Giọng mỉa mai, châm biếm

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn phạm duy nghĩa (Trang 55 - 56)

Tiếng gọi lưng chừng dốc, Lời của suối, Giọt nước mắt dưới trăng, Hoa đào xứ tuyết, Vệt sảng trên ban công, Cơn mưa hoa mận trắng, Có gái xuống ga Vĩnh

3.2.4. Giọng mỉa mai, châm biếm

Cuộc sống không chỉ có những mặt tốt đẹp đáng ca ngợi mà còn cá những mặt giả dối, xấu xa nhưng núp dưới hình thức đẹp nên đáng cười, đáng châm biếm. Giọng mỉa mai châm biếm thường được nhà văn dùng để lột phăng cái “mặt nạ” bên ngoài nhằm che đậy bản chất bên trong để từ đó bắt con người phải hiện nguyên hình như nó vốn có hoặc được dùng để chế giễu với dư vị đắng chát, xót xa. Bên cạnh đó, đưa chất giọng này vào trong tác phẩm của mình các nhà văn hiện đại muốn bứt phá và tìm lối viết bản lĩnh. Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn dùng giọng mỉa mai châm biếm dày đặc trong tác phấm. Giọng mỉa mai, châm biếm cũng làm nên sức hấp dẫn cho văn phong của Phạm Duy Nghĩa. Anh dùng giọng mỉa mai để nói về sự thảm hại vô nghĩa lí của con người hoặc khi muốn bày tỏ quan điểm riêng của cá nhân.

Ở truyện ngắn Trăng trên rừng tông qua mu sắc thái mỉa mai, châm biếm được thể hiện khá rõ. Đọc tác phẩm ta không khỏi xót xa cho cuộc đời bất công của “tôi” và nhạc sĩ Vi Văn Quăm. Đó là hình ảnh nhân vật “tôi” chạy trốn thực tại tìm về miền núi để quên đi tất cả. Thất vọng trước cuộc đời khi phải sống bên cạnh những con người giả dối “tôi” đã bật ra thành tiếng chửi cay đắng, mỉa mai: “Mẹ kiếp! Tôi quên mất mình đang nằm ngửa, khạc nhô vào khuôn mặt tưởng tượng. Nước bọt bắn lên, lấp lánh trong thinh không, rồi rơi tung tóe xuống mặt tôi, hôi hám và nhớp nháp”. Cảm giác được trút bỏ mọi gánh nặng mưu sinh, nỗi nhọc nhằn cực nhục để tắm mình trong không gian trong trẻo, yên tĩnh hiền hòa của rừng tông qua mu khiến cho nhân vật “tôi” thỏa sức trút bỏ tất cá những uất nghẹn trong lòng bằng những lời lẽ đầy mỉa mai, chua xót, thô tục mà không cần gọt giũa, ý tứ.

Giọng châm biếm, mỉa mai xuất hiện và đóng vai trò chủ đạo trong truyện ngắn Những người trong gia đình ông Luân. Đó là những mấu chuyện nhỏ về những thành viên trong gia đình ông Luân. Dùng giọng điệu mỉa mai Phạm Duy Nghĩa muốn bóc trần bộ mặt xấu xa, bỉ ổi của gia đình ông Luân, phê phán thực trạng đen tối, tha hóa, giả tạo của ngành giáo dục. Ngay cả cách đặt tên cho những mẩu truyện nhỏ trong tác phấm cũng thế hiện sự mỉa mai lên đến đỉnh điếm. Cây đa giữa cảnh đồng làng Phạm Duy Nghĩa đã phơi bày trước ánh sáng những quan niệm sai lầm của cô Thanh bằng giọng mỉa: “Là giáo viên văn, nhưng cô Thanh chẳng bao giờ đọc sách. Với người giỏi, điều đó kế ra cũng không cần thiết. Nước nhà đã đổi mới được gần hai mươi năm, nhưng nền văn học đôi mới, cô vẫn chưa đọc một dòng”. Ớ đó còn thể hiện sự bất công, vô lí trong dạy học: “Là những người có bề dày kinh nghiệm, tôi và một số

đồng chí khác tiếp tục phát huy. Các đồng chí trẻ cần phải cố gắng hơn nữa”. Thử hỏi với những người như cô Thanh thì còn ai có niềm tin vào những người luôn ngày đêm miệt mài cống hiến cho những mầm xanh. Đen với câu chuyện thứ hai "Người ghét sự đục khoét” kể về ông Luân - vị chủ tịch thành phố. Một người có chức cao vọng trọng như ông Luân từng tuyên bố: “Cái loài giỏi đục khoét ấy, tôi ghét đến tận xương” nhưng đối lập với lời nói của ông Luân là những hành động mờ ám. Ông ta ghét sự đục khoét nhưng chính bản thân ông ta lại bòn rút của công, ăn hối lộ. Cuối truyện, Phạm Duy Nghĩa đã thẳng thắn vạch trần bộ mặt giả tạo của ông Luân khi ông ta bỏ tiền ra mua học vị một cách trơn tru. Hóa ra có tiền là có tất cả, ngay cả chất xám cũng được đem ra trao đổi. Phê phán thực trạng xã hội một cách mạnh mẽ Phạm Duy Nghĩa muốn mang ra ánh sáng những thực trạng đen tối còn tồn đọng trong xã hội.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn phạm duy nghĩa (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w