TRUYỆN NGẮN PHẠM DUY NGHĨA
3.1. Ngôn từ trần thuật trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa l.Ngôn ngữ đời thường
3.1.l.Ngôn ngữ đời thường
“Văn học là tấm gương phản ánh hiện thực” tác phẩm của Phạm Duy Nghĩa không nằm ngoài quy luật đó. Cuộc sống không chỉ có những cái cao cả, tốt đẹp mà nó còn tồn tại đầy rẫy những nghịch lí, bất công, đau khổ. Chính vì vậy, Văn học không thể trốn tránh hiện thực mà phải đối mặt với hiện thực. Trước nhu cầu đó đòi hỏi người nghệ sĩ tài năng phải biết chắt lọc lớp quặng ngôn ngữ trong đời sống thành ngôn từ nghệ thuật.
Viết về những vấn đề nóng bỏng của cuộc sống nên ngôn ngữ giọng điệu của nhân vật trong tác phẩm của Phạm Duy Nghĩa được thể hiện rất sinh động và chân thật. Những suy tư của các nhân vật được Phạm Duy Nghĩa diễn tả rất tự nhiên như cái ăn, cái mặc hàng ngày nên ngôn ngữ của nó rất thô ráp, đời thường. Nhà văn khai thác ngôn ngữ đời thường ở nhiều lớp người khác nhau như: nghệ sĩ, gái giang hồ, giáo viên vùng cao, trí thức, người lao động... Lời nói của những con người ấy tục tằn, thô thiển, tàn ác nhưng đó lại là những ngôn ngữ đời thường nhất, chân thật nhất của cuộc đời.
Đây là ngôn ngữ suồng sã thậm chí là dung tục của người trí thức trong Giọt nước mắt dưới trăng: “Văn chương cũng như việc đàn ông mình nhìn ngó cánh đàn bà vậy anh bạn ạ. Có những đứa con gái dáng chuẩn như ghép từ vi tính bước ra, môi đỏ như hoa, tóc tươi mơn mởn, răng thì trắng ởn như răng chó nhưng mắt ta nhìn thì thú mà tâm không động. Vì sao vậy? Vì nó đếch có duyên thầm cậu ạ”. Còn đây là lời lẽ của ông Luân kẻ chỉ biết đến đồng tiền: “Anh nghĩ nát rồi. Chính trị là nhất thời, khoa học sống lâu hơn. Bây giờ chúng nó cần mình, mình là vàng, lúc nó không cần mình là cứt” (Những người trong gia đình ông Luân).
Còn đây là thứ ngôn ngừ của người đàn bà dâm dục: “Hôm trước phong độ thế, sao hôm nay bấy như rắn lột thế này? Có muốn làm giám đốc sở nữa không?”, “Á, hôm qua trút kiệt vào cái lỗ nào phải không? Liệu hồn!” (Người đổi mặt). Ngôn ngữ trong tác phẩm của Phạm Duy
Nghĩa ngồn ngộn sức sống: “ “Đồ đĩ rạc” tôi nhổ bọt vào tường trở về phòng” (Giọt nước mắt dưới trăng), “Khách nhe bộ răng sắc nhọn như răng chó tước xé thịt trâu, thè lưỡi đỏ hồng liếm rượu vương trên mép, thỉnh thoảng lại ném vào đêm đen một chuỗi cười hấc hấc”
{Chuyện ở Ô Cản Hồ), “Vào công viên, hắn chưa nhằn ra được một chừ nào đáng giá đã tưởng bở vội vuốt lưng em, bị em tát cho rách mắt” (Vệt sảng trên ban công). Đôi khi nhân vật xuất hiện với loại ngôn ngữ suồng sã: “Đám bạn cháu mới tí tuổi đầu đã tớn lên bà ạ. Hôm nọ con Hoa thì thầm với cháu: “Ngực tao nổi bằng chũm cau thế này rồi mà bà già còn cấm yêu”. Nó đang mê tít chàng lính thông tin mà... Đúng là tình yêu bọ xít.” (Ngôi nhà nhỏ bên hồ), “Qua rừng lớ ngớ gặp cô em vác củi, thấy mặt cô em tròn phình, vú cô em mây mẩy, mình khoái quá, mình theo luôn. Mình lẵng nhẵng bám đít cô em như chó con bám mẹ” (Trăng trên rừng tông qua mu), “Bà chả biết cái đếch gì” (Trên đổi lập lòe ảnh lửa).
