6. Đóng góp mới của đề tài
3.1. Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy nghề về kiến thức
Như đã nói chất lượng đào tạo tại một trường dạy nghề có được nâng cao hay không đều phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ giáo viên dạy nghề. Và tại trường CĐNCN Hà Nội, điều này cũng không ngoại lệ. Đội ngũ giáo viên tại trường có xuất phát điểm khác nhau như từ các trường đại học, cao đẳng hàn lâm, từ các trường đại học, cao đẳng sư phạm kỹ thuật, từ các công nhân kỹ thuật có trình độ tay nghề bậc thợ cao theo từng nghề và nhóm nghề. Chính vì vậy mà có giáo viên mạnh về lý thuyết, có giáo viên có thế mạnh về trình độ tay nghề, bậc thợ. Do vậy vấn đề cấp bách quan trọng hiện nay của nhà trường là cần phải chuẩn hóa lại đội ngũ giáo viên về mặt kiến thức theo một thể thống nhất, cụ thể, không có sự chênh lệnh về trình độ.
Việc chuẩn hóa kiến thức của đội ngũ giáo viên như phần trên đã nêu thực ra được thể hiện ở các mặt sau:
+ Trình độ chuyên môn nghề, năng lực nghề nghiệp được phân công giảng dạy
+ Trình độ ngoại ngữ, tin học
Những nội dung trên đây được nhà trường tiến hành áp dụng, chuẩn hóa thông qua các hoạt động, nội dung cụ thể như sau:
3.1.1. Nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật, bổ sung kiến thức cho giáo viên
a. Mục đích
Trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên là vấn đề cốt lõi, liên quan đến chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà trường. Việc nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật, bổ sung kiến thức cho giáo viên là việc làm cần thực hiện thường xuyên, liên tục nhằm mục đích nâng cao chất lượng giảng dạy, giúp giáo viên truyền tải được nhiều kiến thức hơn tới học sinh sinh viên.
b. Tổ chức thực hiện
91
- Đối tượng bồi dưỡng:
Theo các số liệu phân tích tại chương 2, ta thấy rằng đội ngũ giáo viên dạy nghề tại trường vẫn còn đó 03 giáo viên đang ở trình độ cao đẳng thuộc nhóm nghề Kế toán doanh nghiệp, Điện – Điện tử và Công nghệ thông tin đang có trình độ cao đẳng nghề và cao đẳng. Đây là các giáo viên có xuất phát điểm từ công nhân kỹ thuật, có trình độ tay nghề bậc thợ cao, học sinh – sinh viên xuất sắc được giữ lại trường cần phải được học tập nâng cao về trình độ chuyên môn cho đúng theo quy định của chuẩn kiểm định dạy nghề.
- Hình thức bồi dưỡng:
Cá nhân giáo viên tự học tập, nâng cao trình độ theo hình thức học tại chức, học chính quy, hệ vừa học vừa làm…
- Tiến độ thực hiện:
+ Cá nhân giáo viên tự xây dựng kế hoạch thực hiện, xác định mốc thời gian phù hợp với bản thân, tránh sắp xếp làm ảnh hưởng đến tiến độ đào tạo của nhà trường.
+ Các khoa Kinh tế, Điện – Điện tử và Công nghệ thông tin tạo điều kiện để các giáo viên hoàn thành quá trình bồi dưỡng theo yêu cầu.
* Bồi dưỡng, nâng cao trình độ bậc sau đại học (thạc sỹ - tiến sỹ)
- Đối tượng bồi dưỡng:
+ Theo thống kê tại bảng 2.5, số lượng giáo viên có trình độ sau đại học của nghề KTDN chỉ chiếm 29% trên tổng số giáo viên của khoa, nhóm nghề CNTT là 32% trên tổng số giáo viên của khoa. Do đó cần lên kế hoạch và cử cho giáo viên thuộc hai nhóm nghề KTDN, CNTT tham gia các khóa học sau đại học, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhu cầu học tập của HSSV hiện nay.
+ Không chỉ chú trọng vào các giáo viên thuộc hai nhóm nghề trên mà các nhóm nghề còn lại nhà trường cũng phải có kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên theo các giai đoạn cụ thể.
- Hình thức bồi dưỡng:
+ Nhà trường ra quyết định cử đi học tập và tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình học tập.
92
+ Cá nhân tự học tập, nâng cao trình độ để phù hợp với những thay đổi về kiến thức, công nghệ hiện đại trên thế giới.
- Tiến độ thực hiện:
+ Hàng năm các khoa chuyên môn rà soát, đăng ký số lượng giáo viên tham gia học tập nâng cao trình độ sau đại học lên nhà trường.
+ Nhà trường đề ra số lượng và kế hoạch thực hiện trong từng năm, thống nhất trong toàn trường.
+ Trong năm học 2014 – 2015, ưu tiên cử các giáo viên tại các nghề Kế toán doanh nghiệp và Công nghệ thông tin tham gia học tập.
+ Các nghề còn lại được thực hiện vào các năm học kế tiếp.
* Bồi dưỡng, bổ sung, cập nhật các kiến thức mới hiện nay
- Đối tượng bồi dưỡng:
+ Các giáo viên đã có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm tại trường được đặc biệt quan tâm, chú ý.
