Thực trạng về hoạt động dạy học mônTiếng An hở trường

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở trường trung học phổ thông hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 39 - 65)

2.3.2.1. Thực trạng hoạt động dạy môn Tiếng Anh của giáo viên

* Thực trạng về đội ngũ giáo viên:

Trường THPT Hùng Vương có 10 GV tiếng Anh. Trong đó, có 02 GV đã đạt GV giỏi cấp tỉnh. 03 GV đã đạt GV giỏi cấp trường. Cụ thế tình hình GV dạy môn tiếng Anh như sau:

Bảng 2.1. Thực trạng giáo viên tiếng Anh trường THPT Hùng Vương

Giới tính Độ tuổi Thâm niên công tác Trình độ Năng lực ngoại ngữ Hình thức đào tạo Nam Nữ Dưới 30 Từ 30 đến 40 Trên 40 Dưới 5 năm Từ 5 đến 10 năm Từ 10 đến 20 năm Trên 20 năm Tiến sỹ Thạc sỹ Đại học – LT ĐH C1 B2 B1 A2 Chính quy Tại chức Số lƣợng 2 8 3 2 5 1 4 3 2 0 0 6 4 7 3 0 0 6 4 Tỷ lệ (%) 20 80 30 20 50 10 40 30 20 0 0 60 40 70 30 0 0 60 40

31

Theo số liệu được thống kê, đội ngũ GV của trường THPT Hùng Vương có ưu thế như sau: Các GV đều còn trẻ, được đào tạo đáp ứng được yêu cầu chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Họ có sức khỏe tốt, có nhiều cơ hội và khả năng tiếp cận CNTT, dễ tiếp thu sự phát triển của khoa học kỹ thuật và xã hội. Đồng thời, do còn trẻ nên họ sẽ không ngại việc thay đổi và làm mới tư duy, đổi mới PPDH và ứng dụng các thiết bị dạy học hiện đại. Hơn thế nữa, do gần gũi hơn với HS về đặc điểm tâm, sinh lý, lứa tuổi nên họ dễ chia sẻ và hiểu HS hơn. Việc xây dựng mối quan hệ thân thiết với HS sẽ có nhiều thuận lợi hơn.

Tuy nhiên, từ các số liệu trên, có thể thấy rằng nhà trường cũng gặp nhiếu khó khăn về đội ngũ GV. 80% GV là nữ nên việc tổ chức một số hoạt động của tổ nhóm chuyên môn còn gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, đa số nữ GV nhà trường đang trong độ tuổi sinh đẻ và nuôi con nhỏ nên còn nhiều hạn chế trong việc đầu tư thời gian và tâm huyết cho chuyên môn. Điều này cũng dẫn tới việc phân công công tác và bố trí các hoạt động chuyên môn của nhà trường còn gặp nhiều khó khăn. Nhà trường thường xuyên phải điều GV dạy thay trong trường hợp GV nghỉ ốm, nghỉ đẻ, vv.

Trong số 10 GV tiếng Anh của trường, có tới 5 GV có thâm niên công tác dưới 10 năm, có 02 GV công tác trên 20 năm. Đa số các GV còn ít kinh nghiệm trong công tác giảng dạy.

Xét về trình độ đào tạo, 100% GV có trình độ đại học; chưa có GV nào được đào tạo thạc sỹ chuyên ngành giảng dạy tiếng Anh; không có GV nào được đi học bồi dưỡng, chuyên tu ở nước ngoài. 70% GV đã đạt chuẩn về năng lực ngoại ngữ đối với GV giảng dạy tiếng Anh. Có 03 giáo viên = 30% chưa đạt chuẩn (01 giáo viên sẽ nghỉ hưu vào tháng 7 năm 2017). Điều đó cho thấy, chất lượng của đội ngũ GV tiếng Anh của nhà trường tương đối tốt so với yêu cầu dạy ngoại ngữ hiện nay. Hơn nữa, theo đánh giá chung của lãnh đạo nhà trường, đa số GV tiếng Anh của trường có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, tích cực trong hoạt động giảng dạy nói chung và các hoạt động của nhà trường nói chung.

