Tiếng gọi lưng chừng dốc, Lời của suối, Giọt nước mắt dưới trăng, Hoa đào xứ tuyết, Vệt sảng trên ban công, Cơn mưa hoa mận trắng, Có gái xuống ga Vĩnh
3.2. Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa
Một tác phấm có “hồn” trước hết là tác phấm có giọng điệu. Nhưng mỗi nhà văn lại có một giọng điệu riêng, có cá tính và sở thích riêng, bởi họ có cách cảm, cách nhìn riêng. Chính điều đó tạo nên bức tranh nhiều màu sắc cho một nền văn học. Có thể nói, văn học là tấm gương phán chiếu đời sống xã hội ở mỗi chặng đường lịch sử nhất định, là tiếng nói góp phần làm xã hội tốt đẹp hơn.
Sau năm 1975, hòa bình lập lại trên khắp mọi miền đất nước trong đó có những người nghệ sĩ trở về với cuộc sống thường nhật với biết bao sự ngổn ngang phức tạp và sự khó hiểu của lòng người. Đe chiếm lĩnh được muôn mặt của hiện thực không hề giản đơn đòi hỏi người nghệ sĩ phải hòa mình vào cuộc sống, trải nghiệm thực tế, thâm nhập vào thế giới bên trong đầy
bí ẩn của con người với những nét phức hợp, thậm chí đối lập trong tâm hồn. Do vậy, văn xuôi từ chỗ “phản ánh hiện thực” đến chỗ “nghiền ngẫm hiện thực” đi vào tìm hiểu “toàn bộ chiều sâu của tâm hồn con người”. Từ một nền văn xuôi mang tính độc thoại, giờ đây văn học là sự đối thoại với bạn đọc về những vấn đề của cuộc sống. Vì thế giọng điệu trong văn học nói chung và trong truyện ngắn nói riêng không phải là một “dàn đồng ca sử thi” nữa mà là một hợp xướng với nhiều chất giọng khác nhau. Nhiều tác giả đã khẳng định mình qua giọng điệu trần thuật như: Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Bình Phương, Trần Thùy Mai, Phạm Duy Nghĩa...Nằm trong quỹ đạo của văn học đổi mới, đương nhiên truyện ngắn của Phạm Duy Nghĩa không thể tách rời những hoạt động thể nghiệm và cách tân sôi động đó trên nhiều phương diện trong đó có giọng điệu. Dù mang trong mình những giọng điệu cơ bản của văn học sau 1975 nhưng Phạm Duy Nghĩa không bị chìm lấp trong cái biển hợp âm chung đó mà bằng tài năng của mình anh đã tạo ra những âm hưởng riêng khiến cho người đọc truyện của anh dù chỉ đọc một lần nhưng khó có thể quên được. Tác phẩm của Duy Nghĩa đem đến cho ta cái nhìn phức tạp, đa chiều về cuộc sống từ sự tổng hợp nhiều giọng điệu. Sự phong phú và linh hoạt trong giọng điệu nghệ thuật của Phạm Duy Nghĩa được thể hiện rõ trong những phân tích dưới đây: