Điểm nhìn đặt vào không gian miền núi xuất hiện hầu hết trong các tác phẩm: Tiếng gọi lưng chừng dốc, Lời của suối, Chuyện ở 0 Cản Hổ, Hoa đào

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn phạm duy nghĩa (Trang 28 - 31)

xứ tuyết, Lả vàng trải, Hoa trúc đào, Cơn mưa hoa mận trắng, Trăng trên rừng tông qua mu, Đêm đẩy giỏ, Thông trên đả, Trên đồi lập lòe ánh lửa, Thương nhớ Lèng Hổ, Hoa câm tủ cầu ứng mệnh...

Trong Hoa đào xứ tuyết nhà văn miêu tả: “Năm ấy, khắp Sapa đỏ rực sắc hoa đào. Hoa soi mình xuống tuyết, thẹn thùng và tuyết lạnh rưng rưng dưới màu hoa ấm lửa.Trong các khu vườn, trên các thân đào cổ thụ, tuyết bám từng mảng long lanh, và trên mặt đất trắng tinh lác đác cánh hoa đào đỏ thắm”. Không gian lung linh của sắc hoa đỏ Sapa như một sản vật mà thiên nhiên nơi đây ban tặng cho con người. Không gian ấy mời gọi những tấm lòng, sức trẻ hướng về, tuy nó không ồn ào, náo nhiệt như không gian thành thị nhưng nó là niềm nhớ, niềm thương của những ai đã từng đặt chân đến. Màu đỏ của hoa đào khiến Sapa như tấm áo choàng kiêu sa, lộng lẫy bởi hoa đào từ xưa đến nay vốn là loài hoa quý phái.

Nhắc đến vẻ đẹp của thiên nhiên miền núi, một đặc sản của Phạm Duy Nghĩa sẽ thật thiếu sót nếu như ta không nói đến mây, gió, mưa, sương ngàn... vẻ đẹp đó cuốn hút làm ta đắm say. Đọc Cơn mưa hoa mận trang ta bắt gặp cả một vùng Kin Chu Phin được tắm mình trong màn mưa ướt ngọt: “Mùa thu này mưa nhiều. Cứ ào một cái, nghe ran ran trên rừng vầu, rừng nứa, ngoảnh lại đã thấy cả Kin Chu Phin biến mất trong màn mưa trắng xóa”, vẻ đẹp của núi cũng được Phạm Duy Nghĩa đặc biệt ưu ái trong Thương nhớ Lèng Ho: “màu xanh đậm như mặt phải, rồi xanh xám như mặt trái một tờ giấy than, là những núi gần. Màu xanh rất non nhạt như màu trứng sáo, là núi xa. Có màu xanh mơ hồ ở xa hơn nữa thì không biết là mây hay là núi”.

Vẻ đẹp của Sương lại được anh nhắc lại trong Cơn mưa hoa mận trắng', “đặc tụ thành từng đám bùng nhùng trong thung lũng... sương cuộn tròn thành từng nắm giắt trong bụi cây, luồn vào hốc đá. Vào mùa hè, sương mù xóa mất cả thị trấn. Sương đặc tụ như khói quẩn lên đường, nhét đầy các ngõ ngách, cuồn cuộn bay như khói ngập nhà sàn”.

Không gian của trăng nơi miền núi cũng được Phạm Duy Nghĩa bắt được cái “hồn” của nó rồi gửi vào tác phẩm: “Trăng nhú mầm trên đỉnh đồi, lồ lộ xanh một vẻ khác thường... trăng đổ ánh xanh nhàn nhạt trên thung” (Trăng trên rừng tông qua mu) hay “Trăng ùa vào phòng trắng tinh. Ngoài trời sáng như ban ngày”, “trăng thì thầm xối bạc vào cây cối”, “trăng dãi trên vườn đào như tuyết ... trăng tan theo lá cành, trăng nhập vào giọt sưởng sáng lòe tinh khiết” (Chuyện ở Ô Cản Hồ). Trăng không chỉ đẹp huyền ảo mà nó còn khiến cho cảm xúc, là nguồn thi hứng của người nghệ sĩ trong Giọt nước mẳt dưới trăng. Không gian của trăng hiện lên thật nồng nàn, say đắm khiến cho thiên nhiên miền núi càng trở nên hấp dẫn hơn.

Từ điếm nhìn không gian miền núi tác giả đã thu hẹp điếm nhìn lại nơi những không gian nhỏ hơn là không gian gia đình, căn phòng nơi diễn ra những nghịch cảnh, những số phận khác nhau trong cuộc đời. Tiếng gọi lưng chừng dốc tác giả đã thu hẹp điểm nhìn không gian diễn ra trong căn phòng, lúc này chỉ còn Vân và nhân vật “tôi”. Không gian hẹp của căn phòng là dụng ý nghệ thuật của Duy Nghĩa. Ớ đó nó đã làm trỗi dậy bản năng tự nhiên của Vân. Nhưng cũng chính không gian ấy tác giả đã cho người đọc thấy được phẩm chất tốt đẹp của Vân, Vân đã không đánh mất mình. Phạm Duy Nghĩa đã để cho nhân vật của mình được tự do thể hiện ham muốn nhưng nhân vật trong tác phẩm của anh không bị sa ngã khiến ta càng thêm yêu quý người giáo viên cắm bản, xót xa và trân trọng sự hi sinh to lớn mà Vân đã cống hiến.

