Giọng chiêm nghiệm, triết lí

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn phạm duy nghĩa (Trang 51 - 53)

Tiếng gọi lưng chừng dốc, Lời của suối, Giọt nước mắt dưới trăng, Hoa đào xứ tuyết, Vệt sảng trên ban công, Cơn mưa hoa mận trắng, Có gái xuống ga Vĩnh

3.2.2.Giọng chiêm nghiệm, triết lí

Chiêm nghiệm triết lí là sự thể hiện những khái quát mang tầm triết luận về một vấn đề, một hiện tượng nào đó trong đời sống xã hội, của cõi nhân sinh. Giọng triết lí thể hiện cái nhìn có tính quy luật của tác giả về thời cuộc, con người...

Thực ra, văn học thời kì đổi mới với ý thức nhận thức lại hiện thực nên chứa đựng rất nhiều băn khoăn trăn trở của nhà văn trước cuộc đời và con người. Sự băn khoăn trăn trở ấy đã trở thành giọng chiêm nghiệm đầy tính triết lí trong văn Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp... Bởi thế,ta có thê thấy sự phân tích, chiêm nghiệm trong tác phẩm của nhiều nhà văn trẻ nhưng chiêm nghiệm, triết lí vụt trở thành một giọng điệu ám ảnh xuất hiện dày đặc trong truyện thì ít ai đặc sắc như Phạm Duy Nghĩa. Trên từng trang viết, ta nhận thấy những dòng chiêm nghiệm, triết lí được rút ra từ chính cuộc đời máu thịt của anh. Giọng điệu này thường được Phạm Duy Nghĩa sử dụng khi đề cập đến những vấn đề phức tạp trong cuộc sống, khi nhân vật đi tìm những giá trị tinh thần vĩnh hằng, khi nhà văn bày tỏ nỗi niềm luôn trăn trở với cuộc đời và con người của nhà văn có trái tim đa cảm. Đằng sau những vấn nạn nhức nhối, sau những tâm sự của con người là đôi mắt chất chứa suy tư của người nghệ sĩ. Tài năng của Phạm Duy Nghĩa là đã gọi tên được chúng, nâng chúng thành chân lí để mọi người cùng suy ngẫm. Đó là thành công của người nghệ sĩ tài năng.

Trải qua những bước chuyển, những biến cố trong cuộc đời, các nhân vật của Phạm Duy Nghĩa thường rất nhạy cảm, biết suy xét và nhận ra những triết lí giàu tính nhân văn. Ám ảnh quá khứ sự trống rỗng hiện tại luôn là điều giằng xé các nhân vật. Tự ý thức là nhu cầu của chính bản thân nhân vật, vì vậy họ thường chiêm nghiệm, lí giải. Đây là những đoạn văn bộc lộ rõ chất giọng chiêm nghiệm, triết lí về phái đẹp: “Đàn bà, ngẫm ra cũng chỉ là giống tầm thường” (Tiếng gọi lưng chừng dốc), “Cái giống đàn bà phù phiếm và ưa nịnh là thế”

(Giọt nước mẳt dưới trăng), “Một người đàn bà dù vấn vít chồng con, dù gió trăng thừa thãi, vẫn thích một người con trai kém tuôi còn vụng dại đê ý đến mình” (Cơn mưa hoa mận trang), “Con gái bây giờ không cần những thằng tài năng, trong mắt có lửa có bão. Nó chỉ thích những thằng đùi to”, “Con gái chúng em cũng cần sự an toàn” {Đêm đầy gió), “Ve bản chất, con mèo khác xa con chó, con chó chỉ biết trung thành với chủ, người lạ động vào nó

cắn. Mèo thì ai ôm vào lòng vuốt ve cũng được...Phần lớn đàn bà trong đó có vợ ông đều không giống chó mà giống mèo” (Những người trong gia đình ông Luân), “Tôi nghiệm thấy những người đàn bà trải đời, một thời ăn chơi thác loạn, sau này thường lấy được chồng ngon”

(Trên đồi lập lòe ảnh lửa), “Đàn bà chỉ chung thủy với ta khi họ chưa có điều kiện để phản bội” (Trên đảo)... Không lí tưởng hóa nhân vật như văn học trước 1975, nhân vật trong tác phẩm của anh hiện lên với tính cách con người “đời thường” nhất. Những người phụ nữ trong tác phẩm của anh hiện lên thật gần gũi. Người phụ nữ luôn là người chịu mọi đau khổ, thấu hiểu điều đó anh luôn đồng cảm với nhân vật của mình nhưng cũng không hề chỉ nhìn ở một chiều tốt mà anh cũng phơi bày ra trước mắt độc giả cả những thói hư tật xấu, tầm thường của phụ nữ cần thay đối.

