Nhóm biện pháp: Tăng cường quản lý hoạt động dạy mônTiếng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở trường trung học phổ thông hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 73 - 80)

3.2.2.1. Quản lý việc xây dựng kế hoạch giảng dạy của giáo viên

a. Mục tiêu của biện pháp:

Nhằm quản lý tốt hơn việc xây dựng KHGD và thực hiện các KHGD của GV. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng của việc dạy tiếng Anh

b. Nội dung và cách thức tiến hành:

+ Nội dung

Chỉ đạo GV lập KHGD; tổ chức kiểm tra việc xây dựng KHGD của GV và đánh giá các kế hoạch, chỉ đạo điều chỉnh kế hoạch nếu cần thiết.

+ Cách thức tiến hành

BGH xây dựng các yêu cầu cụ thể, chi tiết về nội dung của bản KHGD. Đầu năm học, BGH nhà trường lập kế hoạch năm học, chuyển về các TCM để thảo luận,

65

điều chỉnh nếu cần. Trên cơ sở đó, TCM xây dựng kế hoạch của tổ mình và hướng dẫn tổ viên xây dựng kế hoạch cá nhân. Tất cả các kế hoạch này phải được TTCM tập hợp và kiểm tra nội dung kỹ càng trước khi phê duyệt để thực hiện.

BGH nhà trường cần tổ chức kiểm tra việc xây dựng kế hoạch của tổ và GV. Việc kiểm tra, đánh giá cần bám sát vào các quy định chuẩn về nội dung, hình thức; chú ý tới các nội dung chỉ tiêu, biện pháp thực hiện và tính khả thi của kế hoạch. Đặc biệt, do đặc thù bộ môn, KHGD của GV tiếng Anh cần làm rõ các nội dung về rèn luyện kĩ năng thực hành giao tiếp và đổi mới kiểm tra, đánh giá năng lực người học.

CBQL của nhà trường sẽ kết hợp với TTCM theo dõi việc thực hiện kế hoạch qua các loại hồ sơ chuyên môn và thực tiễn hoạt động chuyên môn của GV và HS. Các thành viên tổ kiểm tra KHGD phải đánh giá chặt chẽ về kết quả đạt được, ưu điểm, khuyết điểm để GV rút kinh nghiệm, điều chỉnh kế hoạch kịp thời. Đối với những GV vi phạm, nhà trường cũng cần có hình thức xử lí thích hợp để tránh tình trạng GV coi KHGD mang tính hình thức.

c. Điều kiện thực hiện có hiệu quả biện pháp:

Lãnh đạo nhà trường phải có nhận thức đúng đắn và nghiêm túc về việc lập KHGD của GV tiếng anh của nhà trường.

BGH nhà trường phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá và chỉ đạo các điều chỉnh cần thiết trong KHGD đã xây dựng.

3.2.2.2. Quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy

a. Mục tiêu của biện pháp:

Quản lý việc thực hiện CTGD nhằm nâng cao ý thức tự giác tuân thủ các quy định trong nhà trường, giúp cho các hoạt động dạy học được vận hành theo đúng tiến độ quy định, hoàn thành đúng và đủ CTGD theo quy định.

b. Nội dung và cách thức tiến hành:

+ Nội dung

Quản lý việc thực hiện CTGD chú trọng tới việc quản lý GV dạy các bài/tiết học theo đúng nội dung/ thứ tự của PPCT, tránh tình trạng xáo trộn các tiết dạy, bài dạy hoặc cắt xén, dồn ép chương trình.

+ Cách thức tiến hành

66

thực hiện CTGD của GV; xây dựng các tiêu chí thi đua rõ ràng. Trong đó, đặc biệt chú trọng tới việc xử lí GV vi phạm quy định thực hiện CTGD.

Tổ chức kiểm tra định kỳ, thanh tra đột xuất việc thực hiện CTGD của GV thông qua kiểm tra và đối chiếu các hồ sơ cá nhân của GV, sổ đầu bài và vở ghi của HS. Ngoài ra, BGH cần phải thanh tra, dự giờ đột xuất và đối chiếu tiết dạy đó với sổ báo giảng và KHGD xem GV có thực hiện đúng theo PPCT không.

Lãnh đạo nhà trường cần tiến hành khảo sát ý kiến của HS về việc thực hiện CTGD, chú trọng vào việc lấy ý kiến HS xem GV có dồn nén, cắt xén bài/ tiết dạy, hay đảo thứ tự các tiết dạy hay không.

