Cơn mưa hoa mận trắng, Đường về xa lẳm, Đổi hoa lạnh, Hoa câm tú cầu ứng mệnh, Trên đồi lập lòe ảnh lửa, là những tác phẩm luôn có sự đối sánh điểm nhìn
2.3.2. Sự dịch chuyến điếm nhìn thời gian
Không chỉ dịch chuyên điếm nhìn nghệ thuật trong không gian mà truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa còn hấp dẫn ở chỗ liên tục có sự dịch chuyên điếm nhìn nghệ thuật theo trục thời gian có liên quan chặt chẽ tới việc sắp xếp, kết nối sự kiện trong tác phẩm.
Sự dịch chuyển điểm nhìn diễn ra đều đặn trong thời gian khiến cho nhiều tác phẩm của Phạm Duy Nghĩa mang hình thức gần với nhật kí. Đây là cách tận dụng ưu thế của thể kí trong
việc tái hiện sự việc tỉ mỉ, chi tiết và đặc biệt tạo độ chân thật, tin cậy cao. Ta thấy hình thức này biểu hiện trong rất nhiều truyện tạo nên một nét riêng biệt trong nghệ thuật kế chuyện của Phạm Duy nghĩa. Từ Tiếng gọi lưng chừng dốc đến Giọt nước mắt dưới trăng, Chuyện ở Ô Cản Hồ, Hoa đào xứ tuyết, Lả vàng chải, Vệt sảng trên ban công, Cô gái xuống ga Vĩnh Yên, Cơn mưa hoa mận trắng, Thông trên đả, Trên đoi lập lòe ảnh lửa, Đường về xa lam, Trên đảo, Người đôi mặt,... đều có những mốc thời gian khá cụ thể.
Cô gái xuống ga Vĩnh Yên là tác phẩm với mốc thời gian khá rõ ràng. Mở đầu tác phẩm là mốc thời gian như định mệnh:
“Tôi ra ga vào một buổi sáng mùa đông giá lạnh” Tiếp đó là những mốc thời gian cụ thể:
“Gần sáu giò' chiều tàu đến ga Vĩnh Yên”, “Gần tám giờ tối, tàu về đến ga Trần Quý Cáp”, “Buổi chiều hôm đó...”, “Đen khuya...”, “Ngay đêm đầu tiên ngủ chung giường...”, “Hai năm sau...”, “Năm ấy em mười bảy tuổi...”, “Đêm hôm sau...”, “Trong đêm nay...”, “Sáng hôm sau...”, “Mùa hè năm sau...”
Mở đầu truyện là một thời điểm diễn ra ở ga tàu vào buổi sáng, nơi “tôi” gặp Diễm như một định mệnh. Thời gian buổi tối với mốc thời gian cụ thể ba đêm đã thử thách nhân vật và từ đó khẳng định vẻ đẹp tâm hồn của Diễm - người con gái làm tiền nhưng luôn khát khao có một tình yêu trong sạch. Phẩm chất con người được in đậm trong những mảng thời gian bị chia xé, cắt vụn. Sự di chuyển liên tục điểm nhìn nghệ thuật trong thời gian như xoáy vào lòng nhân vật “tôi” luôn muốn khám phá : “Em là ai, em là ai”.
Tiếp tục với Lá vàng chải ta đón nhận tác phẩm bằng một cách mở đầu đầy ấn tượng: “Dạo ấy đội công nhân chúng tôi xây đập tràn ở Lá Vàng chải”, “Năm ấy tôi 18 tuổi”. Sự kiện 18 tuổi của nhân vật “tôi” là một cái cớ để dòng hồi ức dần được tái hiện. Rồi từ đó, những dòng hồi ức lần lượt hiện ra một cách tự nhiên, chân thật: “Đêm hôm sau...”, “Chiều đã tàn...”, “Gần một tiếng đồng hồ sau mưa ngớt...”, “Dạo mùa x u â n . . “ M ấ y ngày s a u . . “ M ộ t
ngày chủ nhật..
