Nhóm biện pháp: Đầu tư và quản lý sử dụng có hiệu quả

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở trường trung học phổ thông hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 95 - 97)

a. Mục tiêu của biện pháp:

Biện pháp này giúp BGH nhà trường nắm rõ được số lượng và chất lượng các TBDH tiếng Anh hiện có của nhà trường, thực trạng sử dụng TBDH. Từ đó, BGH lập các kế hoạch mua sắm CSVC, TBDH phù hợp, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu dạy học tiếng Anh.

87

b. Nội dung và cách thức tiến hành:

+ Nội dung

Xây dựng kế hoạch bảo dưỡng, nâng cấp các CSVC, TBDH hiện có phục vụ cho hoạt động dạy học tiếng Anh. Xây dựng kế hoạch mua sắm mới các TBDH hiện đại, phù hợp với điều kiện của nhà trường; xây dựng nội quy và hướng dẫn sử dụng CSVC và TBDH; tổ chức bồi dưỡng kỹ năng sử dụng, lưu trữ TBDH cho cán bộ thiết bị; xử lí nghiêm các GV và HS vi phạm quy định về sử dụng CSVC và TBDH.

+ Cách thức tiến hành

Lập sổ theo dõi việc sử dụng TBDH theo PPCT môn Tiếng Anh. Quản lý TBDH đúng quy trình kỹ thuật và thực hiện nghiêm quy chế mượn, sử dụng, bảo quản và trả TBDH. Ngoài ra, tất cả các TBDH phải được nhập vào phần mềm quản lí thiết bị để BGH và GV dễ dàng tra cứu danh mục thiết bị khi cần.

Hàng năm, BGH giao cho cán bộ thiết bị rà soát các TBDH của nhà trường. Từ đó, BGH lập kế hoạch bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị hỏng, thay thế các thiết bị lạc hậu. BGH cũng chỉ đạo cán bộ thiết bị phải thường xuyên lau chùi, dọn vệ sinh phòng thiết bị để đảm bảo điều kiện môi trường lưu trữ và các thiết bị ở tình trạng tốt.

Nhà trường cử cán bộ thiết bị tham gia các lớp tập huấn/ bồi dưỡng về công tác quản lý CSVC và TBDH nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức về các TBDH hiện đại và việc lưu trữ, bảo dưỡng các thiết bị này.

BGH chỉ đạo cho cán bộ thiết bị xây dựng nội quy sử dụng các TBDH và hướng dẫn sử dung thiết bị cho HS và nội quy mượn, trả thiết bị đối với GV. Đồng thời, yêu cầu cán bộ thiết bị báo cáo ngay với BGH khi có sự cố xảy ra để nhà trường có biện pháp xử lí kịp thời.

Việc mượn thiết bị đều được ghi chép trong sổ theo dõi. Trong đó nêu rõ ngày mượn, người mượn, tình trạng thiết bị khi mượn, tình trạng thiết bị khi trả. Khi có bất kỳ hỏng hóc nào xảy ra, lãnh đạo nhà trường sẽ điều tra theo sổ theo dõi thiết bị. Trách nhiệm cụ thể sẽ quy cho các cá nhân theo mức độ vi phạm. Việc xử lí của nhà trường rất nghiêm nên có tác dụng tôt trong việc giáo dục HS về ý thức sử dụng các TBDH. Nếu CSVC - TBDH bị hỏng, nhà trường phải chỉ đạo điều tra nguyên nhân, đối tượng vi phạm và hướng xử lí các cá nhân vi phạm, khắc phục các sự cố, sửa chữa hoặc thay thế các thiết bị đó.

88

Đối với môn tiếng Anh, cần chú ý tới việc bảo quản, bảo dưỡng và tu sửa các loại đài cat - xét, đĩa CD, đặc biệt là phòng học ngoại ngữ chuyên biệt, trong phòng thực hành tiếng, GV cũng có sổ theo dõi tiết dạy riêng. Trong phòng học thực hành tiếng cũng có treo nội quy phòng học, quy định rõ những điều HS không được làm.

c. Điều kiện thực hiện có hiệu quả biện pháp:

BGH nhà trường phải có sự nhận thức sâu sắc về việc sử dụng và bảo quản CSVC và TBDH và quán triệt nghiêm túc với GV và HS về các quy định, nội quy sử dụng CSVC và TBDH, tránh lãng phí CSVC, đảm bảo nguyên tắc sử dụng đúng lúc, đúng chỗ và đạt hiệu quả cao.

GV - HS phải nhận thức được những lợi ích khi sử dụng TBDH trong mỗi bài dạy; có ý thức bảo vệ trang thiết bị dạy học hiện có.

Các biện pháp xử lí HS vi phạm phải nghiêm để ngăn chặn các hành động cố ý phá hoại CSVC của nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở trường trung học phổ thông hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)