Dựa vào các kết quả kiểm tra việc thực hiện CTGD, BGH nhà trường cần rút kinh nghiệm với GV và có biện pháp xử lí kịp thời những GV vi phạm quy định về thực hiện CTGD. Đồng thời, kết quả này phải được sử dụng để đánh giá, xếp loại GV hàng năm.

c. Điều kiện thực hiện có hiệu quả biện pháp:

Lãnh đạo nhà trường cần phải có thái độ nghiêm túc và kiên quyết khi kiểm tra việc thực hiện CTGD của GV, coi đây là một công việc quan trọng trong việc duy trì nề nếp làm việc của đơn vị mình.

Các ý kiến của HS phải được tôn trọng. BGH cần có biện pháp bảo vệ các em khỏi sự trù dập của GV nếu các em có những phản ánh không tích cực về GV đang giảng dạy, tạo cho các em sự tự tin và an tâm khi phản ánh ý kiến của mình.

3.2.2.3. Kiểm tra giáo án trước trong khi dạy học

a. Mục tiêu của biện pháp:

Biện pháp này nhằm giúp lãnh đạo nhà trường nắm rõ nội dung, hình thức tổ chức và sử dụng các TBDH của GV. Ðồng thời, GV cũng sẽ có ý thức chuẩn bị bài giảng tốt hơn. Từ đó giúp nâng cao chất lượng giờ dạy.

b. Nội dung và cách thức tiến hành:

+ Nội dung

Quản lý việc GV có soạn bài và chuẩn bị bài trước khi lên lớp không. Giáo án có đảm bảo về nội dung, hình thức theo quy định không; đánh giá mức độ khả thi và hiệu quả của các hoạt động được GV thiết kế trong giáo án

67

BGH nhà trường thảo luận và xây dựng các quy định cụ thể về giáo án. TCM thảo luận và triển khai việc soạn giáo án tới các GV trong tổ. Trên cơ sở đó, xây dựng được các yêu cầu thống nhất. Sau đó, các GV cần bám sát vào các quy định để soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp.

Nhà trường tiến hành kiểm tra định kỳ và đột xuất giáo án của GV để theo dõi việc soạn giáo án và chuẩn bị bài lên lớp của GV. Việc kiểm tra giáo án phải được tiến hành nghiêm túc, bám sát vào việc đổi mới dạy học tiếng anh theo đề án ngoại ngữ quốc gia. Việc thiết kế các hoạt động phải đảm bảo phát huy tối đa năng lực của HS và tạo nhiều cơ hội cho HS giao tiếp bằng tiếng Anh. Đồng thời, sau khi kiểm tra cần nêu rơ được những ưu, nhược điểm của các giáo án để GV có thể điều chỉnh kịp thời. Đối với các GV vi phạm các quy định về soạn giáo án, nhà trường cần có các biện pháp xử lí kỷ luật theo quy định.

BGH nhà trường cần chỉ đạo cho tổ ngoại ngữ tổ chức từ một đến hai buổi tọa đàm chuyên đề soạn giáo án. Trong đó, chú trọng vào việc bồi dưỡng phương pháp soạn giáo án cho GV. Môn tiếng anh là một bộ môn đặc thù. Các hoạt động

dạy học cần phải thường xuyên đổi mới để phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội và xu hướng đổi mới dạy học môn tiếng anh. Do đó, việc tổ chức thảo luận chuyên đề và bồi dưỡng phương pháp soạn giáo án cho GV là rất cần thiết.

c. Điều kiện thực hiện có hiệu quả biện pháp:

BGH phải có thái độ nghiêm túc với việc soạn giáo án của GV, coi đó là nhiệm vụ quan trọng của GV. Hoạt động kiểm tra, đánh giá giáo án phải được tổ chức nghiêm túc để đạt được kết quả cao.

Tất cả GV nhà trường đều được quán triệt quy chế chuyên môn và các quy định về việc soạn giáo án và chuẩn bị bài trước khi lên lớp.

Các buổi tọa đàm chuyên đề về soạn giáo án phải được tổ chức, nghiêm túc, chuẩn bị chu đáo và kỹ lưỡng để đạt hiệu quả cao, giúp GV nhận thức rơ được tầm quan trọng của việc soạn giáo án và chuẩn bị bài trước khi lên lớp.

3.2.2.4. Quản lý tốt việc tổ chức hoạt động dạy học tiếng Anh của GV

a. Mục tiêu của biện pháp:

Quản lý nề nếp lên lớp của GV giúp duy trì tốt hơn việc lên lớp, giảng dạy của GV, đảm bảo quy định về thời gian, đạt hiệu quả cao hơn trong giảng dạy.