Dùng ngôn ngừ suồng sã dung tục, nhà văn đã tạo ra được sức hấp dẫn từ chính sự gần gũi, tươi rói của ngôn từ đời sống. Đây là ngôn ngữ của Thanh khi nói về vùng cao không hề hoa mĩ mà rất thật: “Sách báo, phim ảnh về vùng cao, nhiều thứ tô son trát phấn hết, camera chõ vào chỗ nào thì chỗ ấy toàn hoa ban trắng ngần, hoa đào đỏ thắm... Cô gái nào cũng trắng nõn trắng nà. Hừ, cả đời làm bục mặt lấy đâu ra mà thơm mà trắng. Tao ở vùng cao nhiều năm, chả thấy gì chỉ thấy toàn cứt ngựa” (Cơn mưa hoa mận trang). Ngôn ngữ đời thường nhất mà Thanh dùng để nói về miền núi đã hiện ra trước mắt người đọc một bức tranh về sự đói nghèo, lạc hậu. Họ rất cần được giúp đỡ. Cũng trong truyện ngắn này, Hiệu trưởng Tiến đã đưa ra lời nhận xét về Thuận với ngôn ngữ đầy nhục cảm: “Cái tạng đàn bà chân đi bậm bạch, tiếng thở như tiếng rên, mép nổi lông măng, mỗi năm được ngửi hơi chồng một đôi lần là khát lắm đấy.”
Tài năng của Phạm Duy Nghĩa không chỉ đưa ngôn ngữ hiện thực đời thường qua những lời đối thoại của nhân vật mà anh còn thể hiện qua những lời độc thoại nội tâm. Lời nói, ý nghĩ của nhân vật tự nhiên buột ra, không mảy may suy nghĩ rất phù hợp với tâm trạng của nhân vật lúc đó. Phạm Duy Nghĩa để nhân vật xuất hiện với tận cùng của cá tính. Đó là tiếng chửi uất hận của nhân vật trước cuộc đời. Vì thế mật độ những câu chửi thề trong truyện ngắn của Duy Nghĩa khá nhiều. Hàng loạt từ “/7ĩẹ kiếp” được văng ra: “Mẹ kiếp! thật ra tôi chẳng đi tìm, chẳng nghiên cứu cái gì hết. Tôi chán loài người, bỏ thành thị đi chơi vậy thôi.”, “Tôi tự thú với những ý nghĩ cao thượng về bản thân và tâm sự kiêu bạc trước cuộc đời chó má. Mẹ kiếp!”
tắc trước cuộc đời giả dối. Còn đây là tiếng chửi của Minh: “Mẹ kiếp, không gì khổ bằng phải sống với đứa có mắt như mù” (Lả bạch đàn). Phạm Duy Nghĩa còn đế nhân vật buông ra những câu chửi tự chất vấn bản thân: “Tôi đi tìm ai? Một con điếm! Một con điếm có tâm hồn! Một con điếm biết yêu văn chương nghệ thuật! Thật khốn nạn” (Có gái xuống ga Vĩnh Yên). Không chỉ dừng lại ở những câu chửi thề kiểu đó, Phạm Duy Nghĩa còn không ngần ngại đưa cả những kiểu ngôn từ thô tục vào đời sống văn chương: “Tôi tưởng tượng ra những bờ cong đang phập phồng dưới lần áo mỏng. Một cái gì nong nóng, bồn chồn dâng từ bụng tôi lên ngực” (Tiếng gọi lưng chừng dốc), “Nó cuống quít tháo chiếc kim băng gài ngực áo chàm rồi xoay người tôi lại, giúi đầu tôi vào giữa khe vú mềm mại và ấm áp của mình, toàn thân quấn riết lấy tôi như một con trăn lớn xiết mồi” (Lả vàng chải), “Áo Ngân trật cúc, chĩa ra cặp vú thây lẩy” (Thông trên đá), Phạm Duy Nghĩa cũng “tỉnh queo” khi đặt vào miệng nhân vật những câu đại loại như: “Giảng như cứt” (Những người trong gia đình ông Luân), còn đây ta hãy xem lời nhận xét của Bân về ông Sướng: “Ông là cái thằng thân lùn, chân ngắn, tư cách thấp. Ruột dê, đầy một bụng cứt” (Trên đồi lập lòe ảnh lửa).
Sử dụng ngôn từ đời thường đậm chất dung tục Phạm Duy Nghĩa đã kéo văn chương về gần với đời sống, gần với độc giả. Ngôn từ dung tục trong tác phẩm của anh đã diễn tả được đúng bản chất cuộc sống, con người trong xã hội hiện đại. Đấy là nét đáng ghi nhận trong việc điều khiển ngôn từ phục tùng ý tưởng người viết của Phạm Duy Nghĩa.