Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh giai đoạn từ 2011 – 2013

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng tmcp quốc dân chi nhánh cần thơ phõng giao dịch số 01 (Trang 38 - 44)

Nguồn vốn của các ngân hàng là những giá trị tiền tệ do ngân hàng huy động, tạo lập đƣợc, dùng để đƣa vào thực hiện các các nghiệp vụ kinh doanh khác. Muốn duy trì hoạt động của ngân hàng thì việc đầu tiên là phải tạo nguồn vốn đảm bảo cho tiến trình kinh doanh đƣợc trôi chảy và thuận lợi. Do đó, việc chăm lo công tác huy động vốn làm cho nguồn vốn ổn định và tăng trƣởng sẽ góp phần rất lớn trong hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, bởi lẽ hoạt động tín dụng của ngân hàng chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động đƣợc để tiến hành phân bố đến những ngƣời có nhu cầu sử dụng vốn và sinh lợi từ hoạt động này. Bên cạnh đó, để xây dựng một cơ cấu nguồn vốn nhƣ thế nào là hợp lí và tốt luôn là vấn đề mà bất cứ nhà quản trị ngân hàng nào cũng cần xem xét. Nếu nguồn vốn huy động không đủ để cho vay thì ngân hàng phải đề xuất lên hội sở xin cung cấp thêm vốn điều chuyển nhằm đáp ứng kịp thời cho khách hàng. Thế nhƣng, do lãi suất vốn điều chuyển cao hơn lãi suất huy động nên ngân hàng càng hạn chế vốn điều chuyển từ hội sở càng tốt. Đối với Ngân hàng Quốc Dân chi nhánh Cần Thơ – Phòng giao dịch số 01, nguồn vốn hoạt động chủ yếu là vốn huy động và một phần là vốn điều chuyển từ hội sở chính. Tình hình nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng trong giai đoạn 2011- 2013 đƣợc trình bày trong bảng 4.1.

Bảng 4.1 Tình hình nguồn vốn tại Ngân hàng Quốc Dân chi nhánh Cần Thơ_PGD số 01 giai đoạn 2011-2013 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)

Vốn huy động 54.694 87,3 52.769 87,9 55.337 85,0 (1.925) (3,5) 2.568 4,9

Vốn điều chuyển 7.988 12,7 7.256 12,1 9.748 15,0 (732) (9,2) 2.492 34,3

Tổng nguồn vốn 62.682 100,0 60.025 100,0 65.085 100,0 (2.657) (4,2) 5.060 8,4

Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng giảm không ổn định. Cụ thể năm 2011 tổng nguồn vốn ở mức 62.682 triệu đồng. Đến năm 2012 tổng nguồn vốn chỉ đạt mức 60.025 triệu đồng giảm 2.657 triệu đồng tƣơng đƣơng giảm đến 4,2% so cùng kì năm 2011. Sang năm 2013 tổng nguồn vốn đã tăng trƣởng trở lại với mức tăng 5.060 triệu đồng tƣơng đƣơng tăng 8,4% đƣa con số tổng nguồn vốn của ngân hàng đạt mức 65.085 triệu đồng.

Phân tích nguồn vốn điều chuyển

Khác với nguồn vốn huy động có đƣợc là do hình thức kinh doanh thu hút khách hàng từ bên ngoài, thì nguồn vốn điều chuyển có đƣợc là do Ngân hàng chi nhánh Cần Thơ điều chuyển xuống Phòng giao dịch nhằm tăng thêm nguồn vốn kinh doanh cho phòng giao dịch, khoản mục này cũng tăng giảm không đều qua 3 năm 2011-2013 cụ thể nhƣ sau:

Năm 2011 vốn điều chuyển của ngân hàng là 7.988 triệu đồng, nhƣng sang năm 2012 con số này giảm còn 7.256 triệu đồng tƣơng đƣơng mức giảm 9,2%. Lý do giải thích cho sự giảm này là vì trong năm 2012 tình hình kinh doanh của Phòng giao dịch nói riêng cũng nhƣ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Cần Thơ nói chung gặp nhiều khó khăn, tình hình kinh tế cũng nhƣ nhiều biến động xã hội ít nhiều đã làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng giảm, nguồn vốn do cấp trên điều chuyển xuống cho Phòng giao dịch cũng giảm theo, nhƣng mức giảm này cũng không lớn, chỉ tƣơng đƣơng khoản giảm 732 triệu đồng.

