá và tự động hoá công tác quản lý thu

thuế cho ngân sách nhà nƣớc đối với hàng hóa xuất nhập khẩu:

Để thực hiện công việc này, Đài loan đã ban hành “Quy trình hoạt động chuẩn” (Standard Operation Program – SOP) và áp dụng cho toàn bộ hệ thống Hải quan nhằm hài hoà hoá và đảm bảo quy trình, thủ tục trong các dịch vụ liên quan tới thuế đƣợc thông suốt, thuận tiện; với phƣơng châm công bằng, không thiên vị và minh bạch. SOP đảm bảo những trƣờng hợp liên quan tới thuế giống nhau đƣợc các đơn vị, các cán bộ quản lý thuế khác nhau thực hiện

ở những thời điểm khác nhau phải đƣợc xử lý nhƣ nhau. Văn bản SOP đƣợc đặt ở quầy phục vụ cho những NNT tham khảo khi giao dịch các vấn đề về thuế. Cán bộ Hải quan thực hiện công tác thuế bắt buộc phải nghiêm chỉnh chấp hành SOP nhằm thúc đẩy hợp tác và tránh mâu thuẫn.

Thứ hai: Đơn giản hoá dịch vụ liên quan tới thuế:

Đơn giản hoá thủ tục hoạt động đƣợc triển khai ở mọi công đoạn quản lý thuế nhằm tiết kiệm chi phí thu nộp thông qua việc tối đa hoá chất lƣợng công tác trong khi nguồn nhân lực hạn chế.

Thứ ba: Tự động hoá toàn bộ dịch vụ liên quan tới thuế:

Hệ thống vận hành nội bộ của cơ quan quản lý thuế đã đƣợc vi tính hoá và tự động hoá toàn bộ nhằm xử lý những dữ liệu phức tạp và khổng lồ theo một trật tự tích hợp, có hệ thống đối với việc đánh thuế và thu thuế. Chất lƣợng các dịch vụ liên quan tới thuế đã đƣợc cải thiện đáng kể và chi phí nguồn nhân lực đã giảm. Lợi ích sử dụng dữ liệu cũng đƣợc tối đa hoá.

NNT có thể khai nộp thuế qua mạng Internet hoặc hệ thống khai báo. Việc nộp thuế có thể đƣợc tiến hành qua hệ thống thanh toán của ngành tài chính nhƣ thẻ tín dụng, ATM, chuyển khoản điện tử….

Thứ tư: Giảm sai sót về việc phân loại và áp mức thuế; xây dựng những

trƣờng hợp cần phải kiểm tra và kiểm toán thuế.

Cơ quan Hải quan Đài loan đã xây dựng và thực hiện cơ chế tự động xác định những những trƣờng hợp cần lựa chọn để kiểm tra và kiểm toán. Phƣơng pháp đó đảm bảo cho việc kiểm toán thuế tập trung vào những trƣờng hợp nhạy cảm, có độ rủi ro cao, không kiểm tra tràn lan, đảm bảo cho NNT nộp đúng phần thuế phải nộp, tránh lãng phí nguồn nhân lực, cảnh báo trƣớc việc có thể bị rà soát, kiểm tra, ngăn chặn vi phạm, hạn chế nhân tố chủ quan của con ngƣời vào việc lựa chọn đơn vị kiểm tra thuế.v.v.

Thứ năm: chiến lƣợc mở rộng ứng dụng CNTT trong các dịch vụ liên quan tới thuế.

Để xây dựng một hệ thống quản lý thuế hiệu quả, lành mạnh theo hƣớng tự động hóa, Đài loan đã ban hành Chiến lƣợc mở rộng ứng dụng CNTT trong các dịch vụ liên quan tới thuế. Chiến lƣợc này đƣợc xây dựng nhằm ứng dụng CNTT trong toàn bộ hoạt động nội bộ của cơ quan quản lý thuế cũng nhƣ công tác hỗ trợ, giải đáp thắc mắc, tuyên truyền và việc khai thuế, nộp thuế cho NNT.

Các biện pháp đã triển khai nhằm ứng dụng CNTT cũng bao gồm cả cách thức đánh giá sự hài lòng của NNT khi cơ quan quản lý thuế cung cấp dịch vụ, giải đáp thắc mắc về thuế (kể cả tuyên truyền chính sách) trên mạng. Để thực hiện, NNT đƣợc cấp một thẻ chứng nhận số hoá để có thể vào trang web của một cơ quan quản lý thuế nhằm tìm hiểu thông tin, chính sách có liên quan, các khoản thuế đã nộp, thuế quá hạn v.v. Đặc biệt, NNT có thể hỏi về mọi thông tin liên quan tới thuế và tình trạng hồ sơ/đơn từ của họ đang đƣợc xử lý thế nào vào bất kỳ lúc nào qua trang web “thuế điện tử một cổng vào” (Single- Entry- Point of E-tax) và chƣơng trình công bố thông tin thuế mới nhất trong kế hoạch e-tax (thuế điện tử) của cơ quan quản lý thuế.

Một phần của tài liệu Quản lý thu ngân sách đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của ngành hải quan (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)