Nhóm biện pháp: Nâng cao năng lực cho giáo viên Tiếng Anh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở trường trung học phổ thông hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 86 - 92)

3.2.4.1. Tham gia lớp bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực ngoại ngữ.

a. Mục tiêu của biện pháp:

Biện pháp này nhằm nâng cao tính tự giác và tích cực tham gia các chương trình tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ. Từ đó, mỗi GV sẽ từng bước nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và năng lực ngoại ngữ, đáp ứng được yêu cầu giảng dạy trong bối cảnh hiện nay.

b. Nội dung và cách thức tiến hành:

+ Nội dung

Quản lý và có biện pháp khuyến khích việc GV tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn (thạc sỹ, tiến sỹ)

Quản lý việc cử GV tham gia các lớp bồi dưỡng của Bộ GD & ĐT và Sở GD & ĐT tổ chức để nâng cao trình độ và năng lực.

78

Quản lý việc tổ chức các buổi tọa đàm, sinh hoạt chuyên đề về giảng dạy môn tiếng Anh tại nhà trường.

Quản lý việc tổ chức các nội dung trao đổi chuyên môn trong các buổi sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường mà Sở GD-ĐT Phú Thọ đã áp dụng rất hiệu quả về giảng dạy môn tiếng Anh tại nhà trường, các cấp học đặc biệt là cấp THPT.

+ Cách thức tiến hành

BGH nhà trường phải quán triệt các GV Tiếng Anh về tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, PPDH. Hàng năm, nhà trường chọn cử các GV có kinh nghiệm và khả năng tốt nhất để tham dự các lớp tập huấn chuyên môn do Bộ GD & ĐT và Sở GD & ĐT tổ chức. Sau đó, BGH nhà trường chỉ đạo TCM tổ chức tập huấn lại cho các tổ viên để họ có thể nắm được các nội dung được tập huấn.

CBQL chỉ đạo tổ chức các buổi bồi dưỡng chuyên môn cấp trường theo các dạng hoạt động sau: Tổ chức workshop, nói chuyện chuyên đề về giáo học pháp; Quan sát thực tế giờ dạy của GV; tổ chức các đợt thao giảng; thực hiện bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thông qua mạng Internet...

Nhà trường thường xuyên tổ chức dự giờ và đánh giá giờ dạy khách quan. Thông qua đó, các GV sẽ có dịp trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, nghiệp vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho công việc nâng cao chất lượng dạy học.

Hàng năm, BGH nhà trường rà soát và cử Gv có đủ khả năng và điều kiện đi học các lớp bồi dưỡng nâng các kỹ năng thực hành tiếng và nâng chuẩn (học thạc sỹ, học nâng chuẩn đánh giá năng lực ngoại ngữ theo tiêu chuẩn châu Âu).

Có những sự phân công công việc giảng dạy hợp lý theo trình độ chuyên môn của từng giáo viên, có sự động viên khuyến khích, tạo điều kiện đồng thời cũng phải ra những yêu cầu, điều kiện để tất cả các giáo viên trong trường đạt chuẩn đánh giá năng lực ngoại ngữ theo tiêu chuẩn châu Âu.

c. Điều kiện thực hiện có hiệu quả biện pháp:

CBQL và GV cần có nhận thức đúng về công tác quản lý GV tham gia các chương trình bồi dưỡng. Mỗi GV phải có thái độ nghiêm túc về việc tham gia các chương trình này. Nội dung chương trình bồi dưỡng cấp trường cần chú ý, tính toán đến các đặc điểm cụ thể, đa dạng của GV được bồi dưỡng.

79

BGH xây dựng các quy định cụ thể về chế độ hỗ trợ xứng đáng cho các GV đi tham gia các lớp tập huấn, các chương trình bồi dưỡng ….

3.2.4.2. Tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học của GV

a. Mục tiêu của biện pháp

Biện pháp này nhằm nâng cao hiệu quả của công tác nghiên cứu khoa học của GV và giúp GV có sự nghiên cứu sâu về chuyên môn và công tác giảng dạy.

b. Nội dung và cách thức tiến hành

+ Nội dung

Quản lý và xây dựng các quy định về việc nghiên cứu khoa học và viết SKKN; tổ chức cho GV nghiên cứu khoa học và viết SKKN; thẩm định kết quả nghiên cứu và áp dụng các kết quả nghiên cứu đó vào thực tế giảng dạy.

+ Cách thức tiến hành

BGH xây dựng các quy định về quyền lợi và trách nhiệm của GV trong công tác nghiên cứu khoa học; có hướng dẫn cụ thể về quy trình cách thức tiến hành nghiên cứu một đề tài; có định hướng nghiên cứu giảng dạy phục vụ thiết thực cho việc nâng cao chất lượng giáo dục.

