Tiêu chuẩn 2

Một phần của tài liệu Đánh giá đội ngũ giáo viên dạy nghề theo chuẩn kiểm định quốc gia (Trang 62 - 67)

6. Đóng góp mới của đề tài

2.2.3.Tiêu chuẩn 2

chuẩn về năng lực nghề nghiệp và đáp ứng yêu cầu giảng dạy của nhà trƣờng.

64

a. Toàn bộ đội ngũ giáo viên đảm bảo đạt chuẩn trở lên về trình độ được đào tạo và nghiệp vụ sư phạm theo quy định; giáo viên dạy thực hành đạt chuẩn về kỹ năng thực hành nghề theo quy định

Chỉ số đạt yêu cầu khi trình độ được đào tạo:

- Đối với giáo viên sơ cấp nghề: có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp trở lên.

- Đối với giáo viên trung cấp nghề: có bằng tốt nghiệp đại học hoặc đại học sư phạm kỹ thuật trở lên, chuyên ngành phù hợp với nghề giảng dạy

- Đối với giảng viên cao đẳng nghề: có bằng tốt nghiệp đại học hoặc đại học sư phạm kỹ thuật trở lên, chuyên ngành phù hợp với nghề giảng dạy

- Nghiệp vụ sư phạm: có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật hoặc cao đẳng sư phạm kỹ thuật hoặc có chứng chỉ sư phạm dạy nghề phù hợp với cấp trình độ đào tạo hoặc tương đương.

- Kỹ năng nghề của giáo viên dạy thực hành: + Đối với giáo viên sơ cấp nghề:

-> Có kỹ năng nghề tương đương trình độ trung cấp nghề hoặc bậc 3/7, bậc 2/6 hoặc là nghệ nhân cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương trở lên; -> Thực hiện thành thạo các kỹ năng nghề quy định trong chương trình môn học, mô đun được phân công giảng dạy.

-> Biết tổ chức lao động sản xuất, dịch vụ nghề được phân công giảng dạy;

-> Nắm vững kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của nghề + Đối với giáo viên trung cấp nghề:

-> Có kỹ năng nghề tương đương trình độ cao đẳng nghề hoặc bậc 4/7, bậc 3/6 trở lên hoặc là nghệ nhân cấp quốc gia;

-> Thực hiện thành thạo các kỹ năng của nghề được phân công giảng dạy;

-> Tổ chức thành thạo lao động sản xuất, dịch vụ nghề được phân công giảng dạy;

-> Nắm vững kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của nghề + Đối với giáo viên cao đẳng nghề:

65

-> Có kỹ năng nghề tương đương trình độ cao đẳng nghề hoặc bậc 5/7, bậc 4/6 trở lên hoặc là nghệ nhân cấp quốc gia

-> Thực hiện thành thạo các kỹ năng của nghề được phân công giảng dạy;

-> Tổ chức thành thạo lao động sản xuất, dịch vụ nghề được phân công giảng dạy;

-> Nắm vững kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của nghề

Ngoài ra, đối với giáo viên giảng viên đã tham gia giảng dạy thực hành đủ 5 năm trở lên tại cấp trình độ nghề đang giảng dạy thì được coi là đạt chuẩn về kỹ năng nghề ở trình độ đó.

Trong chỉ số này, giáo viên không chỉ cần đáp ứng về trình độ chuyên môn mà còn cả về kỹ năng nghề mà mình đang tham gia giảng dạy. Bên cạnh đó, cần phải đáp ứng được yêu cầu về nghiệp vụ sư phạm dạy nghề trong các trường nghề.

Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội luôn nhận thức và có sự quan tâm sâu sắc tới vấn đề chuẩn kỹ năng nghề của giáo viên. Hàng năm, trường đã cử các giảng viên, giáo viên tham gia các buổi học tập và đánh giá nâng cao trình độ kỹ năng nghề trong và ngoài nước.

Theo như các yêu cầu mà chỉ số này nêu ra, ta nhận thấy được có một vấn đề đặt ra như sau: Một giáo viên dạy nghề muốn đảm bảo được yêu cầu theo chuẩn kiểm định như trên cần phải trải qua 04 – 05 năm hoàn thành xong bằng đại học hoặc bằng đại học sư phạm kỹ thuật để đáp ứng về trình độ kiến thức, tiếp đó sẽ mất 03 năm tham gia học kỹ năng nghề tại trình độ cao đẳng nghề hoặc mất 05 năm tham gia giảng dạy để đáp ứng chuẩn yêu cầu về kỹ năng nghề. Như vậy, tính ra một giáo viên dạy nghề để đảm bảo đúng theo chuẩn kiểm định dạy nghề thì phải mất từ 07 – 10 năm. Đây đúng là một bài toán rất nan giải hiện nay đối với ngành dạy nghề, các trường dạy nghề và đặc biệt là các giáo viên dạy nghề. Từ đó, đặt ra yêu cầu cần phải thường xuyên chuẩn hóa đội ngũ giáo viên tại các trường dạy nghề nói chung và tại trường CĐNCN Hà Nội nói riêng.

b. Toàn bộ đội ngũ giáo viên đảm bảo đạt chuẩn về năng lực chuyên môn, ngoại ngữ, tin học theo quy định.

66

Theo chỉ số quy định, đội ngũ giáo viên cần đảm bảo theo những yêu cầu sau đây:

- Đối với giáo viên sơ cấp nghề:

+ Có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp trở lên; có trình độ A về tin học trở lên

+ Nắm vững kiến thức của môn học/mô đun được phân công giảng dạy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Có kiến thức về môn học/mô đun liên quan + Có hiểu biết về thực tiễn sản xuất của nghề - Đối với giáo viên trung cấp nghề:

+ Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc đại học sư phạm kỹ thuật trở lên, chuyên ngành phù hợp với nghề giảng dạy; có trình độ B về một ngoại ngữ thông dụng và có trình độ A về tin học trở lên.