Hình thức kể gần gũi với dạng nhật kí này là kết quả của việc dịch chuyến điểm nhìn hoặc đều đặn hoặc ngắt quãng trong thời gian đã giúp Phạm Duy Nghĩa gửi gắm biết bao suy nghĩ, trăn trở về cuộc đời. Lí sểnh Mẩy người con gái miền núi dám yêu dám thể hiện đã khiến nhân
vật “tôi” nhận ra nhiều điều ý nghĩa trong cuộc sống. Phạm Duy Nghĩa đã phát huy ưu điểm khi đưa ra những mốc thời gian cụ thể để tạo độ tin cậy và chân thật cho câu chuyện từ đó tạo ra một sức hấp dẫn tự nhiên.
Đen với Hoa đào xứ tuyết ta nhận thấy rõ sự dịch chuyến điếm nhìn từ thời gian hiện thực sang thời gian tâm trạng. Thời gian hiện thực bắt đầu là một đời người: “Năm hai mốt tuổi...”, “Nửa giờ sau...”, “Tối hôm ấy...”, “Một giờ trôi qua...”, “Cuối mùa xuân năm sau...”, “Sau đó một tuần...”, “Cuối năm ấy...”.
Thời gian hiện thực trong tác phẩm đã tái hiện lại một cách chân thực về cuộc hành trình của chàng thi sĩ suốt đời đi kiếm tìm cái đẹp của tình yêu và nghệ thuật. Khi dịch chuyển điểm nhìn thời gian, người đọc có dịp được chứng kiến một cuộc tình lãng mạn nhưng đầy nước mắt của chàng thi sĩ và người con gái anh gặp gỡ trên đỉnh Sapa. Tình yêu không thành khi gặp phải sự ngăn cấm của cha mẹ người con gái khiến cô phải tìm đến cái chết. Dòng thời gian chảy trôi với người thi sĩ không phải là thời gian thực tại nữa mà là thời gian tâm tưởng, thời gian hoài niệm. Anh như không sống trong cõi thực mà cứ phiêu du cùng cõi mộng, thương nhớ cái đẹp đã mãi ra đi nằm lại trên núi tuyết Sapa. Hoa đào xứ tuyết thêm một lần nữa khẳng định tài năng của Phạm Duy Nghĩa trong việc dịch chuyển điểm nhìn thời gian.
Điều đáng lưu ý trong nghệ thuật kể chuyện của Phạm Duy Nghĩa là khi dịch chuyển điểm nhìn nghệ thuật phần nhiều là những tác phẩm được kể lại theo trật tự thời gian tuyến tính thì Phạm Duy Nghĩa cũng muốn thử sức ở một số tác phấm khi không tuân thủ theo trật tự tuyến tính của thời gian. Thời gian ấy gắn liền với nhiều thời điểm trong cuộc đời các nhân vật. Nhân vật của Phạm Duy Nghĩa, đặc biệt người phụ nữ và những nghệ sĩ luôn đầy ắp những kỉ niệm, trong một khoảnh khắc nào đó tất cả lại ùa về và làm mờ nhòe khoảng cách giữa quá khứ và hiện tại. Ở những tác phẩm được viết theo kiểu kết cấu này, người trần thuật thường bắt đầu từ điểm nhìn hiện tại rồi dịch chuyển đến quá khứ một cách tự nhiên qua dòng hồi ức hoặc thâm nhập vào kí ức nhân vật làm sống lại quá khứ. Không phải dịch chuyên hiện tại - quá khứ như một công thức đơn thuần mà sự độc đáo trong tác phấm của anh là đã điều khiển điểm nhìn liên tục di chuyển trong thời gian theo một sự đan xen có tổ chức. Cơn mưa hoa mận trắng mở ra hiện tại ở Kin Chu Phin khi Thuận sống trong một thế giới bưng bít biệt lập. Từ hiện tại tác giả đã khéo léo trong việc chuyển điểm nhìn tù’ hiện tại trở về quá khứ qua việc thâm nhập dòng hồi ức của Thuận: “Cái mùi này đã làm xáo động mảng kí ức đã ngủ quên trong sâu thẳm