Hàng năm, nhà trường phát động phong trào viết SKKN. TCM tiến hành thảo luận và lựa chọn các vấn đề nghiên cứu cần thiết đối với công tác giảng dạy của nhà trường. GV đăng ký hoặc TCM phân công cá nhân/nhóm nghiên cứu. Sau khi viết xong, TCM tiến hành nghiệm thu và thẩm định kết quả các nghiên cứu một cách nghiêm túc, đúng quy định; lựa chọn các đề tài có chất lượng để tham gia thi cấp sở, cấp tỉnh. Đối với môn tiếng Anh, cần lựa chọn các đề tài bám sát vào yêu cầu, mục tiêu của đề án ngoại ngữ quốc gia hoặc bám sát vào yêu cầu đổi mới kiểm tra, đánh giá theo năng lực của HS để có tính thực tiễn và ứng dụng cao hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh.

c. Điều kiện thực hiện có hiệu quả biện pháp:

Mỗi GV và CBQL phải có nhận thức đúng về vai trò của việc nghiên cứu khoa học và viết SKKN; có thái độ nghiêm túc trong việc thực hiện đề tài. BGH nhà trường tạo mọi điều kiện về thời gian và các nguồn lực khác giúp GV hoàn thành các nhiệm vụ nghiên cứu.

Nhà trường cần có chế độ khen thưởng xứng đáng cho GV có thành tích cao trong nghiên cứu khoa học và viết SKKN.

80

3.2.4.3. Quản lí việc tự bồi dưỡng của giáo viên

a. Mục tiêu của biện pháp:

Biện pháp này nhằm giúp GV nghiên cứu sâu hơn về chuyên môn, tích lũy thêm kiến thức, nâng cao năng lực, nghiệp vụ và cập nhật các kiến thức mới, PPDH mới.... Từ đó góp phần nâng cao khả năng giảng dạy và chất lượng hoạt động dạy học.

b. Nội dung và cách thức tiến hành

+ Nội dung:

Quản lý việc tự bồi dưỡng của GV bao gồm việc tổ chức cho GV tự bồi dưỡng theo các chuyên đề đã đăng ký; tổ chức cho GV báo cáo nội dung tự bồi dưỡng; đánh giá kết quả thu được sau tự bồi dưỡng của GV.

+ Cách thức tiến hành

BGH nhà trường xây dựng các quy định cụ thể về việc tự bồi dưỡng của GV, các hình thức khen thưởng và kỷ luật đối với các GV có thành tích tốt hoặc GV vi phạm các quy định về việc tự bồi dưỡng.

Đầu năm học, BGH chỉ đạo cho GV đăng ký các chuyên đề tự bồi dưỡng. BGH cần chỉ đạo cho TTCM thường xuyên đôn đốc GV duy trì việc tự bồi dưỡng. Sau đó, nhà trường tổ chức cho GV báo cáo kết quả tự bồi dưỡng của mình. Các thành viên tham dự đóng góp ý kiến về nội dung, kết quả thu được từ hoạt động tự bồi dưỡng của GV. Sau khi kết thúc quá trình tự bồi dưỡng, BGH nhà trường cần có hình thức khen thưởng kịp thời đối với các GV có sự tự bồi dưỡng đạt kết quả cao hoặc xử lí kỷ luật đối với các GV vi phạm quy định này.

Đối với bộ môn tiếng Anh, CBQL cần chú trọng định hướng nghiên cứu các chuyên đề nhằm giúp phát triển năng lực học tiếng Anh cho Hs và tăng cường khả năng ứng dụng giao tiếp cho HS.

c. Điều kiện thực hiện có hiệu quả biện pháp:

Mỗi thành viên trong BGH nhà trường, tổ trưởng và các GV phải nhận thức rõ vai trò quan trọng của mình trong công tác BDCM nâng cao chất lượng giảng dạy.

TTCM phải có trình độ chuyên môn giỏi, có tâm huyết và tinh thần trách nhiệm cao thì mới lãnh đạo, đi đầu, gương mẫu trong công tác bồi dưỡng chuyên môn.

3.2.4.4. Nâng cao khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của giáo viên

a. Mục tiêu của biện pháp:

81

hàng ngày với học sinh và đồng nghiệp. Hơn nữa, giáo viên còn có tâm lý tự tin, chủ động khi gặp người nước ngoài trong điều kiện có thể để giao tiếp và học hỏi kinh nghiệm, tích lũy thêm kiến thức, nâng cao năng lực, nghiệp vụ và cập nhật các kiến thức mới, PPDH mới.... Từ đó góp phần nâng cao khả năng giảng dạy và chất lượng hoạt động dạy học.

b. Nội dung và cách thức tiến hành

+ Nội dung:

Quản lý việc tự bồi dưỡng khả năng giao tiếp của GV bao gồm việc tổ chức cho GV điều kiện giao tiếp trong khi tổ chức các câu lạc bộ tiếng Anh; tham gia vào các buổi sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường; SH tổ chuyên môn tại trường. Giao tiếp với học sinh bằng tiếng Anh thường xuyên ở trên lớp.

