Tiếng Anh
3.2.5.1. Đánh giá hoạt động dạy tiếng Anh của GV thông qua kiểm tra, giám sát
a. Mục tiêu của biện pháp:
Biện pháp này nhằm giúp động viên, khuyến khích GV giảng dạy tốt hơn. Đồng thời tạo áp lực cho GV phải đổi mới PPDH và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng giờ dạy. Ngoài ra, nó cũng giúp cung cấp cho CBQL thông tin để đảm bảo sự công bằng, khách quan khi xếp loại GV.
b. Nội dung và cách thức tiến hành:
+ Nội dung
Quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy của GV bao gồm việc thành lập ban thanh tra chuyên môn, xây dựng các quy định cụ thể về hoạt động thanh, kiểm tra chuyên môn của nhà trường, tiến hành kiểm tra định kỳ, đột xuất GV thông qua các hoạt động dự giờ, kiểm tra hồ sơ GV..., tổng kết và xếp loại GV sau mỗi đợt kiểm tra.
+ Cách thức tiến hành
BGH nhà trường cần tổ chức cho GV học tập, nghiên cứu các văn bản hướng dẫn về quy chế chuyên môn; nâng cao nhận thức cho cán bộ GV về mục đích, ý nghĩa, vai trò của hoạt động kiểm tra đánh giá; thống nhất kế hoạch, nội dung và hình thức kiểm tra đánh giá chuyên môn, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của người kiểm tra và đối tượng kiểm tra; xây dựng được chuẩn đánh giá cho từng hoạt động cụ thể của GV.
BGH nhà trường thành lập ban thanh tra chuyên môn gồm: Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, TTCM, và GV cốt cán; quy đinh rõ trách nhiệm của từng thành viên trong ban kiểm tra.
84
BGH nhà trường xây dựng kế hoạch và tiến hành các hoạt động thanh tra GV thông qua việc dự giờ, kiểm tra hồ sơ. Ban chuyên môn tiến hành kiểm tra theo kế hoạch thường kỳ hoặc đột xuất tất cả các hoạt động giảng dạy của GV, đặc biệt tập trung vào việc kiểm tra giờ dạy trên lớp của GV. Khi tổ chức kiểm tra, cần thực hiện đúng quy định từ chuẩn bị dự giờ, quan sát giờ dạy đến phân tích sư phạm và rút kinh nghiệm cho GV. Qua đó, CBQL nhà trường nắm được thông tin trực tiếp về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của GV.
BGH nhà trường tổ chức lấy ý kiến thăm dò từ HS về việc giảng dạy của GV để thu thập các thông tin phản hồi của HS. Đây là nguồn thông tin quan trọng để CBQL nhà trường có thể làm căn cứ đánh giá năng lực sư phạm của GV
Lãnh đạo nhà trường cần tiến hành tổng kết rút kinh nghiệm qua mỗi lần kiểm tra đánh giá; động viên khen thưởng đúng mức khách quan những GV thực hiện tốt các yêu cầu về chuyên môn. Đồng thời, chấn chỉnh ngay những thiếu sót, lệch lạc giúp GV khắc phục, sửa chữa. BGH công khai đầy đủ các kết quả đánh giá, xếp loại sau mỗi đợt kiểm tra.
Các hồ sơ của mỗi đợt kiểm tra chuyên môn phải được lưu giữ cẩn thận, làm cơ sở so sánh đối chiếu đánh giá cho những lần kiểm tra sau.
c. Điều kiện thực hiện có hiệu quả biện pháp:
Mỗi thành viên trong BGH nhà trường, tổ trưởng và các GV phải nhận thức rõ vai trò quan trọng của sinh hoạt TCM trong công tác giảng dạy.
TTCM phải có trình độ chuyên môn giỏi, có tâm huyết và tinh thần trách nhiệm cao thì mới lãnh đạo, tổ chức và duy trì tốt việc sinh hoạt TCM.
CBQL và mỗi GV phải có nhận thức đúng đắn về mục đích của việc kiểm tra đánh giá. Việc kiểm tra, thanh tra GV không được làm qua loa, mang tính hình thức nhưng cũng tránh tạo ra sự căng thẳng không cần thiết giữa người kiểm tra và người được kiểm tra.
Kế hoạch kiểm tra của Ban chuyên môn cần chi tiết, khoa học và công bằng. Thành viên của ban kiểm tra phải có năng lực, phẩm chất tốt, phù hợp về trình độ chuyên môn. Trong quá trình kiểm tra GV, các thành viên phải làm việc công tâm, không được để tình cảm cá nhân ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra, đảm bảo tính khách quan trong công việc.
85
3.2.5.2. Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh của học sinh
a. Mục tiêu của biện pháp:
Biện pháp này nhằm giúp cho GV thực hiện tốt hơn việc đánh giá HS một cách toàn diện, đúng năng lực, theo đúng chủ trương đổi mới đánh giá kết quả học tập của HS, có tác dụng thúc đẩy việc học tiếng Anh của HS.
