Nhóm biện pháp: Quản lý hoạt động học mônTiếng Anh của HS

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở trường trung học phổ thông hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 80 - 86)

3.2.3.1. Giáo dục động cơ học môn Tiếng Anh cho HS

a. Mục tiêu của biện pháp

Biện pháp này nhằm tạo cho HS xác định động cơ học tiếng Anh đúng, phù hợp với năng lực và điều kiện của bản thân. Từ đó, nâng cao hiệu quả học tập môn tiếng Anh.

b. Nội dung và cách thực hiện

+ Nội dung

Quản lý việc giáo dục động cơ học môn tiếng anh bao gồm: quản lý và tổ chức các hoạt động tuyên truyền về vai trò của tiếng Anh hiện nay; quản lý việc tổ chức các chương trình ngoại khóa giúp HS yêu thích môn tiếng Anh; quản lý việc tích hợp các nội dung trong giảng dạy tiếng Anh để tạo ra sự đam mê môn tiếng Anh. Từ đó, giúp cho HS yêu thích và học tốt môn tiếng Anh hơn.

+ Cách thực hiện

BGH nhà trường cần chỉ đạo và giám sát chặt chẽ việc cải tiến PPDH của GV nhằm khuyến khích sự yêu thích của HS đối với môn tiếng Anh; chỉ đạo thực hiện các tiết học có lồng ghép các trò chơi, các hoạt động đa dạng, phong phú để giúp HS thêm yêu thích môn học này.

72

Ngoài ra, BGH chỉ đạo TCM tổ chức các chương trình ngoại khóa tiếng Anh, tổ chức câu lạc bộ tiếng Anh với nhiều trò chơi, phần thi hấp dẫn, đa dạng nhằm thu hút HS vào môi trường sử dụng tiếng Anh giao tiếp, tạo cho HS sân chơi bổ ích, giúp các em có hứng thú trong học tập. Nhà trường phối kết hợp cùng với các trung tâm anh ngữ trên địa bàn thị xã Phú Thọ như Trung tâm anh ngữ Hùng Vương,Trung tâm anh ngữ Eco-Link để những giáo viên nước ngoài của các trung tâm đó sẽ tổ chức các hoạt động tạo môi trường giao tiếp cho học sinh với giáo viên tiếng Anh người bản địa trong các buổi ngoại khóa học các buổi sinh hoạt câu lạc bộ tiếng Anh. Nhà trường tạo điều kiện để GV tổ chức cho HS đi thực tế ở các điểm du lịch có khách nước ngoài, thiết kế các hoạt động khuyến khích HS giao tiếp với người nước ngoài để các em có cơ hội thực hành các kỹ năng và kiến thức đã được học.

Giáo dục động cơ học tập bằng nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tiếng Anh. Khi áp dụng thành công các biện pháp quản lý việc giáo dục và nâng cao nhận thức về vai trò của tiếng Anh trong xã hội hiện nay, tự bản thân HS sẽ cố gắng học tập tốt.

Ngoài ra, nhà trường chỉ đạo cho TCM tổ chức khảo sát ý kiến HS về việc học tiếng Anh. Thông qua các phiếu hỏi ý kiến, GV sẽ tìm hiểu tâm lý, tư tưởng, nguyện vọng của HS về việc học tiếng Anh, về động cơ và thái độ học tập của HS để từ đó giúp đỡ, giáo dục HS và điều chỉnh hoạt động dạy học nếu cần thiết.

Chỉ đạo các GV Tiếng Anh theo dõi thường xuyên các biểu hiện về thái độ và ý thức học tập của HS để có sự động viên hướng dẫn kịp thời, phù hợp với HS.

c. Điều kiện thực hiện có hiệu quả biện pháp:

BGH nhà trường, GV Tiếng Anh và GVCN cần nhận thức rõ tầm quan trọng của việc giáo dục động cơ học môn Tiếng Anh cho HS.