+ Các giáo viên còn lại tại các nghề trong trường. - Hình thức bồi dưỡng:
+ Các giáo viên tự cập nhật, bổ sung các kiến thức mới thông qua các phương tiện truyền thông, tài liệu, sách vở…
+ Nhà trường mời các chuyên gia có kinh nghiệm, các giáo viên có kiến thức chuyên môn vững vàng về các nghề, nhóm nghề tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn, các chuyên gia nước ngoài về trường tập huấn, giảng dạy, cập nhật các công nghệ mới nhất cho đội ngũ giáo viên trong toàn trường theo từng nghề, nhóm nghề khác nhau theo các hình thức khác nhau như: giao lưu, hợp tác, học tập kinh nghiệm, trao đổi sinh viên….
+ Cử cán bộ giáo viên sang các nước có công nghệ hiện đại, trình độ tiên tiến như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Anh… học tập, giao lưu, tiếp nhận những kiến thức mới mẻ vào bài giảng.
- Tiến độ thực hiện:
+ Hàng năm trường lên kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao công nghệ cho các nghề và nhóm nghề tham gia học tập, bổ sung, cập nhật kiến thức, công nghệ mới hiện đại.
93
+ Các khoa chuyên môn cử giáo viên tham gia học tập, bồi dưỡng theo kế hoạch chung của nhà trường.
3.1.2. Nâng cao trình độ ngoại ngữ và tin học a. Mục đích
Xu thế hội nhập quốc tế tại nước ta đang ngày càng phát triển, các dự án hỗ trợ, đầu tư, hợp tác về đào tạo nghề với các nước ngày càng được gia tăng. Do đó việc trau dồi và nâng cao trình độ ngoại ngữ và tin học là vô cùng cần thiết. Hơn nữa nâng cao trình độ ngoại ngữ giúp mỗi giáo viên có điều kiện tìm hiểu và cập nhật thêm những kiến thức chuyên môn, những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trên thế giới vào trong quá trình giảng dạy của bản thân.
Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy đã trở thành một công cụ đắc lực giúp giáo viên truyền tải được những nội dung cần thiết tới học sinh sinh viên. Công nghệ thông tin cũng hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong quá trình tìm kiếm thông tin nâng cao trình độ chuyên môn và cập nhật những công nghệ hiện đại trong khu vực và trên thế giới một cách nhanh nhất. Chính vì vậy nâng cao trình độ tin học cho giáo cần được tiến hành thực hiện.
b. Tổ chức thực hiện
Có thể nói rằng tính đến thời điểm hết năm 2014, theo quy định của kiểm định chất lượng đối với giáo viên dạy nghề về trình độ tin học, ngoại ngữ thì trường CĐNCN Hà Nội đã đáp ứng được hầu như đầy đủ theo yêu cầu (chiếm 90% - đối với trình độ tin học, chiếm 97% - đối với trình độ ngoại ngữ). Song không có nghĩa là đã đáp ứng đúng theo yêu cầu một 100%, nhà trường cần phải thực hiện công tác bồi dưỡng, bổ sung, hoàn thiện kiến thức về tin học và ngoại ngữ cho đội ngũ giáo viên.
- Đối tượng tham gia:
+ 10% đội ngũ giáo viên chưa đạt về trình độ ngoại ngữ. + 3% đội ngũ giáo viên chưa đạt về trình độ tin học.
+ Các giáo viên giảng dạy nghề Công nghệ thông tin, chuyên môn Ngoại ngữ và các giáo viên giảng dạy các nghề khác trong trường đã đạt cơ bản theo yêu cầu kiểm định chất lượng về trình độ ngoại ngữ và tin học.
94
- Hình thức bồi dưỡng:
+ Đối với các giáo viên chưa đạt về trình độ ngoại ngữ và tin học: tự học tập, nâng cao trình độ tại các trung tâm ngoại ngữ và tin học.
+ Đối với các giáo viên đã đạt mức cơ bản: nhà trường tổ chức các lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ trong và ngoài trường.
- Tiến độ thực hiện:
+ Mỗi giáo viên chưa đạt yêu cầu về trình độ ngoại ngữ và tin học cần tự hoàn thiện về trình độ ngoại ngữ và tin học của bản thân trong năm học 2014 – 2015.
+ Trường lên kế hoạch cụ thể để đào tạo tiếng Anh về giao tiếp và tiếng anh chuyên ngành cho các nghề và nhóm nghề trong trường vào ngoài giờ lên lớp hoặc các ngày nghỉ thứ bảy, chủ nhật như: Công nghệ thông tin, Điện – điện tử, Kinh tế và nhóm Cơ khí – Công nghệ ô tô.
+ Kết hợp với Hội đồng Anh thành phố Hà Nội kiểm tra đánh giá và bồi dưỡng nâng cao trình độ tiếng anh cho giáo viên, giảng viên dạy nghề cho các nghề trọng điểm như: Cơ khí, Điện – điện tử và Công nghệ ô tô.
+ Hàng năm, nhà trường cử giáo viên nghề công nghệ thông tin tham gia đào tạo bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn về tin học quốc tế IC3.
+ Bên cạnh đó, Nhà trường cần có những chính sách khuyết khích học tập đối với đội ngũ giáo viên, giảng viên.