* Thực trạng hoạt động dạy tiếng Anh của giáo viên

Việc tìm hiểu về hoàn cảnh, nhu cầu, đặc điểm của HS là một việc làm quan trọng của một GV khi giảng dạy. Tùy theo đặc điểm, hoàn cảnh và nhu cầu của HS,

32

GV có thể lập kế hoạch dạy học chi tiết, sát thực tế và phù hợp với HS. Qua khảo sát ý kiến HS, có 15,9 % HS có ý kiến rằng GV tiếng Anh có tiến hành khảo sát ý kiến của các em về môn học, phương pháp giảng dạy và nguyện vọng học tập của HS. Đồng thời, có 80% GV được hỏi đồng ý rằng việc khảo sát ý kiến HS là rất cần thiết, 20% GV cho rằng đó là việc ít quan trọng, và không có GV nào cho rằng việc khảo sát là không quan trọng. Xét về mức độ thực hiện: 30 % GV thường xuyên thực hiện việc khảo sát, 30 % GV rất ít khi lấy ý kiến HS, và 40% GV chưa bao giờ khảo sát ý kiến HS. Kết quả đó cho thấy, đa số GV nhận thức được việc khảo sát ý kiến HS về vấn đề dạy học tiếng Anh là việc cần thiết. Tuy nhiên, hầu hết GV chưa thường xuyên thực hiện công việc này. Do đó, GV chưa nắm rõ được nguyện vọng của HS để có thể tự đánh giá và điều chỉnh các kế hoạch dạy học, cách tổ chức hoạt động dạy học sao cho phù hợp với HS.

Việc hướng dẫn HS phương pháp học tập và tự học môn tiếng Anh của GV sẽ giúp cho HS có định hướng rõ ràng và đúng đắn trong việc học môn tiếng Anh. Qua khảo sát ý kiến GV và HS, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.2. Kết quả khảo sát việc hướng dẫn phương pháp học môn tiếng Anh cho học sinh tại trường THPT Hùng Vương

NỘI DUNG Giáo viên (%) Học sinh (%)

TX KTX KBG TX KTX KBG

Hướng dẫn HS phương pháp học tiếng Anh 30 40 30 15.9 19.5 55.6 Trao đổi với HS về tầm quan trọng của

tiếng Anh, xu hướng mới trong dạy

học và kiểm tra đánh giá 50 30 20 38.3 41.5 20.2

Hướng dẫn HS học và nghiên cứu các

tài liệu tham khảo 30 30 40 18.7 35.2 46.1

Trao đổi với HS về cách tận dụng cơ hội

để giao tiếp tiếng anh khi có điều kiện 30 20 50 12.2 14 83.8 Qua khảo sát ý kiến, đa số các GV đều cho rằng rất cần thiết phải hướng dẫn HS về phương pháp học môn tiếng Anh, cách tiếp cận tiếng Anh và những thay đổi trong việc học tiếng Anh hiện nay. Tuy nhiên, kết quả ở bảng 2.2. cho thấy việc hướng dẫn HS phương pháp học tập môn tiếng Anh của GV chưa diễn ra thường

33

xuyên. Một số GV chưa từng hướng dẫn HS cách khai thác các nguồn tài liệu tham khảo, hoặc chưa trao đổi với HS về cách tận dụng cơ hội để giao tiếp tiếng Anh khi có điều kiện. Chỉ có 3 trong số GV được hỏi có trao đổi với HS về tầm quan trọng của tiếng Anh, xu hướng mới trong dạy học và kiểm tra đánh giá. Chính điều này đã làm cho HS gặp nhiều khó khăn trong việc học môn tiếng Anh và làm hạn chế nhận thức của các em về môn học.

Tác giả đã tiến hành khảo sát về thực trạng các hoạt động dạy học của GV tại trường THPT Hùng Vương. Kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.3. Kết quả khảo sát hoạt động dạy của giáo viên môn tiếng Anh, trường THPT Hùng Vương

Nội dung Mức độ thực hiện ﴾%)

Tx Ktx Rik Kbg (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nắm vững nội dung, PPCT, mục tiêu CTDH 80 20 0 0