68

Quản lý việc cải tiến PPDH sẽ giúp GV tích cực hơn trong thực hiện đổi mới PPDH, đặc biệt là ứng dụng CNTT và GAĐT vào giảng dạy tiếng Anh.

Quản lý việc sử dụng các TBDH nhằm giúp BGH nhà trường nắm rõ được số lượng TBDH môn tiếng Anh, thực trạng sử dụng các TBDH hiện nay; giúp khắc phục tình trạng GV lên lớp không sử dụng các TBDH hiện có của nhà trường. Từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy của GV.

b. Nội dung và cách thức tiến hành

+ Nội dung

Quản lý nề nếp lên lớp của GV bao gồm quản lý việc ra/ vào lớp đúng thời gian quy định; việc sử dụng thời gian lên lớp đạt hiệu quả, phát huy tốt năng lực học tập của HS.

Quản lý việc sử dụng các TBDH là quản lý việc GV có sử dụng các TBDH không, có đúng theo nội dung bài dạy không, và đạt hiệu quả không.

Quản lý việc đổi mới PPDH là quản lý các hoạt động trên lớp của GV, việc ứng dụng CNTT và GAĐT nhằm nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy.

+ Cách thức tiến hành

Đối với quản lý nề nếp lên lớp của GV:

Tiếp tục duy trì các quy định cụ thể về thời gian và việc thực hiện nề nếp lên lớp của GV. Đồng thời, BGH nhà trường phải thường xuyên rà soát lại các quy định về việc thực hiện nề nếp lên lớp của GV, tránh tình trạng quy định này mâu thuẫn với các quy định khác hoặc các quy định đề ra đã lạc hậu, hoặc không đúng với các văn bản của bộ GD & ĐT và Sở GD & ĐT.

BGH nhà trường tiếp tục duy trì việc thanh tra, dự giờ, đánh giá GV thường xuyên. Lãnh đạo nhà trường phải phân công người để kiểm tra thường xuyên giờ dạy của GV. Việc kiểm tra này mang lại hiệu quả rất cao trong việc đôn đốc GV thực hiện tốt nề nếp lên lớp, không lãng phí thời gian lên lớp, mang lại hiệu quả cao trong công tác giảng dạy.

Đối với việc sử dụng TBDH:

BGH nhà trường nên giao cho cán bộ thiết bị rà soát các TBDH của môn tiếng Anh. Sau đó, BGH nhà trường giao cho TTCM lập kế hoạch sử dụng TBDH. Kế hoạch này phải nêu rõ được tên bài dạy/ chương trình lớp/tên TBDH/ TBDH đã

69

có/TBDHcòn thiếu (hoặc không sử dụng được). BGH nhà trường căn cứ vào kế hoạch sử dụng thiết bị này để tiến hành kiểm tra các giờ dạy của GV.

BGH nhà trường cần xây dựng quy định chi tiết về việc sử dụng TBDH. Trong đó, cần nêu rõ chế độ khen thưởng, kỷ luật đối với GV khi sử dụng và không sử dung TBDH.

BGH nhà trường yêu cầu tổ trưởng lập sổ theo dõi các đồ dùng dạy học tự làm của môn tiếng Anh theo năm học. Trong đó, cần nêu rõ: tên đồ dùng, tên tác giả, mục đích sử dụng (tiết nào/ bài nào/ chương trình lớp...). Sổ theo dõi này sẽ giúp tổ trưởng và BGH nắm bắt được số lượng đồ dùng dạy học tự làm của môn tiếng Anh, tránh tình trạng làm đồ dùng hạy học trùng nhau giữa các GV và các năm học. Dựa vào sổ theo dõi này, lãnh đạo nhà trường có thể tiến hành kiểm tra việc sử dụng TBDH của GV một cách thuận lợi và khoa học hơn. Kết quả kiểm tra ứng dụng các đồ dùng dạy học tự làm sẽ là một tiêu chí cho việc đánh giá sử dụng TBDH của GV. Điều này sẽ khắc phục được tình trạng làm TBDH và đồ dùng dạy học, chấm xong, xếp vào kho thiết bị.

Nhà trường cũng cần phải chú trọng vào công tác bồi dưỡng kỹ năng sử dụng TBDH cho GV tiếng Anh. Trên thực tế, không phải GV nào cũng thành thạo các TBDH hiện đại khác. Do đó, công tác bồi dưỡng kỹ năng sử dụng TBDH là rất quan trọng. Việc hướng dẫn sử dụng các TBDH mới, khó phải được tổ chức nghiêm túc, để đạt hiệu quả cao.