Nội dung và cách thức tiến hành
+ Nội dung
Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS bao gồm: quản lý việc thực hiện quy chế thi và kiểm tra của GV và HS; quản lý việc ra đề kiểm tra, ra đề thi của GV; quản lý việc chấm trả bài theo quy định, quản lý chế độ cho điểm HS; quản lý việc nhập điểm và tổng kết môn cho HS và phân tích kết quả học tập của HS
+ Cách thức thực hiện
Ngay từ đầu năm học, BGH nhà trường cần phổ biến kỹ các quy định về công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS, quy chế thi và kiểm tra để GV nắm rõ cách kiểm tra và đánh giá HS. Đặc biệt là chú trọng đến các điểm mới trong việc kiểm tra, đánh giá HS.
Quản lý việc ra đề thi và đề kiểm tra của GV cũng cần phải được chú trọng. Khâu ra đề phải đảm bảo nguyên tắc bí mật, khách quan. Đặc biệt, đối với môn tiếng Anh, đề thi cần đảm bảo sự cân bằng giữa ngữ pháp và khả năng sử dụng ngôn ngữ của HS. Nội dung kiểm tra tiếng Anh hiện nay mới chỉ dừng lại ở các kỹ năng nghe, đọc, viết và ngữ pháp. Có rất nhiều giáo án kiểm tra không có phần nghe. Hoặc có phần nghe nhưng giáo viên chỉ làm ước lệ, không chính xác và không đạt yêu cầu. Hơn nữa, giáo án và bài kiểm tra phải có ma trận đề.Trong ma trận đề, phải có sự cân đối giữa phần thi trắc nghiệm tự luận và phần thi trắc nghiệm khách quan. Do đó, BGH nhà trường cần chỉ đạo cho TCM tổ chức kiểm tra kỹ giáo án kiểm tra và Yêu cầu giáo viên kiểm tra khả năng nói cho HS và lấy điểm vào điểm kiểm tra thực hành. Sau khi kiểm tra xong, BGH nhà trường phải tổ chức cho TCM họp và rút kinh nghiệm về việc ra đề kiểm tra của GV.
Khâu chấm trả bài cũng phải được quản lý thực hiện nghiêm túc. Đặc biệt là, BGH phải nhắc nhở, kiểm tra GV về việc chấm, trả bài cho HS đúng thời gian quy
86
định; yêu cầu giáo viên nộp lại bài kiểm tra có điểm và nhận xét của giáo viên về văn phòng nhà trường vào các đợt cuối kỳ học.
Xử lí nghiêm tất cả các GV không chấm bài cho HS ngay sau khi kiểm tra xong mà để dồn lại đến cuối kỳ mới chấm đồng loạt. Điều này có thể gây ra việc chấm vội, chấm nhầm, chấm ẩu, không chấm và cấy điểm cho HS.
Nhà trường cũng phải quản lý việc đánh giá, cho điểm HS, và xử lí nghiêm các GV vi phạm quy định về kiểm tra, đánh giá HS; tránh tình trạng GV cho điểm không đúng với năng lực của HS do bệnh thành tích, do tình cảm cá nhân hoặc do không thực hiện đúng tiến độ kiểm tra theo quy định.
Theo chủ trương đổi mới kiểm tra đánh giá năng lực của người học hiện nay, các GV tiếng Anh cần chú ý đến việc đánh giá HS thông qua các dự án, bài tập lớn mà không sử dụng các bài Test để có kết quả đánh giá HS toàn diện hơn.
Sau khi có kết quả học tập của HS, cần phân tích kết quả để tìm ra nguyên nhận và các yếu tố ảnh hưởng tới họat động học tập của HS. BGH cũng chỉ đạo cho TCM tổ chức khảo sát ư kiến HS về nội dung đề thi, công tác coi thi, chấm trả bài của GV,... để nắm được thực tế của công tác kiểm tra, đánh giá HS.
BGH nhà trường cần xử lí nghiêm các GV vi phạm các quy định về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn tiếng anh của HS.
c. Điều kiện thực hiện có hiệu quả biện pháp:
BGH và GV Tiếng Anh phải có chuyển biến căn bản về tư duy đánh giá chất lượng GD, không chạy theo thành tích.
TTCM phải giao cho GV thường xuyên bổ sung đề kiểm tra cho ngân hàng đề thi đảm bảo tính chính xác và cập nhật kiến thức.
Khâu coi thi/kiểm tra phải được tiến hành nghiêm túc, khách quan, không tạo điều kiện cho HS vi phạm quy chế thi để đảm bảo tính chân thực của kết quả.
3.2.6. Nhóm biện pháp: Đầu tư và quản lý sử dụng có hiệu quả CSVC, TBDH môn Tiếng Anh