Qua năm 2013 vốn điều chuyển tăng lên 9.748 triệu đồng xấp xỉ mức tăng 34,3% so với năm 2012. Mức tăng trong năm 2013 cho thấy tình hình hoạt động của toàn hệ thống NCB đã có bƣớc chuyển biến tốt hơn kéo theo vốn điều chuyển cho Phòng giao dịch cũng tăng lên, tình hình hoạt động của Phòng giao dịch từ đó cũng có thêm nguồn vốn giúp cho hoạt động tín dụng có thể hoạt động tốt hơn, tăng thêm các khoản vay cho khách hàng, điều này cho thấy Phòng giao dịch Ninh Kiều đã hoàn thành tốt chỉ tiêu do ngân hàng tuyến trên quy định, uy tín cũng đã đƣợc khẳng định.

Phân tích nguồn vốn huy động

Năm 2011 chỉ số nguồn vốn huy động đạt mức 54.694 triệu đồng, nhƣng sang năm 2012 con số này chỉ đạt mức 52.769 triệu đồng tƣơng đƣơng mức giảm 3,5%. Nguyên nhân dẫn đến sự giảm này là do tình hình chung của nền kinh tế, trong giai đoạn này đã có nhiều vấn đề xảy ra, mọi hoạt động kinh doanh đều giảm súc, do nhiều yếu tố bên ngoài cũng nhƣ yếu tố bên trong tác động. Cụ thể giá vàng và giá ngoại tệ cứ liên tục thay đổi, sự bất ổn này dẫn đến tâm lý ì ạch cho toàn nền kinh tế, đời sống của ngƣời dân gặp nhiều khó khăn, ngoài ra mức lạm phát chẳng những không giảm mà luôn biến động và

hệ lụy kéo theo là giá thành hàng hoá và ngành dịch vụ trong thị trƣờng sẽ tăng giá, giá trị tiền tệ của quốc gia đó cũng giảm theo rất nhiều, làm cho đời sống của ngƣời dân gặp nhiều khó khăn khi ấy lƣợng tiền vơi ra của tổ chức cá nhân và tổ chức kinh tế sẽ không còn nhiều ảnh hƣởng sâu sắc đến hoạt động huy động vốn của Chi nhánh. Thêm vào đó là các chính sách đƣợc Chính phủ ban hành, đã phần nào ảnh hƣởng đến tâm lý của ngƣời dân, trong đó chính sách thắc chặt tiền tệ cộng với hạ lãi suất trần huy động xuống còn khoảng 9% đến 11% làm cho ngƣời dân không còn tha thiết cho việc đầu tƣ kinh doanh vào ngành ngân hàng này. Song song với những vấn đề chung còn có một vài lý do chủ quan khác đã làm ảnh hƣởng đến uy tín của ngân hàng đối với cá nhân cũng nhƣ tập thể cũng bị ảnh hƣởng không nhỏ đến tình hình huy động vốn của ngân hàng nói riêng và của toàn hệ thống nói chung

Sang năm 2013 tình hình kinh doanh của ngân hàng có nhiều khởi sắc hơn năm trƣớc, tổng nguồn vốn kinh doanh tăng trong đó nguồn vốn huy động đã tăng hơn năm 2012 là 4,9% tƣơng đƣơng mức tăng 2.568 triệu đồng, do tình hình kinh tế trong năm 2013 đã ổn định trở lại, đời sống sinh hoạt cũng nhƣ hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế cũng nhƣ cá nhân đã có bƣớc chuyển biến tốt, uy tín của ngân hàng cũng dần đƣợc khẳng định, cùng với chính sách kinh doanh nhằm thu hút khách hàng của Quốc Dân đƣợc thực hiện tốt đã làm cho nguồn vốn kinh doanh mà trong đó nguồn vốn do huy động đƣợc là chủ yếu cũng đã tăng lên.