Mỗi GV cũng phải tự nhận thấy được vai trò quan trọng của mình trong việc tạo ra động cơ học tập cho HS. Không HS nào lại yêu thích môn học khi mà GV dạy bộ môn đó yếu về phương pháp, không vững về kiến thức, và không biết cách truyền cho HS sự đam mê của mình. Do đó, bản thân mỗi GV cũng phải luôn trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng và cải tiến PPDH thì mới tạo ra động lực và sự đam mê đối với môn tiếng Anh cho HS của mình.

Nhà trường phải tạo điều kiện về thời gian, kinh phí để tổ ngoại ngữ và các tổ chức đoàn thể tổ chức các hoạt động ngoại khóa tiếng Anh cho HS.

73

3.2.3.2.Hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch học tập môn Tiếng Anh

a. Mục tiêu của biện pháp:

Quản lý tốt việc hướng dẫn HS lập kế hoạch học tập môn tiếng Anh sẽ giúp cho HS xây dựng được kế hoạch học tập khoa học hơn, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và tâm lý của các em. Từ đó, giúp các em thực hiện được kế hoạch đã đề ra. Đồng thời, kế hoạch học tập cũng là phương tiện giúp GV quản lý việc học của HS dễ dàng hơn.

b. Nội dung và cách thức tiến hành:

+ Nội dung

Quản lý việc hướng dẫn HS lập kế hoạch học tập bao gồm việc chỉ đạo cho các GV hướng dẫn HS lập kế hoạch học tập và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch học tập của HS.

+ Cách thức tiến hành

BGH cần chỉ đạo GVCN, GV tiếng Anh và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phổ biến những quy định cụ thể về việc lập kế hoạch học tập ở nhà, trên lớp, chuẩn bị bài, làm bài tập về nhà và đọc sách tham khảo của HS.

BGH cần chỉ đạo các GV tiếng Anh hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch học tập môn học. Trong đó thể hiện rõ thời gian biểu, mục tiêu phấn đấu và các biện pháp thực hiện, các công việc phải làm, các yêu cầu cụ thể về việc học trên lớp và tự học, cách đọc tài liệu tham khảo, cách tra cứu, tìm kiếm các thông tin liên quan đến việc học Tiếng Anh.

Nhà trường giao trách nhiệm cho GV tiếng Anh quản lí và đôn đốc HS thực hiện kế hoạch học tập. GV phải tiến hành các biện pháp giúp HS phát triển các kỹ năng mềm thông qua tổ chức các buổi tọa đàm trao đổi kinh nghiệm về phương pháp học tập Tiếng Anh; cung cấp cho HS các phương pháp học tập.

BGH cần chỉ đạo cho GVCN hướng dẫn cha mẹ HS theo dõi, đôn đốc việc học và chuẩn bị bài môn Tiếng Anh ở nhà theo kế hoạch mà HS đã lập.

BGH nhà trường chỉ đạo cho GV bộ môn kiểm tra việc lập kế hoạch của HS. Đồng thời, giao cho GVCN và GV bộ môn xử lí các HS vi phạm nghiêm trọng các quy định về lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch học tập đã đề ra.

74

c. Điều kiện thực hiện có hiệu quả biện pháp:

GVCN và GV bộ môn phải quán triệt cho HS về tầm quan trọng của việc lập kế hoạch học tập và tiến hành thực hiện theo kế hoạch. GV cần tổ chức mạng lưới theo dõi kiểm tra và giám sát việc thực hiện kế hoạch học tập của HS.

3.2.3.3.Yêu cầu thực hiện nội quy học tập của HS

a. Mục tiêu của biện pháp:

Quản lý tốt việc thực hiện nội quy học tập của HS sẽ giúp duy trì tốt hơn nề nếp học tập của HS, nâng cao chất lượng các giờ học. Đồng thời, giúp HS có ý thức tốt hơn trong học tập, tạo môi trường học tập lành mạnh, thân thiện và thuận lợi cho HS.

b. Nội dung và biện pháp thực hiện

+ Nội dung

Quản lý việc thực hiện nội quy học tập của HS bao gồm quản lý việc xây dựng các nội quy giờ học; giám sát việc thực hiện các nội quy đó của HS; chỉ đạo điều chỉnh các nội quy nếu cần thiết; xử lí các HS vi phạm nội quy đã đề ra.

