Quản lý hoạt động dạy của giáo viên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở trường trung học phổ thông hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 27 - 29)

Người quản lí phải chỉ đạo quyết liệt việc xây dựng nề nếp, kỷ cương của hoạt động dạy học trên cơ sở thực hiện các hướng dẫn, quy định của các cấp quản lí nhà trường và quy định của nhà trường. Đồng thời, cán bộ quản lí nhà trường cần bám sát nhiệm vụ của một GV và chuẩn nghề nghiệp GV để chỉ đạo hoạt động dạy của GV.

Trong quản lý hoạt động dạy của người dạy, cần tập trung vào quản lý các nội dung sau:

+ Quản lý việc phân công giảng dạy cho GV trên cơ sở phát huy mặt mạnh của từng người. Muốn thực hiện tốt việc phân công giảng dạy cho GV, người quản lý cần nắm vững chất lượng đội ngũ: biết được điểm mạnh, điểm yếu, hoàn cảnh cá nhân, nguyện vọng,.... của từng cán bộ GV để có kế hoạch phân công nhiệm vụ cho GV và nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của từng cá nhân. Việc phân công

19

công việc phù hợp với khả năng, nguyện vọng của GV sẽ đem lại hiệu quả cao trong công việc. Đặc biệt đối với việc dạy học tiếng Anh, cần lưu ý đến việc huy động sự phối hợp giữa các GV để tổ chức các hoạt động dạy học và ngoại khóa tiếng anh cho HS. Mỗi GV có một ưu thế về sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, do đó, sự phân công GV dựa trên cơ sở khả năng phối hợp với nhau trong các hoạt động là rất quan trọng nhằm tạo cơ hội cho HS có môi trường giao tiếp tốt hơn.

+ Quản lý tốt việc thực hiện CTGD: quản lý GV dạy đúng, dạy đủ các bài, đúng tiến độ và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo đúng PPCT của bộ GD và theo đúng lịch từ đầu năm học. Người quản lý thực hiện công việc này thông qua kiểm tra các kế hoạch giảng dạy, lịch báo giảng hàng tuần, sổ đầu bài và các loại hồ sơ có liên quan khác. Đặc biệt đối với việc dạy học tiếng anh cần lưu ý: đổi mới việc thực hiện CTGD theo tinh thần của đề án dạy học ngoại ngữ quốc gia.

+ Quản lý việc lên lớp của GV: Nó bao gồm việc soạn giáo án, chuẩn bị các đồ dùng dạy học, tổ chức các hoạt động học tập trong 1 tiết học, các điều kiện khác.... GV lên lớp phải đảm bảo theo đúng phân phối chương trình môn học. Bài soạn phải đảm bảo đủ kiến thức, khoa học, chính xác, thể hiện rõ công việc của thầy và trò. Các hoạt động phải được tổ chức nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của HS.... Đặc biệt đối với việc dạy học tiếng Anh cần lưu ý: đổi mới các PPDH theo tinh thần của đề án dạy học ngoại ngữ. Trong đó, cần chú ý hơn tới việc rèn các kỹ năng giao tiếp và tạo môi trường giao tiếp tiếng Anh cho HS.

+ Quản lý hồ sơ của GV: Hồ sơ chuyên môn là phương tiện giúp CBQL nắm chắc được tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của các GV trong tổ bộ môn. Đồng thời hồ sơ chuyên môn của các GV là một trong những cơ sở pháp lý đánh giá việc thực hiện nề nếp chuyên môn của họ. Có nhiều cách gọi tên các loại hồ sơ. Tuy nhiên, về cơ bản, GV phải có sổ ghi chép các nội dung sau: sổ dự giờ, sổ điểm, sổ công tác (sổ họp), sổ chủ nhiệm, sổ báo giảng,....

+ Quản lý việc kiểm tra, đánh giá HS: thông qua hoạt động kiểm tra, đánh gia HS của GV (kết quả học tập), người quản lí sẽ nắm bắt được chất lượng dạy và học của bộ môn. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS có thể thông qua việc kiểm tra định kỳ sổ điểm cá nhân của GV về việc thường xuyên kiểm tra và đảm bảo cơ số điểm cho HS không. Đồng thời, thông qua các đề thi, đề kiểm tra,

20

người quản lý có thể đánh giá được: việc kiểm tra, đánh giá HS có đảm bảo tính chính xác không, đánh giá đúng năng lực học tập của người học không; có đảm bảo các kiến thức cần có sau khi học xong chương trình đó không... Đặc biệt đối với việc dạy học tiếng Anh cần lưu ý: đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tiếng Anh theo các tiêu chuẩn cần đạt đối với HS của đề án dạy học ngoại ngữ và chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS hiện nay, tăng cường kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực của HS.

+ Quản lý công tác bồi dưỡng của GV: Công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực cho GV có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng bộ môn. Do đó, người quản lý cần thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý công tác bồi dưỡng GV. Nhiệm vụ này có thể tổ chức thực hiện theo hình thức bồi dưỡng tập trung hoặc tổ chức cho GV tự bồi dưỡng. Tuy nhiên dù thực hiện theo hình thức nào, người quản lý cần thực hiện đầy đủ các bước sau:

Khảo sát năng lực, trình độ, nguyện vọng bồi dưỡng của giáo viên

Xây dựng kế hoạch tổ chức bồi dưỡng hoặc tự bồi dưỡng cho GV nhằm đáp ứng chuẩn theo quy định.

Đánh giá quá trình bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của GV để có sự điều chỉnh kịp thời, phù hợp với yêu cầu đặt ra.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở trường trung học phổ thông hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)