Đặc trưng của hoạt động dạy học Tiếng Anh trong trường THPT

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở trường trung học phổ thông hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 26 - 27)

Bắt đầu từ năm học 2006 - 2007, chương trình SGK mới được đưa vào dạy học ở bậc THPT. Chương trình mới đòi hởi sự thay đổi toàn diện quan điểm dạy học, mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy và học, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS, CSVC phục vụ công tác dạy học, vai trò của GV và HS trong quá trình học tập... Trong đó, PPDH là một yếu tố được thay đổi lớn nhất. Chương trình mới yêu cầu GV - HS tiến hành các hoạt động dạy học tiếng Anh chủ yêu theo phương pháp giao tiếp (Communicative Approach). Nó được thể hiện cụ thể là:

Thứ nhất, tính giao tiếp của tiếng Anh vừa là mục tiêu trực tiếp vừa là phương thức chủ yếu giúp HS hình thành năng lực giao tiếp.

Thứ hai, để hình thành các kỹ năng giao tiếp, HS được làm quen và luyện tập sử dụng các kiến thức ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp trong giao tiếp.

18

Thứ ba, các hoạt động dạy học tiếng Anh phải được thiết kế đa dạng, phong phú và hấp dẫn, tạo cơ hội cho HS giao tiếp thông qua các hoạt động như phỏng vấn (interview), đóng vai (role-play), thuyết trình (Presentation)....

Thứ tư, HS không chỉ ngồi đối diện với GV, nghe và ghi chép bài giảng mà HS phải thực hiện các nhiệm vụ, các hoạt động đã được GV thiết kế theo cặp, nhóm một cách tự giác nhằm hình thành, rèn luyện và nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, tăng cường sự tương tác giữa GV - HS, giữa HS -HS.

Về CSVC và các phương tiên dạy học, GV và HS đều phải biết sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại như: tranh ảnh, băng đĩa, máy tính, máy chiếu, phòng Lab,.... các phần mềm thiết kế giáo án như: power point, violet,....

Phương pháp kiểm tra, đánh giá HS cũng được thay đổi, phù hợp với mục tiêu và phương pháp giảng dạy. Việc kiểm tra, đánh giá HS cũng được tiến hành trong suốt quá trình học của HS theo hướng liên tục và đa dạng. Kết quả học tập của HS phải được đánh giá dựa vào tiến trình học tập chứ không chỉ dựa vào kết quả các bài kiểm tra của HS. Nội dung kiểm tra, đánh giá HS phải đảm bảo tất cả các kỹ năng giao tiếp. Nội dung các câu hỏi cũng phải đảm bảo mức độ phân hóa giữa yêu cầu đạt chuẩn và nâng cao, đảm bảo sự cân đối giữa các chủ đề mà HS đã được học nhằm tạo ra sự đánh giá chính xác và toàn điện đối với HS.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở trường trung học phổ thông hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)