Xây dựng KHGD 100 0 0 0

Soạn giáo án, chuẩn bị bài giảng trước khi lên lớp 100 0 0 0

Xây dựng các quy định, nội quy giờ học 50 20 0 30

Quản lý HS theo các quy định đã được xây dựng 50 20 0 30

Lên lớp đúng giờ, dạy đúng nội dung theo PPCT 100 0 0 0

Tổ chức các hoạt động học tập theo cặp, nhóm,

phân vai ….. 40 40 20 0

Thiết kế lại các hoạt động khó của SGK sao cho

phù hợp với HS 20 20 50 10

Tạo môi trường giao tiếp tiếng Anh cho HS 30 20 40 10

Giúp HS hệ thống hóa các kiến thức đã học theo

từng bài, chủ đề, dạng bài tập 20 20 20 40

Sử dụng giáo án điện tử hoặc các giáo án có ứng

dụng CNTT 30 50 20 0

Sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại trong các

tiết học, các giáo cụ trực quan 30 10 50 10

Giao bài tập ở nhà cho HS 70 30 0 0

Kiểm tra việc tự học của HS ở nhà (làm bài tập

ở nhà, chuẩn bị bài, đọc sách tham khảo ….) 60 30 10 0

Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập phải phản

ánh đúng yêu cầu học ngoại ngữ của HS THPT 10 50 60 40

Kiểm tra, đánh giá phải đủ các kỹ năng tiếng và

34

* Việc xây dựng kế hoạch dạy học

Muốn xây dựng kế hoạch dạy học, GV phải nắm vững nội dung, PPCT, và mục tiêu dạy học. 100% GV được hỏi đồng ý rằng đây là một yêu cầu quan trọng đối với GV và thường xuyên rà soát chương trình, xây dựng kế hoạch dạy học, soạn giáo án bám sát PPCT và mục tiêu dạy học. 100% GV đã xây dựng kế hoạch dạy học và soạn giáo án đầy đủ trước khi lên lớp.

* Việc tổ chức các hoạt động dạy học

Muốn tổ chức các hoạt động dạy học một cách thuận lợi nhất, đa số GV cho rằng phải xây dựng được hệ thống các quy định, nội quy giờ học. Trong số các GV tham gia phỏng vấn, có 5 người đã xây dựng các quy định, nội quy giờ học và thường xuyên quản lý HS theo các quy định đã được thiết lập. Có 02 GV đã xây dựng nội quy nhưng không thường xuyên áp dụng các quy định đó; 03 GV chưa xây dựng được các quy định cụ thể. Đánh giá về việc xây dựng các quy chế học tập của bộ môn, 76,7 % HS tham gia khảo sát cho biết GV tiếng Anh đã xây dựng được các quy định cụ thể của giờ học và có 68,4% HS đã thực hiện tốt các quy định đó.

Khảo sát về mức độ thực hiện các quy định về giờ lên lớp và giảng dạy theo PPCT cho kết quả như sau: 100% GV thực hiện lên lớp đúng thời gian quy định, và giảng dạy theo đúng PPCT, không cắt xén, dồn, ghép chương trình giảng dạy. Như vậy, các GV đã thực hiện nghiêm túc các quy định về thời gian và giảng dạy theo PPCT của bộ GD & ĐT.

Trong quá trình dạy học, chỉ có 40% GV thường xuyên tổ chức các hoạt động cặp, nhóm, phân vai …. 47,2% HS tham gia khảo sát cũng cho biết GV của họ thường xuyên tổ chức các hoạt động cặp, nhóm. Trong khi đó, có 41% HS cho biết các em ít khi được tham gia các hoạt động cặp, nhóm do GV tổ chức trên lớp. Đánh giá về hiệu quả của các hoạt động này đối với việc học môn tiếng Anh, 66.7% HS cho biết các hoạt động đó có tác động tích cực tới việc học tiếng Anh của các em. Vì vậy, các em thích và tham gia rất tích cực khi GV tổ chức các hoạt động đó. Có 53.3% HS chưa nhận thấy những lợi ích từ việc tham gia các hoạt động cặp, nhóm do GV tổ chức. Do đó, các em không thích tham gia các dạng hoạt động này. Trong quá trình giảng dạy, các hoạt động dạy học phải được thiết kế và tổ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

35

chức theo nội dung của SGK. Tuy nhiên, GV có thể thiết kế lại các dạng hoạt động của SGK sao cho đảm bảo được nội dung và phù hợp với khả năng của HS. Qua khảo sát, có 20% GV thường xuyên tiến hành thiết kế lại các hoạt động trong SGK, có 50% GV ít khi thiết kế lại và 10 % GV không bao giờ thiết kế lại các hoạt động của SGK. Điều này dẫn tới việc, HS sẽ phải thực hiện các hoạt động không phù hợp với hoàn cảnh, khả năng nhận thức và điều kiện, thiết bị dạy học của nhà trường.

Sau khi kết thúc bài, chương hoặc phần, chỉ có 20 % GV thường xuyên giúp HS hệ thống hóa các kiến thức đã học theo từng bài, chủ đề, dạng bài tập để HS có thể khắc sâu kiến thức và dễ vận dụng kiến thức đã học.

