6. Đóng góp mới của đề tài
3.3. Chuẩn hóa về kỹ năng thực hành nghề
a. Mục đích
Như đã đánh giá tại chương 2, đội ngũ giáo viên dạy nghề tại nhà trường hiện nay đa số đều không đáp ứng được theo quy chuẩn chất lượng của kiểm định chất lượng dạy nghề về trình độ bậc thợ.
Đối với bất kỳ một trường dạy nghề hay trung tâm dạy nghề nào thì việc giáo viên có kỹ năng thực hành nghề tốt, đạt yêu cầu dạy nghề là vô cùng quan trọng, đó là xương sống của quá trình đào tạo. Giúp cho học sinh sinh viên và người học nghề có được kỹ năng tay nghề cao, kỹ năng nghề nghiệp tốt.
Do vậy yêu cầu về kỹ năng thực hành nghề đối với mỗi giáo viên là không thể thiếu. Việc chuẩn hóa về kỹ năng thực hành nghề tốt không chỉ giúp việc truyền đạt kiến thức, kỹ năng tới học sinh sinh viên đạt hiệu quả, giúp giáo viên tự nhận thức được trình độ tay nghề của bản thân và còn giúp nhà trường nâng cao được vị thế.
b. Tổ chức thực hiện
Đội ngũ giáo viên tại trường hiện nay thường chỉ có chuyên môn sâu về mặt lý thuyết, chưa có tay nghề bậc thợ cao theo như yêu cầu của kiểm định chất lượng đề ra. Cụ thể như số giáo viên có trình độ bậc thợ từ 5/7 có 15 giáo viên chiếm 10%, giáo viên có trình độ bậc thợ 4/7 có 23 giáo viên chiếm 16%, giáo viên có trình độ bậc thợ cao đẳng nghề là 03 giáo viên chiếm 2% và số giáo viên có thâm niên giảng dạy trên 5 năm chưa có bậc thợ là 13 người, chiếm 9%; số giáo viên chưa có trình độ bậc thợ và thâm niên giảng dạy dưới 5 năm có 94 người, chiếm 63%. Do đó cần phải có những cách thức nhằm cải thiện và nâng cao tay nghề, trình độ kỹ năng thực hành nghề của giáo viên như: