6. Đóng góp mới của đề tài
2.2.4. Tiêu chuẩn 4
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên.
a. Hàng năm nhà trường có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên; mỗi giáo viên có kế hoạch học tập bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Hàng năm nhà trường đều phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên nhà trường
Không chỉ nhà trường đề ra kế hoạch nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên mà mỗi giáo viên nhà trường đều phải tự có kế hoạch của cá nhân nhằm mục đích nâng chất lượng giảng dạy của cá nhân mình.
69
Kế hoạch của mỗi giáo viên đều được đề cập đến trong kế hoạch giáo viên của mỗi cá nhân. Kế hoạch học tập chung của nhà trường được phòng Tổ chức hành chính lên kế hoạch thu thập ý kiến của các đơn vị về đăng ký học tập trong năm và căn cứ vào chỉ tiêu được đào tạo, bồi dưỡng từ cấp trên, từ đó đề ra số lượng cụ thể được cử đi học trong năm với các loại hình thức như: học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ (trên đại học), học bổ sung về các kỹ năng trong giảng dạy, cử tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề…
Tính đến thời điểm 3 năm trở lại đây, Trường CĐNCN Hà Nội đã cử nhiều lượt cán bộ, giáo viên nhà trường tham gia các lớp học bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề được thể hiện thông qua bảng sau:
Bảng 2.2. Các chương trình đào tạo nâng cao kỹ năng nghề (Nguồn Ban đối ngoại – Phòng Tổ chức hành chính)
STT TÊN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NĂM LƢỢNG SỐ
1 Đào tạo thạc sỹ tại Hàn Quốc 2011 1
2 Bồi dưỡng lớp học ngắn hạn tại Nhật Bản 2012 17
3
Đào tạo tại Công ty ô tô TOYOTA (Nagoya, Nhật Bản) do
JAVADA tổ chức 2012 1
4
Đào tạo "Phương pháp đánh giá kỹ năng nghề 2012" do JAVADA tổ
chức 2012 1
5
Hội thảo về hợp tác đào tạo nghề, gắn kết đào tạo Doanh nghiệp và
việc làm tại Cộng hòa Séc 2013 1
6
Khóa đào tạo trong khuôn khổ "Dự án phát triển khả năng lãnh đạo trong việc đào tạo Kỹ năng kỹ thuật chuyên ngành Cơ khí tại trường
Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội 2013 4
7
Bồi dưỡng giáo viên dạy nghề các nghề đạt chuẩn quốc tế và khu
vực tại Hàn Quốc (lớp 2) 2013 3
8 Lớp Cơ điện tử 2014 17
70
Qua bảng số liệu trên đây ta có thể nhận thấy rằng trường CĐNCN Hà Nội đã ngày càng có sự quan tâm, đầu tư đúng mức cho việc bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng nghề cho giáo viên tại trường [21].
b. Giáo viên tham gia tích cực vào các hoạt động thi đua dạy tốt như hội giảng giáo viên dạy nghề hàng năm, có sáng kiến cải tiến trong dạy học.
Đây cũng là một trong những chỉ số đánh giá mang tính khách quan đối với đội ngũ giáo viên dạy nghề. Năng lực của giáo viên khi giảng dạy và thực hành nghề ra sao được thể hiện thông qua quá trình lên lớp và các cuộc thi đua dạy tốt hàng năm của nhà trường tổ chức.
Hàng năm trường đều tổ chức hội giảng tại các khoa chuyên môn, phòng Đào tạo và QLHSSV là đầu mối trung tâm tổ chức, lập kế hoạch thực hiện. Hội giảng được tổ chức từ cấp tổ bộ môn, đến cấp khoa và cuối cùng là cấp trường.
Để đánh giá thực chất đội ngũ giáo viên, nhà trường yêu cầu 100% đội ngũ giáo viên đang giảng dạy tại trường đều phải tham gia hội thi. Từ các cuộc hội giảng cấp cơ sở, chọn ra những giáo viên có kiến thức, kỹ năng, thái độ tốt nhất tham dự hội giảng cấp trường. Trường thành lập hội đồng chấm đánh giá chất lượng của giáo viên. Kết quả giáo viên đạt được trong những kỳ hội giảng của trường đã một phần nào đánh giá được năng lực của giáo viên, kỹ năng nghề của giáo viên.
Những giáo viên có trình độ kỹ năng đạt yêu cầu, có kiến thức chuyên môn tốt và cách thức tổ chức, làm việc trong quá trình dạy tốt được trường chọn cử tham dự các kỳ thi hội giảng, giáo viên dạy giỏi ngành dạy nghề của thành phố và quốc gia.
Bên cạnh đó, một số giáo viên còn thường xuyên tự tìm tòi, nghiên cứu, cải tiến những thiết bị dạy nghề và sáng tạo ra các mô hình học cụ phục vụ cho công tác giảng dạy của nghề.
Những mô hình học cụ đạt chất lượng tốt và có khả năng ứng dụng cao vào giảng dạy được nhà trường tin tưởng cử tham dự các Hội thi thiết bị dạy nghề tự làm của thành phố và trên toàn quốc.
71
Đánh giá năng lực giảng dạy của giáo viên không phải chỉ qua những bài giảng mà còn phải thông qua được các yếu tố tác động khác. Đây là một trong những điển hình của việc đánh giá đội ngũ giáo viên.
c. Có kế hoạch và tổ chức cho đội ngũ giáo viên đi thâm nhập thực tế hàng năm để bổ sung kinh nghiệm nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu giảng dạy
Mỗi năm, nhà trường đều đưa ra kế hoạch đưa giáo viên thực hiện công tác thâm nhập thực tế tại các công ty, đơn vị sản xuất kinh doanh. Mỗi giáo viên khi đi thực tế về đều phải có báo cáo trình giám hiệu nhằm thấy được sự khác biệt giữa giảng dạy tại nhà trường và thực tế sản xuất.
Đây là một phương thức quan trọng có thể nâng cao được năng lực của giáo viên nhà trường trong vấn đề nâng cao tay nghề. Song vấn đề này vẫn chưa được nhà trường đầu tư vào quan tâm đúng mức.
Vẫn có các chương trình đưa giáo viên thâm nhập thực tế tại các doanh nghiệp và đơn vị sản xuất, song con số này chưa nhiều và chưa được đảm bảo. Con số giáo viên được đưa đi thực tế lại tập trung tại một số nghề, không phải tất cả các nghề đều được tham gia thâm nhập thức tế tại doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất.
Số lượng giáo viên trẻ cần được bổ sung kỹ năng nhiều hơn thông qua các buổi thâm nhập tế đến các đơn vị như thế này.