Phần lớn truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa diễn ra sự dịch chuyển điểm nhìn nghệ thuật từ bên ngoài vào điểm nhìn bên trong. Điều này đã tạo nên hiệu quả nghệ thuật to lớn trong việc tái hiện, miêu tả đối tượng.
Điểm nhìn bên ngoài thể hiện được tính khách quan tối đa cho trần thuật. Các sự kiện diễn ra tự nhiên như cuộc đời vẫn thế. Nó giúp nhà văn bao quát được nhiều phương diện và góc độ của hiện thực cuộc sống hơn. Người kế chuyện ấn mình đi để kể câu chuyện được kể đạt mức độ khách quan cao nhất. Điểm nhìn này thường đặt ở người kể chuyện từ ngôi thứ ba khi anh ta quan sát và kể lại.
Khác với điểm nhìn bên ngoài, điểm nhìn bên trong thể hiện kĩ thuật trình bày vấn đề gì đó từ điểm nhìn một nhân vật trong câu chuyện. Câu chuyện được kể mang đậm tính chủ quan, những sự việc biến cố dần dần hiện lên qua những gì nhân vật thấy, cảm nhận, suy nghĩ và bộc lộ thái độ, tình cảm. Điểm nhìn bên trong giúp người kể chuyện dẫn người đọc vào trạng thái tâm tình, khiến họ có cảm giác được thấy cuộc sống qua tâm hồn người trong cuộc, nên những gì họ thẩm thấu được đều đáng tin, đáng nhớ. Điểm nhìn bên trong giúp người kể chuyện dễ dàng tái hiện các quá trình trong tâm hồn nhân vật. Điểm nhìn này phần lớn gắn với sự tự bộc bạch của nhân vật xưng “tôi” hoặc hình thức người trần thuật tựa vào giác quan, cảm xúc của nhân vật để biếu hiện, cảm nhận về thế giới.
Trong truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa, nhà văn không chỉ quan sát tái hiện cuộc sống từ điêm nhìn bên ngoài, mà còn tận dụng để miêu tả, tái hiện nhân vật. Điều đáng nói là nhà văn đã di chuyên điêm nhìn từ bên ngoài vào bên trong đê tận dụng ưu thế của cá hai loại điểm nhìn.
Ở nhóm tác phẩm kể từ ngôi thứ nhất, điểm nhìn chủ đạo được đặt vào bên trong tâm hồn nhân vật. Họ tự quan sát, lắng nghe những cung bậc tâm trạng, cảm xúc của mình, tự bộc bạch những nỗi niềm, những đau thương, ân hận, giày vò. Đó là tâm trạng của “tôi” trong Tiếng gọi lưng chừng dốc: “Tôi gục mặt xuống lòng bàn tay, bỗng thấy lòng trống rỗng. Gương mặt Lan hiện lên như vầng trăng xa lạnh cuối trời, lúc đầu nhợt nhạt, sau càng rõ, vửa nghiêm nghị vừa dịu dàng, vừa trách móc vừa băn khoăn... Lòng tôi dâng đầy thương xót. vầng trăng đã nhắc tôi ba năm qua luôn cố giữ được mình. Đó là một kì tích”. Đó còn là nỗi ân hận, giày vò của
nhân vật “tôi” trong Vệt sảng nơi ban công khi anh không dám sống thật với tình cảm của mình: “Cô bé tội nghiệp. Em nó có đòi hỏi gì đâu, ngoài một chỗ dựa tinh thần? Mà hôm ấy áo nhàu, tóc rối một chút thì đã làm sao? Một giọt tâm hồn trong xanh còn sót lại giữa chốn phồn hoa gió bụi, lẽ ra cần được nâng niu gìn giữ... ta độc ác quá, thật đáng kiếp cho ta. Giờ em nó chang bao giờ đến nữa”.
Chọn người kê chuyện ở ngôi thứ nhất, với điểm nhìn bên trong Phạm Duy nghĩa đã dễ dàng thâm nhập vào thế giới của truyện, soi tỏ tâm tư nhân vật. Điều đó đã tạo nên sức lôi cuốn riêng cho truyện ngắn của anh. Lời người kể chuyện là người tham dự dễ gây xúc động cho người đọc và những gì được kể là tự đáy lòng nên có độ tin cậy cao.
Trong nhóm tác phẩm được kể từ ngôi thứ ba, điểm nhìn chủ đạo thường được đặt từ sự quan sát bên ngoài, ở chuyện Trên đồi lập lòe ảnh lửa người kế chuyện đứng ở ngoài có nhiệm vụ dẫn dắt sự phát triển của cốt truyện, cho người đọc một cái nhìn bao quát nhất về toàn bộ câu chuyện: “Trên quả đồi vàng ấy, nhà thắm như là tâm điểm của hai nửa đối nghịch đậm màu triết học. Nửa trên là chết chóc, mồ mả đỏ loét. Nửa dưới là ân ái, chửa đẻ, sinh sôi. Trên trời gió thổi mây bay. Dưới mặt đất, tạo vật biến chuyển theo lẽ thường, sinh sinh, hóa hóa”. Từ điểm nhìn bên ngoài người kể chuyện đã quan sát và lí giải nguyên nhân của những số phận như Thắm, ông sướng và Bân. Ớ truyện ngắn Đường về xa lam với điếm nhìn bên ngoài người kê chuyện đã tái hiện khung cảnh buối tối trước hôm Hiên lên Hà Nội: “Bữa ăn lúc tối khá đông người. Mấy nhà quanh xóm đến chia vui, và hai đứa bạn cùng lớp đại học báo chí với Hiên cũng từ xã vào. Nhà mổ con lợn hai nhăm cân, thổi xôi, lúc ăn phải thắp đèn trải chiếu ra sân mới đủ chỗ ngồi, ánh sáng và tiếng cười nói xua đi cái tĩnh mịch tù đọng của miền rừng”. Có thể thấy sử dụng điểm nhìn bên ngoài khiến cho câu chuyện được kể rất khách quan như chính bản thân cuộc sống đang tồn tại.
