Công văn số 1329/TCDN

Một phần của tài liệu Đánh giá đội ngũ giáo viên dạy nghề theo chuẩn kiểm định quốc gia (Trang 43 - 46)

6. Đóng góp mới của đề tài

1.4.4. Công văn số 1329/TCDN

Theo Công văn số 1329/TCDN ngày 11/8/2011 của Tổng cục Dạy nghề về việc Hướng dẫn đánh giá, xếp loại giảng viên, giáo viên dạy nghề theo chuẩn giảng viên, giáo viên dạy nghề. Việc đánh giá, xếp loại này được đánh giá thông qua các tiêu chí, tiêu chuẩn thuộc Thông tư số 30/2010/TT - BLĐTBXH. Qua đó, giáo viên, giảng viên dạy nghề được đánh giá là đạt chuẩn khi đạt được các yêu cầu sau:

* Đối với giáo viên trung cấp nghề, giảng viên cao đẳng nghề

Có 4 tiêu chí, bao gồm 16 tiêu chuẩn (trong đó: 9 tiêu chuẩn có 4 chỉ sổ, 7 tiêu chuẩn có 2 chỉ số), tổng số điểm tối đa đạt được là 100.

45

- Loại tốt: Tất cả các tiêu chuẩn có 4 chỉ số phải đạt từ 6 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 5 tiêu chuẩn đạt 7 điểm trở lên (trong đó có tiêu chuẩn 1, tiêu chuẩn 2 của tiêu chí 2); các tiêu chuẩn có 2 chỉ số đạt 3 điểm trở lên và có tổng số điểm từ 80 đến 100 điểm

- Loại khá: Tất cả các tiêu chuẩn có 4 chỉ số phải đạt từ 5 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 5 tiêu chuẩn đạt từ 6 điểm trở lên (trong đó chỉ số thứ nhất tiêu chuẩn 1 và chỉ số thứ nhất tiêu chuẩn 2 của tiêu chí 2 phải đạt điểm tối đa); các tiêu chuẩn có 2 chỉ số đạt 2 điểm trở lên (trong đó chỉ số thứ nhất tiêu chuẩn 1 của tiêu chí 3 phải đạt điểm tối đa) và có tổng số điểm đạt từ 64 điểm trở lên.

- Loại trung bình: Tất cả các tiêu chuẩn có 4 chỉ số đạt từ 4 điểm trở lên (trong đó chỉ số thứ nhất tiêu chuẩn 1 hoặc chỉ số thứ nhất tiêu chuẩn 2 của tiêu chí 2 phải đạt điểm tối đa); các tiêu chuẩn có 2 chỉ số đạt 2 điểm trở lên (trong đó chỉ số thứ nhất tiêu chuẩn 1 của tiêu chí 3 phải đạt điểm tối đa) và đạt số điểm từ 48 điểm trở lên.

* Riêng đối với các giáo viên, giảng viên được giao nhiệm vụ giảng dạy cả lý thuyết và thực hành

Đã đạt điểm tối đa ở chỉ số thứ nhất tương ứng với cấp trình độ đang giảng dạy của tiêu chuẩn 1 của tiêu chí 2, nếu đã tham gia dạy thực hành từ đủ 5 năm trở lên (tính đến thời điểm đánh giá) thì được coi là đạt chuẩn về kỹ năng nghề ở trình độ đó và đạt điểm tối đa chỉ số thứ nhất tương ứng với cấp trình độ của nghề đang giảng dạy của tiêu chuẩn 2 của tiêu chí 2 khi đánh giá, xếp loại.

Có thể nói rằng mỗi văn bản pháp quy đều có cách đánh giá của riêng mình, đều đúng đắn. Thông qua cách đánh giá của các văn bản pháp quy trên ta có thể nhận thấy rằng hai văn bản đáng quan tâm nhất chính là Thông tư số 30/2010/TT-BLĐTBXH và Công văn số 1329/TCDN của Tổng cục Dạy nghề. Có thể nói như vậy vì hai văn bản đó đã nêu ra các vấn đề chi tiết, cụ thể cần đánh giá giáo viên chứ không nêu chung chung, chưa chuyên sâu như Luật dạy nghề và Điều lệ mẫu trường Cao đẳng nghề. Hai văn bản Thông tư số 30 và Công văn 1329 trên đây đang được hệ thống đánh giá kiểm định chất lượng dạy nghề thực hiện theo [26].

46

Kết luận chương 1

Đảm bảo chất lượng nói chung và đảm bảo chất lượng trong giáo dục nói riêng đang ngày càng được xã hội quan tâm một cách triệt để. Đối tượng góp phần không nhỏ vào vấn đề đảm bảo chất lượng giáo dục chính là đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên dạy nghề nói riêng.

Có thể nói rằng để đánh giá, xếp loại các giáo viên, giảng viên dạy nghề thì cần phải có các tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số đánh giá cụ thể. Mỗi một công văn, thông tư, quyết định ban hành về điều này đều có những nội dung đánh giá cụ thể, chi tiết.

Có nhiều công văn, thông tư thể hiện các cách đánh giá nhưng tựu chung lại đều có những yêu cầu về kiến thức chuyên môn, thái độ giảng dạy và kỹ năng nghề của giáo viên.

Và trong Kiểm định chất lượng cơ sở dạy nghề phần tiêu chí 4 “Giáo viên và cán bộ quản lý” với 08 tiêu chuẩn, 24 chỉ số đánh giá đã thể hiện được rõ tiêu chuẩn của đội ngũ giáo viên, giảng viên cần phải có trong các cơ sở dạy nghề.

47

CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ THEO CHUẨN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƢỢNG CƠ SỞ DẠY NGHỀ

Một phần của tài liệu Đánh giá đội ngũ giáo viên dạy nghề theo chuẩn kiểm định quốc gia (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)