con người Thuận” đó là mùi bùn xộc lên nồng nã, cái mùi gắn với những non nớt đầu đời khi lần đầu tiên Thuận biết đến sự va chạm thể xác. Trong nỗi cô đơn ở thực tại Thuận thấy mình “muốn trở về miền trung du, bì bõm lội đồng để tìm cái mùi bùn ngấu một lần nữa” Những dòng kí ức của Thuận được bổ sung khi chị tiếp tục nhớ đến mùi cá gắn với cuộc tình say đắm của chị với anh thuyền chài. Nhìn về quá khứ để cảm nhận rõ hơn thực tại cô đơn, quạnh vắng. Tất cả xáo trộn, đan xen với hiện tại tạo nên một cấu trúc thời gian đa tầng khiến câu chuyện càng trở nên hấp dẫn. Thời gian đêm tối trong Cơn mưa hoa mận trắng nó không còn phải là thời gian của hiện thực nữa mà nó gắn liền với tâm trạng của nhân vật. Vì vậy, đêm cứ dài mãi, dài mãi, nó như bị kéo căng ra, tưởng chừng nó sẽ vỡ òa theo ham muốn trần thế của Thuận. Cái đêm cuối cùng Kiên ở lại Kin Chu Phin, thời gian nhiều khi tưởng như bị ngưng đọng, để cho những khát khao của con người trỗi dậy mạnh mẽ. Sự đan cài giữa quá khứ và hiện tại đã làm nổi lên vẻ đẹp tâm hồn đáng trân trọng của người giáo viên cắm bản.
Không giống với Cơn mưa hoa mận trang có kết cấu theo thời gian hiện tại quay về quá khứ, Đường về xa lam lại diễn biến theo trục thời gian quá khứ - hiện tại cũng là hai khoảng thời gian đối lập. Quá khứ là quê hương núi rừng thân thương bình yên, con người hiền hậu, chan hòa. Hiện tại là đô thành Hà Nội ngột ngạt, bon chen, con người giả dối, ích kỉ. Trước hiện tại đó khiến Hiên một cô gái trẻ có khát khao mãnh liệt cống hiến tài năng cho đời muốn bỏ lại tất cả sau lưng để ùa về Tây Bắc, được tắm mình trong cây rừng hiền hòa, sẽ an ủi vỗ về Hiên. Hiện tại nghiệt ngã khiến Hiên không thể hòa nhập nhưng cũng không thể quay về Tây Bắc mà chỉ có thể quay về trong tâm tưởng, trong kí ức. Đường về xa lam đã mang đến cho bạn đọc những nỗi buồn xót xa của thế giới con người, thế giới văn hóa văn nghệ. Tất cả đều giả dối, nó thách thức, khơi gợi nơi trái tim độc giả đi tìm chân lí đích thực của cuộc sống. Khi đấy điếm nhìn về quá khứ, nhà văn đã mở ra một thời gian, một không gian khác gắn với cuộc sống đã qua nhưng có sức ám ảnh khôn nguôi đối với nhân vật. Bởi vậy, điều này không chỉ có tác dụng mở rộng biên độ phản ánh hiện thực đời sống khiến cho truyện ngắn có thể chứa đựng cá cái “không cùng” mà còn có điều kiện trải nghiệm, sẻ chia cùng nhân vật.