Ngoài ra, nhà trường cần tổ chức một cuộc thi sử dụng các TBDH môn tiếng Anh. Đối tượng tham gia là tất cả các GV tiếng Anh của nhà trường. Qua cuộc thi này, BGH cần tổng kết các ưu điểm, hạn chế của GV tiếng Anh trong việc sử dụng các TBDH. BGH nhà trường cũng chỉ đạo cho GV tiếng Anh xây dựng các giờ dạy mẫu sử dụng phòng thực hành tiếng nhằm rèn luyện kỹ năng sử dụng phòng học ngoại ngữ cho họ.

- Đối với việc quản lý đổi mới PPDH và ứng dụng CNTT - GAĐT

BGH chỉ đạo GV tiếng Anh thực hiện đổi mới PPDH, kết hợp và sử dụng linh hoạt các PPDH nhằm đạt hiệu quả giảng dạy cao nhất. CBQL cũng cần tăng cường dự giờ GV. Tuy nhiên, cần chú ý hơn tới khâu đánh giá, rút kinh nghiệm giờ dạy. Việc rút kinh nghiệm giờ dạy phải chỉ rõ các ưu điểm, nhược điểm của mỗi giờ

70

dạy và bám sát vào tinh thần đổi mới dạy học ngoại ngữ. Cách tổ chức hoạt động của GV phải thực sự chú trọng vào HS và phát huy khả năng của Hs, tạo cơ hội thực hành kỹ năng tiếng cho HS. Ngoài ra, BGH nhà trường cần cử GV tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để giúp GV có thêm kiến thức về các PPDH mới. Đồng thời, BGH nhà trường chỉ đạo cho TCM tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề để các GV tiếng Anh có cơ hội trao đổi và học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Ứng dụng CNTT và GAĐT có vai trò quan trọng trong việc cải tiến các PPDH, nâng cao chất lượng giờ dạy của bộ môn, đặc biệt là đối với môn tiếng Anh. Do đó, nhà trường cần sửa quy định "mỗi GV dạy ít nhất 2 tiết GAĐT / học kỳ" thành "mỗi GV thiết kế và sử dụng ít nhất 2 GAĐT mới / học kỳ". Như thế, GV sẽ phải thường xuyên nghiên cứu và sáng tạo để thiết kế ra các GAĐT, nâng cao chất lượng của việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Điều này cũng giúp khắc phục tình trạng GV sử dụng lại các GAĐT cũ, không có sự sáng tạo mới, hoặc đi copy GAĐT của các GV khác.

Để kiểm soát được chất lượng của các GAĐT của GV, BGH cần tăng cường đi kiểm tra và dự giờ các tiết dạy GAĐT của GV. Sau đó, nhận xét và rút kinh nghiệm với các GV về những mặt tích cực và mặt hạn chế của giờ dạy và GAĐT để điều chỉnh các tiết dạy sau cho hợp lí.

Mỗi học kỳ, BGH nhà trường chỉ đạo cho tổ tiếng Anh xây dựng từ 1 đến 2 giáo án để dạy mẫu. Các GV trong tổ đi dự và rút kinh nghiệm.

Nhà trường chỉ đạo TCM tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về ứng dụng CNTT nhằm nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT trong giảng dạy của GV.

Ngoài ra, việc khảo sát ý kiến HS về thực trạng này là một biện pháp quan trọng giúp cho BGH nhà trường nắm được tình hình thực hiện của GV. Lãnh đạo nhà trường cần tổ chức khảo sát ý kiến HS về thực trạng nề nếp lên lớp của GV và việc sử dụng TBDH của GV tiếng Anh. Kết quả khảo sát là một nguồn thông tin quan trọng cho việc lập kế hoạch sử dụng TBDH và xử lý GV vi phạm.

Các kết quả kiểm tra, đánh giá về việc thực hiện nề nếp lên lớp và sử dụng các TBDH cần phải được phân tích kỹ. Các GV vi phạm các quy định phải bị xử lý nghiêm. Đồng thời, việc sử dụng kết quả thực hiện nề nếp lên lớp và sử dụng các

71

TBDH để đánh giá thi đua GV và xếp loại viên chức cũng được cho là một biện pháp tích cực để quản lý hoạt động dạy của GV.

c. Điều kiện thực hiện có hiệu quả biện pháp:

BGH và tập thể GV nhận thức đúng vai trò và sự cấp thiết của việc sử dụng các TBDH và ứng dụng CNTT vào giờ dạy. Mỗi GV phải luôn có ý thức tự học hỏi để đổi mới PPDH và sử dụng các TBDH hiện đại cho phục vụ bài dạy.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở trường trung học phổ thông hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 73 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)