Chúng tôi đã nhận thấy rằng người sử dụng Phương pháp EFQM thường yêu cầu những thông tin cơ bản về mô hình EFQM, đặc biệt là mối quan hệ của nó với các mô hình khác, những biến thể và những phần bổ sung của nó. Người sử dụng trong giáo dục chuyên nghiệp và trong giáo dục thường xuyên tìm hiểu về mối liên hệ giữa EFQM và hệ
thống thanh tra (xem phần 7.1). Họ thường muốn biết mối liên hệ của mô hình này với những mô hình ISO (Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế) (xem phần 7.2), hoặc thông tin về
những cách mà ba mô hình này (thanh tra, EFQM và ISO) khác nhau như thế nào (xem phần 7.3). Một câu hỏi khác thường được hỏi là “Mối quan hệ giữa mô hình của nhóm chuyên gia này với tất cả các biến thể của EFQM trong giáo dục là gì?” (xem 7.4). Hơn thế nữa, có một số công cụ bổ sung hiện đang dùng hoặc đang phát triển, liên hệ với phương pháp của chúng ta đang sử dụng như thế nào. Việc này cần phải được làm rõ (xem 7.5).
Chúng tôi sẽđề cập đến những điểm nêu trên trong chương này.
7.1 Mối quan hệ giữa mô hình EFQM và hệ thống Thanh tra (cụ thể là trong giáo dục Đại học chuyên nghiệp) là gì? giáo dục Đại học chuyên nghiệp) là gì?
Giáo dục Đại học có truyền thống lâu đời về tựđánh giá và thanh tra. Hiện nay, chu trình thứ hai của thanh tra đang tiến hành cả trong giáo dục Đại học và giáo dục Đại học chuyên nghiệp. Chúng ta sẽ so sánh cả hai hệ thống trên 3 khía cạnh:
1. Những mục tiêu có liên quan với các giai đoạn. 2. Những mục tiêu có liên quan với các tiêu chí. 3. Chức năng của hệ thống.
Một qui trình thanh tra chặt chẽ được xây dựng trong giáo dục Đại học chuyên nghiệp. Trong những trang tiếp theo, các bạn sẽ thấy những tiêu chí của uỷ ban thanh tra trong giáo dục Đại học chuyên nghiệp chú ý đến (tổ chức giáo dục được chọn như là một hệ
thống). Thật vậy, những mục tiêu này khác nhau nhiều so với những tiêu chí được kiểm tra đối với thanh tra giáo dục trường Đại học. Đoàn thanh tra quan tâm đến chất lượng vốn có của giáo dục (chất lượng sản phẩm) và cũng quan tâm đến phạm vi giới hạn, đến các quá trình và hệ thống các yếu tố dẫn đến sản phẩm này. Một số thành phần trong giai
đoạn 4 (ví dụ những mối liên hệ lãnh vực chuyên môn) cũng được chú ý đến trong qui trình thanh tra này. EFQM được xây dựng đặc biệt nhằm hướng đến chất lượng của hệ
thống và các qui trình phải đưa đến chất lượng sản phẩm được đảm bảo.
Khác với mô hình EFQM, hệ thống Thanh ra không chú ý đến “lãnh đạo”, “đánh giá bởi cán bộ” hay “tác động lên xã hội”, và nó chỉ quan tâm một ít đến “chính sách và chiến lược”, “nguồn lực” và “sự thoả mãn của khách hàng”. Phụ lục 4 cho ta thấy sự so sánh chi tiết hơn về những tiêu chí này. Sự trùng lắp được trình bày dưới dạng biểu đồ sau
Về mặt nội dung của những điểm quan tâm, 9 tiêu chí của mô hình EFQM bao trùm một cách rõ ràng tất cả các tiêu chí của chất lượng sản phẩm được coi là quan trọng trong qui trình thanh tra.
Thanh tra có chức năng kiểm tra, hệ thống thanh tra dựa trên các tiêu chí hay điểm chuẩn (giáo dục Đại học chuyên nghiệp). Những điều này không được hình thành như những quy tắc, và thỉnh thoảng tạo cơ hội cho nhiều cách giải thích. Thanh tra phải được nhìn nhận chủ yếu như là phương tiện để chính phủ hay nói riêng là xã hội, đánh giá một hệ
thống và “chức năng cải tiến” phải được lưu ý như là một hệ quả.
Mặc dù nó không phải là ý định rõ ràng, nhưng thanh tra có thểđược dùng để xếp hạng.
Thông tin góp ý 1. Lãnh đạo 3. Quản lý con người 2. Chính sách và chiến lược 4. Nguồn lực 9. Kết quả hoạt động 5. Quản lý các quá trình 8. Tác động lên xã hội 6. Thoả mãn khách hàng 7. Thoả mãn con người Tổ chức (đơn vị) Kết quả Thông tin phản hồi
2. Chương trình đào tạo 2.1 Chương trình học tại trường