Chọn lối kể này, tác giá đã đồng hiện tất cả không gian, thời gian, cám giác, tâm trạng, suy tưởng, kí ức... và số phận đời người trên bề mặt ngôn từ. Phạm Duy Nghĩa đã tạo nên nét “nhòe” lớn ở nghệ thuật kể chuyện, ở lời kể chuyện bằng sự tổ chức điểm nhìn: cái nhìn của quá khứ, cái nhìn của hiện tại, cái nhìn vọng về từ quá khứ nối dài đến hiện tại, cái nhìn từ hiện tại
ngược về quá khứ và hướng đến tương lai, cái nhìn bên ngoài (người kể) và cái nhìn bên trong (nội tâm nhân vật). Với sự thông minh, sắc sảo, nhạy bén Phạm Duy Nghĩa đã tạo ra những hiệu quả nghệ thuật rất đáng ghi nhận. 2.4. Sự dịch chuyển điểm nhìn từ người kể chuyện sang nhân vật và giữa các nhân vật trong tác phẩm
Trong các tác phâm văn học, chọn kiêu nhìn nào, xuât phát từ điêm nhìn nào đê người kể chuyện kê lại chuyện chính là do cách tổ chức truyện có dụng ý của nhà văn. Có những tác phẩm phối ghép nhiều kiểu điểm nhìn hoặc luân phiên điểm nhìn. Ngoài điểm nhìn gắn với ngôi thứ nhất hoặc thứ ba, ta còn thấy trong các sáng tác của Phạm Duy Nghĩa có sự dịch chuyển điểm nhìn từ người kể chuyện vào nhân vật, giữa các nhân vật trong tác phẩm. Phạm Duy Nghĩa đã tích họp tối đa ưu thế của từng ngôi kể để dẫn dắt câu chuyện thật tự nhiên, thoải mái.
Sự dịch chuyến điếm nhìn diễn ra một cách linh hoạt trong Đường về xa lắm. Ở truyện ngắn này, tác giả lựa chọn điểm nhìn trần thuật từ ngôi thứ ba, kẻ ẩn mình, giấu mặt để kể. Điểm nhìn trần thuật đang ở ngôi thứ ba được dịch chuyển sang nhân vật
Hiên: “Làm việc được một tháng Hiên thấy Lan là người không thể hòa hợp được. Cô ta kém Hiên ba tuổi, tóc nhuộm vàng rực, thân hình tròn trĩnh, trắng trẻo như con búp bê, tên đầy đủ là Be Linh Lan”. Cũng có khi người kể chuyện lại nhường lời kể cho Hiên để Hiên tự bộc lộ nỗi cô đơn trong lòng khi nhớ về những kỉ niệm đã qua thời thơ ấu: “Nhớ đến mùa đông là nhớ đến buổi chiều chăn bò trên đồi căm căm gió rét”. Hiên là một cô gái tài năng nhưng lại gặp phải những mâu thuẫn với mọi người xung quanh. Nói về quan điểm văn chương Duy Nghĩa đã dịch chuyển điểm nhìn sang các nhân vật khác. Với anh Hoàng tiến sĩ viện nghiên cứu thì tỏ vẻ cẩn thận: “Em làm văn chương, báo chí, nếu muốn yên thân thì phải cẩn thận đấy. Con người bây giờ độc ác lắm, hôm nay nó khen mình, ngày mai nó sẵn sàng xúm lại đánh đập mình ngay”. Đan Lầm giảng viên đại học, một con người giả dối lại quan niệm: “Thơ trẻ hiện đại đòi hỏi một cách đọc khác. Muốn hiểu nó, cần một sự thay máu trong tư tưởng, quan niệm”. Tuấn Anh thẳng thừng: “ Văn chương bây giờ giống như truyện Hoàng đế cởi truồng của Andersen. Một thằng hô “hay” nhiều thằng khác chả thấy đếch gì nhưng giật mình cũng hô theo là “hay” tuốt”. Đe các nhân vật trong tác phẩm đưa ra tiếng nói riêng về cùng một vấn đề tác giả đã giúp bạn đọc soi tỏ được vấn đề và có cái nhìn khách quan và công bằng hơn.
Với truyện ngắn Cô gái xuống ga Vĩnh Yên một lần nữa ta lại được chứng kiến sự khéo léo trong việc dịch chuyển điếm nhìn giữa người kể chuyện với nhân vật trong tác phẩm.