Tiếp tục xem xét tác phẩm của Phạm Duy Nghĩa ta sẽ thấy được tác phẩm của anh không chỉ dừng lại ở một không gian nhất định mà anh luôn dịch chuyển điểm nhìn không gian một cách đều đặn. Trước hết đó là sự xuất hiện luân phiên giữa không gian miền núi với không gian của chốn thị thành nhộn nhịp. Ớ Trăng trên rừng tông qua mu là điểm nhìn đặt ở không gian bình yên, hiền hòa, mát lành của rừng tông qua mu: “Tôi đi vào rừng tông qua mu. Màu xanh ngằn ngặt của rừng như một chiếc moocphin làm nỗi đau đời trong tôi dịu đi một chút. Tôi ngả mũ, nhìn lên ngọn cây cao vút. Ở vùng cao, ngoài những cây đã nổi tiếng như sa mu, pơ mu, khó tìm thấy một loài cây nào có khí tiết như loài tông qua mu này”. Những bon chen, giả dối của những con người nơi thành thị đã khiến cho nhân vật “tôi” tìm về nơi rừng núi. Từ điểm nhìn ở không gian miền núi tác giả đã đê nhân vật dịch chuyến về quá khứ hướng đến không gian Hà Nội. Không gian của chốn phồn hoa luôn khiến “tôi” mệt mỏi, chán chường: “Càng tiếp cận con người sống quanh mình, tôi càng thấy con người nông cạn, tầm thường...”. Đặt điểm nhìn trong không gian thị thành nhân vật “tôi” muốn chối bỏ thành thị trở về với thiên nhiên. Soi rọi nhân vật từ những điểm nhìn đối sánh, tác giá đã khắc sâu được tâm trạng của “tôi” khi không thể hòa nhập vào cuộc sống thành thị.

Với Đường về xa lam điếm nhìn không gian lại được dịch chuyến từ vùng quê yên bình của Hiên sang không gian thành phố Hà Nội hoa lệ hào nhoáng. Sự đối sánh giữa hai không gian đối lập đã khiến Hiên “vỡ mộng”. Đây là điểm nhìn của không gian làng quê trước ngày Hiên lên Hà Nội: “Gió lùa ào vào vạt lá cọ ở chái nhà lật phật. Tàu chuối khô xao xác đập vào chum nước. Trên khu rừng sau nhà gió nổi ào ào”. Đối sánh với điểm nhìn không gian đô thị đã làm bật được tâm trạng cô đơn của Hiên: “Hiên không quen được cuộc sống ở Hà Nội. Không gian dè sẻn, tiết kiệm hết mức. Những ngôi nhà chung cư bị dồn thít bởi bốn bức tường. Thiên nhiên khan hiếm, lưa thưa cây cối bên đường gọi là một chút xanh tươi để thở hít. Sợ nhất là luồng giao thông như suối lũ chảy suốt ngày đêm”. Không gian chính của truyện là không gian thành thị ở hiện tại, nhưng tác phẩm có sự dịch chuyển điểm nhìn không gian luân phiên vì thế mà người đọc lại thấy nhiều hơn là miền không gian núi rùng trong kí ức của Hiên. Không gian đó có bố, có mẹ, có em, có những cái rét ngọt ngào mơn man da thịt của núi rừng Tây Bắc, có bếp lửa lúc nào cũng “nồng nã hơi trầu của mẹ”.

Điểm nhìn liên tục di chuyển trong không gian đã tạo điều kiện cho nhà văn có thể đi sâu vào nội tâm nhân vật từ nhiều góc độ để có cái nhìn toàn diện nhất về nhân vật. Thiên nhiên

trong truyện ngắn của anh chính là nơi trở về cho những tâm hồn mệt mỏi với những bon chen ngoài xã hội xô bồ, thiên nhiên như “người mẹ tinh thần” luôn vỗ về, chở che cho tâm hồn con người.

Tiếp theo, điểm nhìn nghệ thuật dịch chuyển từ không gian hiện thực xã hội sang không gian tâm lí, không gian tâm linh. Sự dịch chuyển liên tục điểm nhìn đã tạo cơ sở cho việc hình thành những kiêu không gian tâm lí. Trong không gian ấy, cái nhìn của chủ thế thường bao trùm bởi những cảm xúc, những tâm trạng, những dằn vặt, hối tiếc... Sự luân chuyển điểm nhìn từ không gian hiện thực xã hội và không gian tâm lí tinh thần cũng là hành trình nhân vật tìm về với chiều sâu bản thể.

Tài năng của Duy Nghĩa không chỉ khẳng định ở sự dịch chuyển điểm nhìn trong giới hạn của không gian vật lí, tù’ nơi này đến nơi khác mà sự dịch chuyển ở đây còn diễn ra ở không gian tâm lí đặc biệt là điểm nhìn nghệ thuật còn dấn sâu vào không gian tâm linh siêu thẳm, chạm đến tầng vô thức lâu nay vẫn ẩn náu trong tâm hồn con người mà chưa được khám phá. Nằm trong mạch ngầm chung của văn học đương đại, truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa hấp dẫn người đọc ở việc khéo léo dẫn dắt từ điểm nhìn trong không gian hiện thực dấn vào điếm nhìn của những giấc mơ - không gian của vô thức, tâm linh. Giấc mơ là một loại tâm trạng đặc biệt, ở đó bao chứa những hình ảnh kì ảo về hiện thực. Đan xen trong những giấc mơ của Phạm Duy Nghĩa, con người luôn trôi trong những ám ảnh trong cuộc sống hàng ngày đã được cất kín nay bị đánh thức dậy, để nhận thấy mình rõ hơn trong hiện tại.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn phạm duy nghĩa (Trang 28 - 31)