Thông tin khái quát

Một phần của tài liệu Đánh giá đội ngũ giáo viên dạy nghề theo chuẩn kiểm định quốc gia (Trang 46 - 50)

6. Đóng góp mới của đề tài

2.1.2. Thông tin khái quát

- Tên trường: Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội - Tên tiếng Anh: Hanoi Intrustrial Vocational College - Cơ quan chủ quản: Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội - Địa chỉ trường:

+ Trụ sở chính: 131 Thái Thịnh – Đống Đa – Hà Nội

+ Cơ sở 1: 131 Thái Thịnh – Đống Đa – Hà Nội + Cơ sở 2: Xã Trung Văn – Huyện Từ Liêm – Hà Nội

+ Số điện thoại: (84-4) 38.532.033 – (84-4) 38.532.034 + Số Fax: (84-4) 38.533.523

+ Email: daotao_thaithinh@yahoo.com, info@hinivc.edu.vn + Website: http://www.hnivc.edu.vn

+ Năm thành lập trường:

Năm thành lập đầu tiên: 22 tháng 11 năm 1974

Năm thành lập trường cao đẳng nghề: 29 tháng 12 năm 2006 - Loại hình trường: Công lập  ; Tư thục

2.1.2. Thông tin khái quát về lịch sử phát triển và thành tích nổi bật của trường trường

2.1.2.1. Thông tin khái quát về lịch sử

Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội được thành lập theo quyết định số 1984/QĐ – BLĐTBXH ngày 29/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trên cơ sở nâng cấp trường Trung học Công nghiệp Hà Nội, với nhiệm vụ trọng tâm là đào tạo lao động kỹ thuật, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.

48

Với truyền thống 40 năm xây dựng và trưởng thành, Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội đã có nhiều lần thay đổi cơ cấu tổ chức và đổi tên:

- Ngày 22/11/1974, Trường Đào tạo Công nhân Kỹ thuật Cơ khí – Điện Hà Nội trực thuộc Sở Lao động Hà Nội (nay là Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội) được thành lập theo quyết định số 1363/QĐ-UB ngày 22 tháng 11 năm 1974 của Ủy ban Hành chính Thành phố Hà Nội.

- Tháng 11/1988, Trường sáp nhập thêm Trường dạy nghề Công nghiệp số 2 và đổi tên thành trường Công nhân Kỹ thuật Công nghiệp Hà Nội;

- Tháng 9/1990, Trường nhận chuyển giao nhiệm vụ đào tạo kỹ thuật viên trung cấp từ Trường Trung học Kỹ thuật Công nghiệp và đổi tên thành Trường Kỹ thuật Công nghiệp Hà Nội;

- Tháng 3/1998, Trường đổi tên thành Trường Trung học Công nghiệp Hà Nội;

- Tháng 4/2003, Trường sáp nhập thêm Trường Thủ công Mỹ nghệ Hà Nội;

- Tháng 07/2012, Trường sáp nhập thêm Trường Trung cấp nghề Đồng hồ - Điện tử - Tin học Hà Nội.

Hiện nay, trường hiện có 05 phòng chức năng, 08 khoa giảng dạy chuyên môn và 01 trung tâm trực thuộc trường. Trường hiện đào tạo theo 03 cấp trình độ: sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề với 15 ngành nghề khác nhau.

Không chỉ liên kết, hợp tác đào tạo với các cơ sở dạy nghề, các trường đại học trong nước, trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội còn có những mối quan hệ hợp tác, kết nghĩa với một số cơ sở đào tạo ở các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh Quốc, Phần Lan...như:

- Trường Trung học Kỹ thuật Kyesan của Hàn Quốc - Trường Trung học Kỹ thuật Chiba của Nhật Bản - Trường Dạy nghề Suupohja của Phần Lan

- Trường Kỹ thuật Kumamoto – Nhật Bản

- Học viện kỹ thuật Dong – EUI Busan – Hàn Quốc. - Trường Đại học OSAN – Hàn Quốc

49

Đặc biệt từ năm 1994 đến 1999, Trường nhận được dự án nâng cao năng lực đào tạo nghề từ nguồn vốn ODA của Chính phủ Hàn Quốc, trị giá 2,5 triệu USD để nâng cấp về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên cho 5 nghề (Cơ khí, Điện, Điện tử, Công nghề Ô tô và Điện lạnh). Từ đó cho đến nay, hàng năm trường có các giáo viên sang Hàn Quốc để học tập nâng cao trình độ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy và thường xuyên có tình nguyện viên của KOICA (Cơ quan Hợp tác Quốc tế của Hàn Quốc) đến trường làm việc. Trong năm 2013, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc và trường Đại học Induk Hàn Quốc đồng thực hiện dự án “Nâng cấp cơ sở vật chất và xây dựng tài liệu tham khảo tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội” với tổng kinh phí được viện trợ là 500.000 USD.

