Giọng điệu mỉa mai, châm biếm đã đem đến cho truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa một âm hưởng riêng trong các

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn phạm duy nghĩa (Trang 56 - 58)

ngắn của Phạm Duy Nghĩa một âm hưởng riêng trong các truyện ngắn phê phán. Nó đã xóa bỏ khoảng cách sử thi và thể hiện cái nhìn hiện thực trong tính dân chủ của người viết. Với giọng điệu này, Phạm Duy Nghĩa đã có cái nhìn thẳng thắn, phê phán mạnh mẽ không khoan nhượng trước những thói tật tầm thường của con người: cơ hội, giả dối, lợi dụng...Từ đó, Duy Nghĩa muốn kêu gọi mọi người đấu tranh diệt trù’ cái ác, cái xấu để làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp và ý nghĩa hơn.

KỂT LUẬN

1. Nghệ thuật trần thuật là một phương diện cơ bản trong hoạt động sáng tạo văn học, vấn đề trung tâm của hoạt động nghiên cứu, nhất là các tác phấm thuộc loại hình tự sự. Nghiên cứu nghệ thuật trần thuật còn mở ra nhiều bình diện khác nhau như: nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật tạo dựng kết cấu, lời văn nghệ thuật... Đặc biệt, tìm hiểu nghệ thuật trong văn xuôi tự sự nói chung, trong truyện ngắn nói riêng một mặt giúp ta khai thác tù’ góc độ thi pháp thể loại, mặt khác còn thấy được cái tầm và cái tâm của người nghệ sĩ, nhất là nét riêng độc đáo trong phong cách của họ.

2. Truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa xuất hiện đã góp một tiếng nói trẻ trung, mới mẻ và đầy sức hút hấp dẫn trong nền văn học đương đại. Phạm Duy Nghĩa đã thực sự khẳng định được tài năng không phải chỉ vì những giải thưởng danh giá mà anh đã đạt được mà còn từ chính sức hút của tác phẩm, những đứa con tinh thần của anh. Với đề tài Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa, qua khảo sát ba tập truyện ngắn hay đặc sắc của nhà văn, chúng ta tập trung làm nổi bật một số phương diện cơ bản về nghệ thuật trần thuật:

Một mặt, anh vẫn kế thừa những thành tựu trong cách kể của văn xuôi truyền thống, mặt khác, anh vẫn tích cực thể nghiệm và tìm tòi hướng đi riêng cho mình. Không đoạn tuyệt với lối kể của văn xuôi truyền thống, trong rất nhiều tác phẩm Phạm Duy Nghĩa tín nhiệm chọn người kể từ ngôi thứ ba giấu mặt. Mặc dầu kế thừa và phát huy những lợi thế của cách kể truyền thống nhưng tác phấm của Phạm Duy Nghĩa không mất đi tính chất tươi mới, sức lôi cuốn của nghệ thuật tự sự hiện đại. Bên cạnh rất nhiều truyện ngắn được kể từ ngôi thứ ba thì lối trần thuật từ ngôi thứ nhất xưng “tôi” cũng được anh quan tâm.Trong những tác phẩm này anh đã tin cậy giao quyền kể chuyện cũng như đặt điểm nhìn chủ đạo vào một nhân vật xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm. Chọn lối kể này Phạm Duy Nghĩa đã giúp người đọc có thể dễ dàng đi sâu vào những ngóc ngách tâm hồn nhân vật để khai thác những khuất nẻo sâu xa trong đáy lòng khó bề sẻ chia của họ, tạo ấn tượng về cái hiện tượng tươi mới đang xảy ra của lối kế từ ngôi thứ nhất. Bởi thế, truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa rất gần gũi và dễ tiếp nhận đối với chúng ta.

Tương xứng với các vai kể chuyện là sự dịch chuyển và kết hợp linh hoạt các điếm nhìn trần thuật, trong đó phổ biến là điếm nhìn không gian, thời gian, điểm nhìn bên ngoài, bên trong

và sự dịch chuyển điểm nhìn nhờ vậy mà anh khai thác được tối đa ưu thế mà mỗi điểm nhìn mang lại. Neu như điểm nhìn bên ngoài cho người đọc cái nhìn bao quát nhất về sự vật hiện tượng thì với điếm nhìn bên trong người đọc có thê hiểu những khuất nẻo sâu xa trong đáy lòng nhân vật... Bên cạnh đó là việc nhà văn lia ông kính quan sát và dịch chuyên điêm nhìn linh hoạt đê không chỉ khai thác cuộc sống từ nhiều góc nhìn mà còn từ nhiều thời điểm khác nhau.

Không chỉ tạo được sức hút từ sự khai thác điểm nhìn mà truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa còn lôi cuốn bạn đọc bởi nghệ thuật tổ chức ngôn ngữ trần thuật. Tiếp xúc với truyện ngắn của anh, ta dễ dàng nhận ra một phong cách ngôn ngừ đa dạng. Một mặt đó là thứ ngôn ngữ hết sức đời thường, dân dã, đậm chất Tây Bắc - là thứ ngôn ngữ đi lên từ đất, từ làng, gắn bó máu thịt với người dân nơi đây, mặt khác đó là ngôn ngữ được tinh lọc qua một tư duy nghệ thuật sắc sảo vì thế tuy đời thường, dân dã nhưng đầy văn chương, giàu nghệ thuật.

Giọng điệu trần thuật: Từ việc khẳng định vai trò lớn lao của giọng điệu trong việc hình thành nên thương hiệu riêng của mỗi cây bút, khóa luận đã chỉ ra tính đa giọng điệu trong truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa. Là sự tổng hòa của nhiều chất giọng khác nhau: Giọng trầm lắng suy tư, giọng chiêm nghiệm triết lí, giọng đay đả tự vấn, giọng mỉa mai châm biếm. Tác phấm của anh thực không dễ hòa tan trong biến cả văn chương. Mặt khác, chính bởi việc hòa quyện nhiều kiểu giọng điệu khác nhau mà tác giả đã tạo nên một lối kể nhiều bè, góp thêm tiếng nói cho bản hòa âm giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Việt Nam đương đại.

3. Bằng nghệ thuật trần thuật, Phạm Duy Nghĩa đã khẳng định được tên tuổi của mình trên văn đàn với phong cách rất riêng. Anh là nhà văn biết cách chắt chiu cái đẹp từ những điều đơn giản của cuộc sống.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn phạm duy nghĩa (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w