* Việc ứng dụng CNTT và các PTDH - TBDH hiện đại

Hiện nay, việc ứng dụng CNTT và giảng dạy bằng GAĐT rất phổ biến trong giảng dạy. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy rằng: chỉ có 30% HS thường xuyên được học các tiết học có ứng dụng CNTT hoặc GAĐT, 50% HS nói rằng các em không thường xuyên được học các tiết học sử dụng GAĐT mặc dù 80% HS đều thể hiện sự thích thú khi được tham gia các tiết học này.

Theo số liệu ở bảng 2.3, chỉ có 30% GV thường xuyên sử dụng GAĐT, ứng dụng CNTT và các thiết bị dạy học hiện đại vào giảng dạy. Điều này đã làm giảm hiệu quả giờ dạy và hứng thú của HS đối với tiết học. Thiết bị dạy học chủ yếu mà GV tiếng Anh sử dụng, theo kết quả khảo sát HS, là bảng, phấn, đài casset. GV ít khi sử dụng các TBDH hiện đại như máy chiếu, phòng Lab hoặc các thiết bị nghe nhìn khác.

* Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Qua khảo sát, có 60% GV không thường xuyên kiểm tra việc tự học của HS ở nhà. Có 60% GV và 67.7% HS cho rằng, việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS hiện nay chưa phản ánh đúng năng lực của HS. Nội dung kiểm tra chưa đảm bảo đủ các kỹ năng thực hành tiếng. Phần lớn các bài kiểm tra chưa kiểm tra được kỹ năng giao tiếp của HS. Một số bài kiểm tra định kỳ HS cũng chưa được kiểm tra đánh giá về kỹ năng nghe.

* Công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên

36

nghiệm giờ dạy của đồng nghiệp, đúc rút SKKN và áp dụng vào công tác giảng dạy của GV còn nhiều hạn chế, mang tính hình thức và chưa đạt hiệu quả cao. Việc góp ý, rút kinh nghiệm giờ dạy còn chưa kỹ, nể nang và e ngại. Do đó, hiệu quả của công tác dự giờ còn thấp. Các SKKN được xếp loại hàng năm chưa được triển khai áp dụng một cách rộng rãi, chưa có phần phản biện, điều chỉnh các SKKN để hoàn thiện các giải pháp.

Công tác tự bồi dưỡng theo chuyên đề của GV còn nặng tính hình thức. GV đăng ký thực hiện chuyên đề bồi dưỡng nhưng chưa có báo cáo kết quả bồi dưỡng. Lãnh đạo nhà trường chưa thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá kết quả đạt được của GV.

* Việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh của giáo viên dạy tiếng Anh của trường THPT Hùng Vương

Trong hoạt động tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, thì giáo viên dạy tiếng Anh cần phải tích cực BD nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp để đáp úng với yêu cầu hiện nay trong việc đổi mới hoạt động dạy tiếng Anh trong trường THPT.

Bảng 2.4. Thực trạng về khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của GV của GV dạy tiếng Anh trường THPT Hùng Vương

Nội dung Mức độ nhận thức Mức độ thực hiện

QT IQT KQT T K TB Y

Giáo viên sử dụng tiếng Anh trong bài giảng của mình ở trên lớp khi dạy học sinh.

50 25 25 60 30 10 0

Giáo viên sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp với đồng nghiệp cùng bộ môn hàng ngày.

40 20 40 65 25 10 0

Giáo viên dùng tiếng Anh trong giao tiếp với người nước ngoài khi có điều kiện.

37

Qua khảo sát cho thấy việc sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp của GV trường THPT Hùng Vương còn rất hạn chế. Chỉ có 50% giáo viên nhận thức về việc cần phải sử dụng tiếng Anh khi dạy học sinh, 40% cần thiết để giao tiếp với đồng nghiệp và 40% nhận thức là cần thiết khi giao tiếp với người nước ngoài. Cũng qua điều tra cho thấy khả năng giao tiếp với học sinh, với đồng nghiệp và với người nước ngoài của giáo viên là tương đối tốt với tỷ lệ tốt là trên 60%; khá là trên 20% còn lại là TB. Như vậy, khả năng giao tiếp của các thầy cô dạy tiếng Anh của nhà trường là tương đối tốt. Xong do nhận thức tầm quan trọng của việc giao tiếp cho là bình thường nên các thầy cô giáo ít sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp hàng ngày. Đây là hạn chế cần khắc phục ngay vì công tác tự bồi dưỡng khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của giáo viên nếu không được quan tâm đúng mức sẽ ảnh hưởng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở trường trung học phổ thông hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 39 - 65)