Tuy nhiên không bằng lòng với việc khai thác điểm nhìn từ một phía (bên ngoài hoặc bên trong) mà Phạm Duy Nghĩa liên tục dịch chuyển điểm nhìn từ bên ngoài vào bên trong để không chỉ bao quát được khung cảnh đời sống xã hội mà còn tái hiện được cả bức tranh tâm hồn của nhân vật để nói lên những nỗi niềm, những góc sâu kín nhất của nó. Trong Hai con đường tác giả mở đầu bằng sự quan sát của người kể chuyện giấu mặt từ điểm nhìn bên ngoài: “Trường đầy mùi phân trâu. Đó là ấn tượng đầu tiên của Thanh khi đến Xênh Mùa Ca dạy học. Dân ở nơi này phần lớn làm ruộng, trồng rừng nên nuôi nhiều trâu. Trâu cày bừa, trâu kéo gỗ.
Mỏm đồi sau trường bốn mùa rải rác phân trâu và có tiếng mõ trâu lốc cốc. Đám cây xoan ở ngay đầu sân trường, gần lớp học là nơi dùng để buộc trâu. Chỗ này ngập ngụa phân và lõng bõng nước đái trâu”. Với sự quan sát từ điểm nhìn bên ngoài, không gian ở Xênh Mùa Ca bị ô nhiễm bởi toàn phân trâu nơi gắn bó của những người nông nghiệp. Không gian nghèo khó, lạc hậu, ô nhiễm hiện lên một cách khách quan qua cái nhìn của người kể. Đe cho những cảm xúc của Thanh hiện lên một cách chân thực nhất, Duy Nghĩa đã dịch chuyển điểm nhìn từ bên ngoài vào điểm nhìn bên trong nhằm quan sát cám xúc, tâm trạng của nhân vật: “ vàng không thể ở lẫn với cát. Chim công không chung chạ với cú mèo. Phải rời khỏi Xênh Mùa Ca. Con đường anh Hoàng vén ra thấp thoáng phía trước. Mình sẽ đi” và cả những băn khoăn, do dự của Thanh khi rời khỏi Xênh Mùa Ca để cuối cùng anh ra đi rời xa nơi đây tìm đến chốn đô thành nhộn nhịp nhưng sự cô đơn trong tâm hồn luôn bủa vây lấy anh, chỉ khi gặp Lomonosov anh mới lại tìm được ngọn lửa đam mê bùng cháy trong mình.
Trong Đồi hoa lạnh sự dịch chuyển điểm nhìn từ bên ngoài vào bên trong càng trở nên rõ nét hơn. Điểm nhìn bên ngoài giúp tác giả tái hiện lại một cách khách quan những nguyên tắc cứng nhắc của Doanh, khiến Doanh trở nên tàn nhẫn, vô tâm: “Doanh luôn giữ bộ mặt lạnh như tiền, đầu ngẩng cao, đi lại cứng đơ như người lính trong đội danh dự”. Từ điêm nhìn bên ngoài tác giả lại đê cho nhân vật tự quan sát nội tâm của mình, tự dằn vặt đấu tranh giữa một bên là nguyên tắc một bên là tình thương: “Mình phái gặp cô bé. Như thế mới đáng một người thầy. Dù chỉ gọi lại hỏi thăm một hai câu cũng được”. Nhưng chính cái mớ lí thuyết về nguyên tắc đã đè nặng trong tâm trí, sự hối hận trong Doanh không thể chiến thắng được lòng sĩ diện của một cán bộ phòng đào tạo: “Mình chỉ làm đúng nguyên tắc. mình có lỗi gì đâu”. Doanh luôn đấu tranh tự vấn bản thân vì sai lầm của mình đã ám ảnh đeo bám anh cả trong giấc mơ. Và suốt đời Doanh sẽ không bao giờ nói được lời xin lỗi với Hoài.
Sự dịch chuyển từ điểm nhìn bên ngoài vào điểm nhìn bên trong đã tạo điều kiện để nhà văn không chỉ tái hiện hoàn cảnh một cách chân thực mà còn đi sâu vào tâm hồn nhân vật. Với lối kể này, khách thể “xâm nhập” vào thế giới nội tâm, hòa âm với tiếng nói bên trong của nhân vật khiến người kể chuyện vừa là người toàn tri, đứng ngoài mà thông hiếu mọi chuyện, vừa như chính nhân vật tự “thổ lộ” lòng mình. Đặc điểm này của lối kê có được do người kê chuyện đối vai kể, di chuyến điêm nhìn từ bên ngoài vào bên trong nhân vật.