Neu trong Đường về xa lắm tác giả trao quyền kể chuyện cho người thứ ba giấu mặt thì ở
Cô gái xuống ga Vinh Yên tác giả lại tin cậy trao quyền dẫn chuyện cho nhân vật. Tác giả tỏ ra rất thông minh trong việc lựa chọn người kê chuyện xưng “tôi” kể về một người con gái làm tiền nhưng đáng được trân trọng với tâm hồn trong sáng, khao khát một tình yêu thực sự. Với một nỗi lòng khó bộc bạch, một nghịch lí không dễ giải thích cuộc đời của Diễm hiện lên với cái nhìn của “tôi” khi đã trải qua và chứng kiến là hình thức lựa chọn tối ưu nhất. Tác giá đã tạo ra được tính thuyệt phục cho lời kể khi tận dụng ưu thế của hình thức kể này. Người kể ở đây cũng là một con người với một số phận cụ thể và gắn với những giới hạn của nó. Mở đầu câu chuyện tác giả đặt điểm nhìn vào người kể chuyện ở ngôi thứ nhất: “Tôi ra ga vào một buổi sáng mùa đông giá lạnh. Khoang tàu nghẽn đặc người. Chen qua đám hành khách ồn ào, hỗn độn, tôi vừa tìm được số ghế bên cửa sổ thì tàu chuyển bánh. Tàu chạy xuyên qua đại ngàn”. Câu chuyện “tôi” gặp Diễm dần được hé mở, cuộc đời Diễm được tái hiện lại khi người kể chuyện nhường lời cho nhân vật để Diễm lùi điểm nhìn về quá khứ: “Thời thơ ấu em buồn lắm anh ạ...”. Cuộc đời bất hạnh, cay đắng của Diễm hiện lên một cách rõ ràng khiến người đọc không khỏi xót xa, thương cảm. Điểm nhìn tiếp tục luân phiên sang các nhân vật khác đê nhận xét về Diễm. Đây là điêm nhìn của chủ hiệu bán vải ở chợ Chiềng: “Anh quen cái con nghiện trà, nghiện cà phê nặng ấy à? Có dạo nó chung vốn với em, nhưng đã chuồn về xã hai năm rồi. Dạo Tet nó ghé qua có để lại đây số điện thoại di động”. Điểm nhìn trở lại với nhân vật “tôi” để có cái nhìn toàn diện hơn: “thì ra một con điếm, quá chai nhàm với thân phận mua bán, trên chuyến tàu giá lạnh ấy đã khát thèm nếm thử cảm giác của tình yêu. Một cuộc tình ngắn ngủi mà sạch sẽ, sáng trong”. Dưới nhiều góc nhìn khác nhau độc giả có cơ hội đánh giá về nhân vật một cách đầy đủ chân thực và khách quan. Phần lớn truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa có sự luân phiên điểm nhìn như vậy. Lời văn qua đó trở nên khách quan, có sức hấp dẫn đối với bạn đọc.
Tóm lại, với sự linh hoạt, sắc sảo trong việc khai thác điểm nhìn nghệ thuật, lựa chọn điểm nhìn cũng như dịch chuyển điểm nhìn, Phạm Duy Nghĩa đã thực sự tạo ra sức hấp dẫn cho tác phẩm của mình. Sức hấp dẫn đó tỏa ra từ việc tác phẩm của anh có thể cho người đọc thấy được sự phong phú của nhiều điểm nhìn trần thuật. Người đọc có cảm giác mỗi nhân vật đều tham gia phát ngôn và đều có quyền phán xét, bình giá về cuộc sống. Độc giả cũng vậy, họ có quyền theo quan điểm này hoặc khác. Họ cũng có thê đưa ra cách nhìn nhận đánh giá riêng của mình chứ
không nhất thiết phải theo quan điểm của tác giá. Bởi vậy họ có thể soi chiếu cuộc sống từ nhiều chiều để thấy hết những phức tạp cũng như những góc khuất trong cuộc sống thường nhật.