+ Cách thức thực hiện

BGH nhà trường chỉ đạo các GVCN xây dựng các nội quy học tập của lớp. Đồng thời, chỉ đạo GV tiếng Anh xây dựng nội quy học tập môn tiếng Anh phù hợp với đặc thù của môn học (chú trọng vào quy định về việc tham gia hoạt động học tập của HS, việc sử dụng tiếng Anh để giao tiếp trong các tiết học); phổ biến các quy định cho HS để các HS thực hiện. Ngoài ra, BGH tăng cường kiểm tra đột xuất các giờ học để nắm được tình hình thực hiện các nội quy giờ học; chỉ đạo GVCN phân công cán bộ lớp theo dõi tình hình học tập và chấp hành nội quy của lớp.

Nhà trường cần yêu cầu GV dạy ghi rõ tình hình thực hiện nội quy, lỗi vi phạm của HS và đánh giá đúng các tiết học vào sổ đầu bài. Các HS vi phạm nghiêm trọng các quy định phải được giáo dục và xử lí kỷ luật (nếu cần) để duy trì tốt việc thực hiện các nội quy đã đề ra.

c. Điều kiện thực hiện có hiệu quả biện pháp:

BGH nhà trường, GVCN và GV bộ môn phải nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xây dựng các quy định học tập, có thái độ nghiêm túc đối với việc thực hiện quy định của HS.

75

Mỗi GV phải nghiêm túc trong giảng dạy để làm gương cho HS, tránh tình trạng GV không nghiêm nên HS không chấp hành tốt các quy định đã đề ra.

3.2.3.4. Bồi dưỡng khả năng tự học Tiếng Anh cho HS

a. Mục tiêu của biện pháp:

Biện pháp này giúp nâng cao hiệu quả của việc tự học Tiếng Anh của HS, giúp HS chủ động thực hiện các họat động học tập.

b. Nội dung và cách thức tiến hành:

+ Nội dung

Hướng dẫn HS lập kế hoạch tự học tiếng Anh với các nội dung cụ thể, chi tiết; kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch của HS, nhận xét, đánh giá và điều chỉnh nếu cần thiết.

+ Cách thức tiến hành

GV hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch tự học Tiếng Anh cho từng kỹ năng thực hành ngôn ngữ, từng chủ điểm các bài học cụ thể theo khối lớp và theo dõi việc thực hiện kế hoạch đó.

GV tiếng Anh xây dựng các chuyên mục về tiếng Anh trên mạng xã hội để HS tham gia. Thông qua chương trình HS có thể trao đổi ý kiến, kinh nghiệm và có những định hướng tích cực trong phương pháp tự học tiếng Anh.

GV bộ môn Tiếng Anh xây dựng những quy định cụ thể về nề nếp tự học của HS: về thời gian, nội dung, cách thức tham khảo tài liệu, cách ghi chép kết quả tự học…vì hoạt động này chủ yếu được tiến hành tại nhà nên GV cần kết hợp với phụ huynh để theo dõi và đôn đốc HS.

GV Tiếng Anh hướng dẫn HS cách thức tự học bằng nhiều h́nh th ức khác nhau như: đưa ra các tình huống có vấn để yêu cầu HS phản hồi sau khoảng thời gian tự tìm hiểu nhất định, khuyến khích HS có phương pháp tự học hiệu quả cùng chia sẻ và phổ biến kinh nghiệm bản thân…

c. Điều kiện thực hiện có hiệu quả biện pháp:

HS phải thực hiện đầy đủ nghiêm túc các nhiệm vụ học tập mà GV đã hướng dẫn tự học. GV môn Tiếng Anh luôn có kế hoạch kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tự học ở nhà theo yêu cầu; có tuyên dương và phê bình HS kịp thời.