Huy động vốn không phải là hoạt động tạo ra lợi nhuận trực tiếp, nhƣng công tác này đƣợc xem là điều kiện cần để duy trì hoạt động của ngân hàng. Chính vì thế ngân hàng luôn tìm cách đa dạng hóa các hình thức huy động vốn. Nguồn vốn này có chi phí thấp hơn nhiều so với vốn điều chuyển từ hội sở cũng nhƣ vốn vay từ thị trƣờng liên ngân hàng. Làm thế nào để công tác huy động vốn đạt hiệu quả cao nhằm đảm bảo đƣợc nhu cầu về vốn của khách hàng, đồng thời hạn chế chi phí đến mức thấp nhất đƣợc các ngân hàng nói chung và ngân hàng TMCP Quốc Dân chi nhánh Cần Thơ – PGD số 01 nói riêng đặc biệt quan tâm. Tình hình huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm 2011, 2012, và 2013 đƣợc thể hiện trong bảng 4.2

Bảng 4.2 Tình hình huy động vốn Ngân hàng Quốc Dân chi nhánh Cần Thơ_PGD số 01 giai đoạn 2011-2013 Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 2013/2012

Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)

Tiền gửi TCKT 1.461 2,7 1.703 3,2 1.983 3,6 242 16,6 280 16,4

Tiền gửi cƣ dân 53.233 97,3 51.066 96,8 53.354 96,4 (2.167) (4,1) 2.288 4,5

Tổng Vốn huy động 54.694 100,0 52.769 100,0 55.337 100,0 (1.925) (3,5) 2.568 4,9

Qua bảng số liệu cho thấy tiền gửi của dân cƣ luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 96%) trên tổng nguồn vốn huy động. Qua 3 năm 2011, 2012 và 2013 lƣợng vốn huy động có sự tăng giảm không ổn định, nhƣng sự biến động này không lớn. Cụ thể là năm 2011 tiền gửi của dân cƣ ở mức 53.223 triệu đồng đến năm 2012 con số này là 51.066 triệu đồng giảm đến 2167 triệu đồng tƣơng đƣơng giảm 4,1% nguyên nhân là do tình hình kinh tế bất ổn, việc kinh doanh của các doanh nghiệp khó khăn, thu nhập của ngƣời dân giảm theo nên lƣợng tiền gửi tiết kiệm cũng giảm theo, bên cạnh đó là sự gia tăng đột biến của giá vàng vào tháng 08/2011 nên tâm lí ngƣời dân không muốn gửi tiền tiết kiệm mà muốn dùng khoản tiền đó mua vàng với hy vọng có thể lƣu trữ giá trị tiền tốt hơn. Sang năm 2013 lƣợng tiền gửi của dân cƣ đã tăng nhẹ trở lại đạt mức 53.354 triệu đồng tăng 2.288 triệu đồng tƣơng đƣơng 4,5% so với năm 2012 nguyên nhân là trong năm phòng giao dịch đã đƣa ra nhiều đợt huy động vốn với nhiều kì hạn linh động và lãi suất hấp dẫn. Các hình thức tiết kiệm dự thƣởng, khuyến mãi nhân các ngày lễ, tết, kỉ niệm,… đƣợc tổ chức thƣờng xuyên nên đã thu hút đƣợc khách hàng đến gửi tiền làm tăng lƣợng vốn cho phòng giao dịch trong năm này.

Trong khi đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế lại có xu hƣớng tăng đều qua các năm. Cụ thể là năm 2011 tiền gửi của các TCKT ở mức 1.461 triệu đồng năm 2012 tăng 242 triệu đồng tƣơng đƣơng tăng 16, 6% nâng con số này lên 1.703 triệu đồng. Năm 2013 tiêp tục với những khó khăn vào đầu năm nhƣng do chính sách của ngân hàng Quốc Dân mở rộng thúc đẩy huy động vốn với nhiều sự ƣu đãi cho khách hàng cũng nhƣ chế độ lƣơng thƣởng phù hợp làm tăng sự nổ lực của toàn thể nhân viên trong phòng giao dịch trong việc thúc đẩy quan hệ khách hàng để huy động vốn kết quả đạt đƣợc là nguồn vốn huy động từ TCKT tăng 280 triệu đồng so với cùng kì năm trƣớc tƣơng đƣơng 16,4% dẫn đến nguồn vốn huy động từ TCKT đạt mức 1.983 triệu đồng.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng tmcp quốc dân chi nhánh cần thơ phõng giao dịch số 01 (Trang 38 - 44)