+ Cách thức tiến hành

BGH nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên tham gia đầy đủ các lớp tập huấn chuyên môn, bồi dưỡng kỹ năng ngôn ngữ do Bộ GD-ĐT hoặc Sở GD-ĐT tổ chức.

Chỉ đạo và kiểm tra nội dung và hình thức sinh hoạt câu lạc bộ tiếng Anh hàng tháng. Đây là môi trường tốt để cho giáo viên và học sinh có cơ hội để giao tiếp tiếng Anh nhiều hơn.

Mời các giáo viên nước ngoài đang giảng dạy ở trường THPT Chuyên Hùng Vương; trường ĐH Hùng Vương, các trung tâm tiếng Anh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cũng như địa bàn thị xã Phú Thọ đến trường THPT Hùng Vương để giảng dạy, trao đổi chuyên môn hàng tháng.

Cử những giáo viên có năng lực giao tiếp tiếng Anh đến các trường, các trung tâm có giáo viên nước ngoài giảng dạy để học tập, nâng cao năng lực, kỹ năng. Thậm chí. Nếu có điều kiện; cử giáo viên dạy tiếng Anh của nhà trường đi học tập tại các nước nói tiếng Anh như ngôn ngữ bản địa.

Xây dựng các quy định cụ thể về việc tự bồi dưỡng khả năng giao tiếp tiếng Anh của GV, các hình thức khen thưởng và kỷ luật đối với các GV có khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt hoặc GV không tích cực tự bồi dưỡng khả năng giao tiếp tiếng Anh. Có hình thức nhắc nhở, khiển trách những giáo viên không thường xuyên sử dụng tiếng Anh trên lớp.

82

c. Điều kiện thực hiện có hiệu quả biện pháp:

Mỗi thành viên trong BGH nhà trường, tổ trưởng và các GV phải nhận thức rõ vai trò quan trọng của mình trong công tác BD khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của giáo viên. Nếu muốn làm được điều đó BGH cũng phải tích cực học tập, nâng cao trình độ tiếng Anh. Đặc biệt là khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh.

TTCM phải có trình độ chuyên môn giỏi, có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh tốt và có tâm huyết và tinh thần trách nhiệm cao thì mới lãnh đạo, đi đầu, gương mẫu trong công tác bồi dưỡng chuyên môn.

3.2.4.5. Quản lý đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn và dự giờ.

a. Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu của quản lý đổi mới sinh hoạt TCM là nâng cao chất lượng sinh hoạt của TCM, khắc phục tình trạng sinh hoạt hành chính hiện nay. Đồng thời, góp phần nâng cao năng lực quản lý cho CBQL và năng lực dạy học cho GV nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả hoạt động giảng dạy.

b. Nội dung và cách thức thực hiện

+ Nội dung:

Quản lý đổi mới sinh hoạt TCM bao gồm việc quản lí kế hoạch sinh hoạt TCM, nội dung, cách thức sinh hoạt; kiểm tra và đánh giá chất lượng sinh hoạt TCM.

+ Cách thức thực hiện

BGH nhà trường cần xây dựng các quy định cụ thể về sinh hoạt TCM và quán triệt tới các tổ trưởng và GV trong toàn trường để triển khai thực hiện. Trong đó, chú trọng tới việc đổi mới sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài dạy, báo cáo các chuyên đề tự bồi dưỡng, thảo luận các chương trình ngoại khóa tiếng Anh,....

BGH nhà trường yêu cầu các TTCM lập kế hoạch sinh hoạt tổ và duyệt với lãnh đạo nhà trường để tránh tình trạng sinh hoạt TCM mang tính hình thức, không đạt hiệu quả cao. BGH cũng cần tiến hành kiểm tra định kỳ sổ nghị quyết sinh hoạt chuyên môn, cử CBQL xuống dự sinh hoạt TCM để theo dõi việc sinh hoạt của tổ.

Trong các cuộc họp giao ban với TTCM, BGH nhà trường cần thường xuyên nhắc nhở và đôn đốc về việc sinh hoạt chuyên môn có hiệu quả. BGH nhà trường và các tổ trưởng rút kinh nghiệm về việc tổ chức sinh hoạt TCM nhằm tìm ra các ưu điểm, hạn chế, góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt TCM.

83

BGH nhà trường sẽ tổng kết, đánh giá việc sinh hoạt chuyên môn của các tổ và sử dụng kết quả đó là một tiêu chí để xếp loại thi đua giữa các tổ.

c. Điều kiện thực hiện có hiệu quả biện pháp:

Mỗi thành viên trong BGH nhà trường, tổ trưởng và các GV phải nhận thức rõ vai trò quan trọng của sinh hoạt TCM trong công tác giảng dạy.

TTCM phải có trình độ chuyên môn giỏi, có tâm huyết và tinh thần trách nhiệm cao thì mới lãnh đạo, tổ chức và duy trì tốt việc sinh hoạt TCM.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở trường trung học phổ thông hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 86 - 92)