Cấp tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho NH, đặc biệt là tín dụng ngắn hạn. Để phòng tránh tình trạng đồng tiền bị tồn đọng, bên cạnh việc tăng cƣờng công tác huy động vốn, NH cần phải nổ lực tìm kiếm và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhằm nâng cao doanh thu và lợi nhuận của NH. Các biện pháp sau đây nhằm giúp NH nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Quy trình cho vay phải đƣợc cán bộ triệt để tuân thủ từ việc tiếp nhận hồ sơ, thẩm định khách hàng, phƣơng án sản xuất kinh doanh… đến phê duyệt, giải ngân, kiểm soát và thu hồi nợ. Quy trình này phải đƣợc xây dựng chặt chẽ với những điều kiện, những thủ tục cần thiết để đảm bảo cho mục tiêu sinh lời và an toàn cho các khoản vay. Bên cạnh đó cần nâng cao công tác kiểm soát trong khi cho vay để phòng ngừa rủi ro đạo đức, giúp NH kiểm soát đƣợc hành vi của ngƣời cho vay vốn, đảm bảo nguồn vốn vay đƣợc sử dụng hiệu quả và đúng mục đích. Nếu việc kiểm soát không chặt chẽ sẽ tạo ra lổ hỏng cho ngƣời vay sử dụng sai mục đích, phát sinh rủi ro cho NH.
Tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề mang tính nguyên tắc trong tín dụng ngắn hạn: cho vay đúng mục đích, trích dự phòng rủi ro, thực hiện chấm điểm tín dụng xếp hạng khách hàng, phân loại nợ… không mang tính bảo thủ của thời kỳ trƣớc đây chỉ quan tâm tới tài sản thế chấp, không quan tân tới dòng tiền của khách hàng vay dẫn đến khả năng rủi ro tín dụng cao.
Phân tích, đánh giá chính xác và đầy đủ thông tin về khách hàng để sàn lọc khách hàng khi cho vay. Việc nắm bắt kịp thời, chính xác các thông tin về khách hàng sẽ giúp cho NH đề ra những chiến lƣợc kinh doanh phù hợp, có thể hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.
Xây dựng chiến lực khách hàng phù hợp, xác định khách hàng thân thiết, khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng. Tiến hành phân loại khách hàng: Khách hàng có uy tín, trả nợ đầy đủ, đúng hạn và khách hàng không có thiện chí trả nợ, trả nợ trễ hạn để áp dụng chính sách tín dụng ƣu đãi đối với khách hàng tốt, tạm ngƣng cho vay và xử lí đối với khách hàng thua lỗ, không có thiện chí trả nợ đúng hạn.
NH không nên tập trung cho vay một khoản tiền lớn vào một khách hàng, hay một lĩnh vực đầu tƣ mà nên đa dạng hóa các loại hình cho vay vào các lĩnh vực đầu tƣ khác nhau. Cần chú trọng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế cá thể, tăng dần tỷ trọng cho vay có đảm bảo tài sản, tập trung nguồn vốn cho các đối tƣợng khách hàng có tình hình kinh tế ổn định nhƣ kinh doanh bách hòa tổng hợp, cho thuê nhà trọ… và hạn chế cho vay các lĩnh vực kinh doanh khác có độ rủi ro cao nhƣ nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia cầm…
Cải thiện, nâng cao công nghệ thông tin, cần có đội ngũ cán bộ chuyên trách thực hiện công tác này để kịp thời sữa chũa, khắc phục các sự cố đột ngột xảy ra hoặc cập nhật chƣơng trình mới nhƣ chấm điểm khách hàng, xếp hạn tín dụng, quản lí rủi ro… đáp ứng đƣợc nhu cầu hiện đại hóa PGD nhằm phục vụ cho hoạt động của NH nói chung và tín dụng nói riêng.
Điều chỉnh lãi suất cho vay hợp lý sao cho vừa đảm bảo doanh số cho vay tăng lên và có lợi nhuận. Đồng thời NH nên cho vay theo lãi suất thỏa thuận để tạo lợi thế trong cạnh tranh giữa các NH trên địa bàn.
Ngoài ra, NH cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực, tổ chức công tác bồi dƣỡng cán bộ công nhân viên ngày càng hoàn thiện về nghiệp vụ, giàu kinh nghệm, phẩm chất đạo đức tốt thông qua việc tạo điều kiện cho họ có dip tìm hiểu, học hỏi nâng cao trình độ nghiệp vụ với mọi hình thức: huấn luyện tại chỗ, tham dự các cuộc hội thảo, các khóa đào tạo ngắn ngày, dài ngày trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài khi có điều kiện.