76

tiếng Anh của HS

a. Mục tiêu của biện pháp

Biện pháp này nhằm giúp thực hiện tốt các hoạt động ngoại khóa. Đồng thời, giúp HS có thái độ nghiêm túc và tích cực khi tham gia các hoạt động này.

Giúp học sinh nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ tiếng Anh trong mọi hoàn cảnh có thể.

Giúp các em luôn tự tin trước bạn bè người thân thậm chí cả các giáo viên hoặc khách nước ngoài.

b. Nội dung và biện pháp thực hiện

+ Nội dung

Tạo môi trường giao tiếp tiếng Anh bằng cách tổ chức các chương trình ngoại khóa, các cuộc thi theo kế hoạch từng tháng, học kỳ và cả năm học:

Các hình thức giao tiếp như:

Tổ chức festival âm nhạc hát bằng tiếng Anh

Tổ chức các buổi giao lưu với các trung tâm Anh ngữ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Tổ chức các cuộc thi hùng biện bằng tiếng Anh.

Tổ chức các cuộc thi kể chuyện bằng tiếng Anh.

BGH cần quản lý được số lượng HS tham gia các hoạt động ngoại khóa; thái độ và sự tích cực tham gia hoạt động của HS; đánh giá được các ảnh hưởng tích cực từ các hoạt động ngoại khóa đối với hoạt động học môn tiếng Anh của HS. Từ đó, có sự điều chỉnh cần thiết đối với việc tổ chức các hoạt động này.

+ Biện pháp thực hiện

BGH chỉ đạo TCM lập kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa môn tiếng Anh, các cuộc thi sử dụng tiếng Anh. Sau khi BGH nhà trường xem xét kĩ và phê duyệt, TCM phân công các GV tiếng Anh lên format chương trình, nội dung cụ thể của các hoạt động và tổ chức cho HS tham gia.

BGH nhà trường chỉ đạo cho các GVCN lớp đôn đốc HS lớp mình tham gia các hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi; giao trách nhiệm cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của trường phối hợp trong việc kiểm tra sĩ số và ý thức của HS các lớp tham gia hoạt động ngoại khóa, đưa ra các tiêu chí thi đua, xếp loại nề nếp đối với các lớp khi tham gia các hoạt động này.

77

Sau khi tổ chức hoạt động ngoại khóa,các cuộc thi, BGH nhà trường cần tổ chức họp rút kinh nghiệm với tổ ngoại ngữ về các khâu tổ chức, đánh giá các ưu điểm, tồn tại của hoạt động để điều chỉnh và tổ chức các hoạt động tốt hơn.

Hàng năm, nhà trường tổ chức cho GV tiếng Anh khảo sát ý kiến HS về việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa tiếng Anh, các cuộc thi. Từ đó, tổ ngoại ngữ rút kinh nghiệm để có thể xây dựng được các hoạt động ngoại khóa phù hợp với nguyện vọng của đa số HS, thu hút các em tham gia vào các hoạt động bổ ích này.

c. Điều kiện thực hiện có hiệu quả biện pháp:

Nhà trường cần tạo điều kiện về CSVC và các nguồn lực khác để tổ chức hoạt động ngoại khóa cho HS. Nội dung của chương trình ngoại khóa phải được chuẩn bị chu đáo, đảm bảo vừa học vừa chơi, phù hợp với điều kiện tổ chức, đặc điểm tâm lí lứa tuổi, phong phú về hình thức và nội dung, thu hút HS tham gia. Đặc biệt là phải tạo cơ hội để HS có thể giao tiếp bằng tiếng Anh trong quá trình tham gia hoạt động.

Duy trì hoạt động của câu lạc bộ tiếng Anh một cách thường xuyên và có hiệu quả.

Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng tham gia trong việc quản lý HS và xử lí các tình huống bất ngờ trong quá trình tổ chức hoạt động.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở trường trung học phổ thông hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 80 - 86)