Nhà trường đã tiến hành hợp tác với tổ chức JICA từ năm 2009 nằm trong khuôn khổ chương trình Đối tác phát triển của JICA. Nội dung dự án là trao đổi kỹ thuật, đưa giáo viên nhà trường đi đào tạo tại Nhật Bản, chuyên gia Nhật Bản đến làm việc, tập huấn và tiến hành các hoạt động tư vấn tại nhà trường tiến tới nâng cao chất lượng đào tạo theo tiêu chuẩn Nhật Bản. Năm 2012, cơ quan hợp tác quốc tế Cộng hòa Liên bang Đức (GIZ) và cơ quan đào tạo nghề và xã hội Châu Âu đã ký biên bản hợp tác xây dựng trung tâm mài sửa dao cụ tại trường trị giá 370.000EUR.

Năm 2014 tổ chức Phần Lan và tập đoàn Hyundai đang khảo sát để hỗ trợ nhà trường trong việc nâng cao năng lực dạy nghề Công nghệ ô tô và xây dựng trung tâm đào tạo về an toàn lao động theo mô hình của Hàn Quốc.

- Ngoài ra JICA cũng giới thiệu nhiều đoàn đại biểu của các tỉnh, các công ty Nhật Bản đến thăm và tìm hiểu cơ hội hợp tác với nhà trường.

Ngoài các tổ chức nói trên nhà trường còn có rất nhiều hoạt động hợp tác với các đối tác khác nhau từ nhiều quốc gia trên thế giới.

- Trường đã có một số dự án hợp tác về đào tạo bồi dưỡng giáo viên, với cơ quan đào tạo nghề và xã hội Châu Âu (EBG) - Cộng Hòa Liên Bang Đức, Đại học OSAN (Hàn quốc), một số trường kỹ thuật tại Chi ba (Nhật bản)...

50

- Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ): chủ yếu là các hoạt động tập huấn, tư vấn hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực đào tạo nghề đặc biệt là trong ngành Cơ khí.

- Tổ chức Tình nguyện viên Latitude (Úc): tiếp nhận tình nguyện viên bản ngữ người Úc đến giảng dạy Tiếng Anh cho học sinh sinh viên của nhà trường.

Và nhiều đơn vị tổ chức khác từ các quốc gia như Phần Lan, Singapore, Nga, CH Séc, các quốc gia ASEAN: Malayxia, Lào... đã, đang và tiến tới có hoạt động hợp tác với nhà trường.

2.1.2.2. Thành tích nổi bật

Trong những năm qua, trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội không ngừng lớn mạnh, liên tục phát triển về cơ sở vật chất, quy mô, ngành nghề và chất lượng đào tạo, xứng đáng là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn nhất và có chất lượng cao cho Thủ đô Hà Nội. Trải qua 40 năm, Trường đã đạt được những thành tích đáng tự hào:

- Huân chương lao động Hạng ba của Chủ tịch nước năm 2007 - Huân chương bảo vệ tổ quốc của Chủ tịch nước năm 2009 - Biểu tượng vàng đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam năm 2011 - Huân chương lao động Hạng nhì của Chủ tịch nước năm 2012

- Thầy Phạm Đức Vinh – Hiệu trưởng được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương lao động Hạng ba

- Thầy Lê Đình Bình – Phó Hiệu trưởng được vinh dự nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

- Thầy Đỗ Trí Dũng – Nguyên phó Hiệu trưởng nhà trường được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và nhiều bằng khen của các cấp Thành phố, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội...

- Đảng bộ, Công đoàn và Đoàn thanh niên luôn đạt những thành tích cao như: Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu năm 2011, 2012. Công đoàn vững mạnh xuất sắc, Đoàn thanh niên tiên tiến xuất sắc nhiều năm liền.

51

- Từ năm 1998, hơn 10 năm liên tục, lực lượng tự vệ của nhà trường được tặng thưởng “Đơn vị quyết thắng”

Một phần của tài liệu Đánh giá đội ngũ giáo viên dạy nghề theo chuẩn kiểm định quốc gia (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)