+ Nắm vững kiến thức nghề được phân công giảng dạy + Có kiến thức về nghề liên quan

+ Hiểu biết về thực tiễn sản xuất và những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới của nghề.

- Đối với giảng viên cao đẳng nghề

+ Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc đại học sư phạm kỹ thuật trở lên, chuyên ngành phù hợp với nghề giảng dạy; có trình độ B về một ngoại ngữ thông dụng và có trình độ B về tin học trở lên.

+ Nắm vững kiến thức nghề được phân công giảng dạy + Có kiến thức về nghề liên quan

+ Hiểu biết về thực tiễn sản xuất và những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới của nghề.

Thông qua chỉ số này ta có thể nhận thấy rằng, giáo viên dạy nghề hiện nay ngoài việc cần đáp ứng được về kiến thức, kỹ năng, thái độ, kỹ năng nghề chuyên môn thì cũng còn cần phải bổ sung cho mình những kỹ năng khác như về ngoại ngữ, tin học, thực tiễn sản xuất.

67

Theo chuẩn kiểm định chất lượng thì cứ hễ là giáo viên dạy nghề thì phải đáp ứng được điều này. Song thực tế đang diễn ra hiện nay đang tồn tại hai mặt của vấn đề này:

Thứ nhất, đối tượng là những giáo viên trẻ, mới tham gia giảng dạy thì sẽ đáp ứng được đúng yêu cầu đề ra.

Thứ hai, đối với những giáo viên dạy nghề giảng dạy lâu năm tại các trường thì chứng chỉ tin học và ngoại ngữ lại trở thành một vấn đề khó khăn; tuổi đời của các giáo viên này hầu như đều đã lớn, họ giảng dạy chuyên môn dựa vào chính kinh nghiệm và kỹ năng đã được tích lũy được trong cả quá trình lâu dài và yêu cầu đối với giáo viên trước đó cũng không có yêu cầu kỹ càng về chứng chỉ tin học, ngoại ngữ như hiện nay.

Chính vì vậy, chỉ số này có nên nhìn nhận lại và có cách đánh giá riêng đối với đối tượng này hay không?

c. Có ít nhất 60% số giáo viên dạy cả lý thuyết và thực hành nghề

Theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng, chỉ số này đạt khi số giáo viên dạy cả lý thuyết và thực hành nghề chiếm tỷ lệ ít nhất 60% tổng số giáo viên.

Trong các trường dạy nghề nói chung và trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội nói riêng, các mô đun thực hành nghề được giảng dạy chiếm 70% trong tổng số các môn học/mô đun trong chương trình học của mỗi nghề, lý thuyết chỉ chiếm 30% trong tổng số giờ học.

Chính vì vậy, để đáp ứng được nhu cầu học tập đặc trưng của các trường dạy nghề, đội ngũ giáo viên của trường cũng phải đáp ứng được về khả năng giảng dạy thực hành tại từng nghề trong trường.

Yêu cầu đặt ra hiện nay chính là đội ngũ giáo viên cần phải đảm bảo cả về mặt lý thuyết chuyên môn và cả thực hành nghề thực tế tại các xưởng thực hành.

Hiện tại trường đang đào tạo 14 nghề được phân bổ về cho 06 khoa chuyên môn chính như:

+ Khoa Điện – Điện tử: đào tạo 04 nghề (Điện công nghiệp, Điện tử công nghiệp, Điện tử dân dụng, Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí)

+ Khoa Cơ khí: đào tạo 05 nghề (Nguội chế tạo, Nguội sửa chữa máy công cụ, Cắt gọt kim loại, Hàn, Cơ điện tử)

68

+ Khoa Công nghệ ô tô: đào tạo 01 nghề (Công nghệ ô tô) + Khoa Kinh tế: đào tạo 01 nghề (Kế toán doanh nghiệp)

+ Khoa Công nghệ thông tin: đào tạo 02 nghề (Quản trị mạng, Thiết kế đồ họa)

+ Khoa Trung cấp: đào tạo 01 nghề (Tin học văn phòng)

Các ngành nghề thuộc khối công nghiệp này đều cần đến sự chính xác và cần thực hành nhiều trên các thiết bị thực tế, bên cạnh đó cũng cần đến kinh nghiệm làm việc tại các công ty, doanh nghiệp về các ngành nghề đó.

Không chỉ cần vững vàng về mặt lý thuyết mà còn cần phải nắm chắc tay nghề. Đội ngũ giáo viên của trường luôn thực hiện giảng dạy theo phương pháp dạy học tích cực, sử dụng những bài giảng tích hợp giữa lý thuyết và thực hành để giảng dạy cho học sinh – sinh viên trong trường.

Cũng do đặc thù của các trường dạy nghề nên hầu hết giáo viên giảng dạy tại nhà trường đều phải đảm nhiệm được cả nhiệm vụ dạy lý thuyết và dạy thực hành nghề, chỉ trừ các giáo viên của khoa Lý thuyết cơ bản dạy các môn chung không có thực hành nghề và một số giáo viên của tổ môn Lý thuyết cơ sở khoa Cơ khí.

Do vậy yêu cầu các giáo viên tham gia giảng dạy tại các trường nghề cần phải nâng cao trình độ chuyên môn cả về kiến thức, kỹ năng là vô cùng cần thiết. Điều đó cần phải xuất phát từ mỗi cá nhân giáo viên và cả những người quản lý tại mỗi trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá đội ngũ giáo viên dạy nghề theo chuẩn kiểm định quốc gia (Trang 62 - 67)