Tiếng gọi lưng chừng dốc, Lời của suối, Giọt nước mắt dưới trăng, Hoa đào xứ tuyết, Vệt sảng trên ban công, Cơn mưa hoa mận trắng, Có gái xuống ga Vĩnh
3.2.1. Giọng trầm lắng suy tư
Ần tượng sâu đậm khi đọc truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa là giọng trầm lắng suy tư. Chất giọng thâm trầm ấm áp thường được nhà văn dùng để bộc lộ nỗi niềm luôn trăn trở với cuộc đời và con người, đi sâu vào những nỗi lòng, những tâm sự ẩn kín trong đáy sâu tâm hồn con người. Chất giọng này xuyên suốt toàn bộ hệ thống tác phẩm của Phạm Duy Nghĩa.
Chất giọng trầm lắng, suy tư được huy động tối đa khi đi sâu vào miêu tả những thoáng suy tư bất chợt trong tâm hồn con người. Đó là những suy tư của người thầy giáo đã gây ra lỗi lầm: “Anh thấy mình như một khu vườn bị lãng quên, một buổi trưa mùa đông bỗng thảng thốt nhận ra mình hoang vắng. Thèm được nắng gió ru mình. Thèm được thấy mình xao xác. Thèm được căng những tế bào xanh hút ánh xuân non hồng hào tan chảy và vờ òa ra, run ray trong dòng mưa mướt ngọt đầu mùa...” (Đồi hoa lạnh). Chất giọng này rất hợp với cảm giác mong manh, khó gọi thành tên nhưng được cảm nhận rõ rệt trong mỗi con người: “Thời gian nặng nề trôi. Lòng tôi bùng lên một tình cảm vừa yêu thương, vừa căm ghét dừ dội. Hai mảnh tâm trạng với sắc màu trái ngược lúc giằng níu, lúc xô dạt, lúc rợn ngợp tương tranh luôn đẩy tôi vào tình
thế chòng chành của một viên sắt nằm giữa hai tảng nam châm”. Những khoảnh khắc vụt đến vụt đi, để lại vương vấn trong tâm hồn nhân vật: “lòng anh mênh mang một nỗi buồn. Có những con người vô tình xuất hiện , làm ta vương vấn, rồi cho đến hết cuộc đời ta vẫn không biết người đó là ai” (Hoa đào xứ tuyết). Những dòng độc thoại nội tâm của nhân vật cũng thường được tái hiện bằng giọng trầm lắng suy tư dù nó diễn ra với không ít những giằng xé, băn khoăn. Khi đêm về thá mình trôi theo những dòng suy nghĩ miên man, sự cô đơn càng trỗi dậy mạnh mẽ trong Hiên, người con gái có khát vọng đam mê nhưng lại không thể hòa nhập được với con người với cuộc sống đô thị. Trước thực tại đó, Hiên không biết sẽ phải đi về đâu, cô bơ vơ, lạc lõng: “công danh, tiền bạc, Hiên đều không ham hố. Hiên chỉ thèm được sống thoải mái, tự nhiên. Thèm có thiên nhiên tươi xanh, có không gian đế hít thở. Nhưng đi đâu bây giờ? Trở về quê hương để dân làng xì xào, họ hàng thất vọng ư? Nghĩ đến đồi núi thân thương lại rưng rung muốn ùa về Tây Bắc, nhưng chân đã bước ra khỏi cửa mất rồi” (Đường về xa lam). Giọng trầm lắng suy tư giúp người đọc xâm nhập sâu vào thế giới nội tâm nhân vật, cảm và hiểu hết những cơn sóng lòng của nhân vật. Câu hỏi của Hiên về đâu khi đường về xa lắm đã làm nên sức ám ảnh của thiên truyện.
Giọng điệu đặc trưng của Phạm Duy Nghĩa khi tái hiện thiên nhiên là giọng nhẹ nhàng, ấm áp. Anh luôn dành ưu ái đặc biệt cho thiên nhiên: “Trên đồi Sapa có thảm thực vật dày và rất nhiều rêu đỏ. Loại rêu này giống màu cà rốt, nghe nói chỉ có ở vùng ôn đới. Nó phủ trên đá, bám vào những thân cây mốc meo, già cỗi. Nhìn vào cái màu ấm nóng của nó, ngay cả những ngày giá băng, tự rung thấy đỡ rét” (Hoa câm tủ cầu ứng mệnh). Sự trở lại của thầy giáo Thịnh với Lèng Hồ nơi ghi dấu bao kỉ niệm, thiên nhiên ở đây cũng hiện lên thật hấp dẫn: “Hoa kim ngân bên suối nở trắng ngần, lấp lóa, hoa linh lăng rập rờn trên núi, bên đường, vàng như màu nhẫn vàng thấy nhớ Dơ, nhớ Dua, nhớ ông Páo vô cùng” (Thương nhớ Lèng Hồ).
Trong nhịp sống hối hả, áp lực của cuộc sống đương đại thì những câu văn viết về thiên nhiên với chất giọng nhẹ nhàng, trầm lắng, suy tư như trên của Phạm Duy Nghĩa là sự bổ khuyết kịp thời và cần thiết để bồi đắp chất thơ cho con người hôm nay. Điều này có ý nghĩa không nhỏ trong việc giúp con người hiện đại giảm thiểu những cục cằn, thô lỗ, những toan tính, ích kỉ để lấy lại sự cân bằng trong tinh thần, giúp họ trở về với tâm hồn thanh thản và sâu lắng.
Giọng kể trầm lắng, suy tư giúp Phạm Duy Nghĩa tạo nên những trang văn dạt dào cảm xúc. Những trang văn đem đến sự rung động cho người đọc từ chính trái tim chân thành của tác
giá. Những trang văn đi sâu vào dòng đời, lòng người hôm nay để người đọc cảm nhận rõ sự hồn hậu trong trẻo của nó mặc dù ở đó còn biết bao điều bất cập, bất ổn.