Phạm Duy Nghĩa không chỉ triết lí về “một nửa của thế giới” mà anh còn khám phá, đưa ra những triết lí vô cùng sắc sảo về đàn ông: “Thực ra tôi cũng chẳng biết háu gái là xấu hay tốt. Neu là xấu thì đàn ông ai cũng xấu cả, tôi cầm chắc thế. Bảy mươi phần trăm đàn ông trên trái đất đều có máu ấy, chỉ có ba mươi phần trăm nói rằng không. Nhưng đó là những người nói dối”, “Đàn ông bọn anh ai cũng thế cả thôi”, “Thói đời đã không được lại càng ham” {Đêm đầy giỏ). Điều làm nên sức cuốn hút đặc biệt cho tác phẩm của Phạm Duy Nghĩa không chỉ dừng lại ở phạm vi hẹp mà nó còn có ý nghĩa rộng hơn nữa vươn tới sự khái quát có ỷ nghĩa với số đông. Đây là những đoạn văn chiêm nghiệm về bản chất con người: “Con người ta chẳng làm gì được cho bản thân, nếu như lòng luôn vướng bận chuyện đời” (Giọt nước mắt dưới trăng), “Tuổi trẻ cần có chí tiến thủ và phải biết chấp nhận. Neu cứ quẩn quanh trong những so sánh thiệt hơn thì chẳng bao giờ làm được việc lớn” {Đồi hoa lạnh), “Thực ra anh không giận nhưng vẫn thích tỏ vẻ tự ái. Khi yêu người ta vẫn vậy” (Hoa đào xứ tuyết), “Con người tốt với nhau trong hoạn nạn, dù chỉ một chút cũng là ơn nghĩa để đời” (Ngôi nhà nhỏ bên hồ), “Thông mọc trên núi đá bao giờ cũng rắn hơn thông mọc ớ đất thường, con người ở nơi khắc nghiệt mới có bản lĩnh lầm lụi vươn lên” (Thông trên đả), “Con người ta dù đức cao vọng trọng đến đâu, cái lỗ tai đầy lông vẫn thích nở ra nghe những câu nịnh giả dối ngọt ngào”

(Trên đảo). Những điều mà Phạm Duy Nghĩa triết lí đã khiến ta - những người đọc phải nhìn nhận lại mình. Xã hội hiện đại con người chạy theo những phù phiếm, xa hoa vì tiền bạc mà con người dần đánh mất mình, chai sạn với cảm xúc yêu thương “Người yêu người sống để yêu nhau” thì nay đọc tác phẩm của anh con người có cơ hội để sống chậm lại quay lưng nhìn về

quá khứ sống tốt đẹp hơn trong tương lai. Đó là những triết lí nhân sinh thật thấm thìa. Con người đối với anh không phải là những bậc thánh nhân, mà đó là những con người sống theo bản năng có mặt tốt, mặt xấu tồn tại trong họ cả những nhỏ nhen, ích kỉ, tầm thường... có cả những khát khao, lí tưởng, hoài bão. Con người trong tác phẩm của Duy Nghĩa được đặt trong thế đối lập chứ không hoàn toàn một chiều tốt, xấu làm cho nhân vật hiện lên vô cùng sinh động. Nhìn nhận con người trong tính “phức tạp” như thế, anh đã thực sự “áp sát” vào cuộc sống để thấy được bản chất đích thực của con người để “bắt mạch” và chỉ ra những điểm còn khuyết thiếu giúp con người hoàn thiện hơn.

Giọng triết lí trong tác phấm của Phạm Duy Nghĩa có thê xuất hiện ở mọi loại đối tượng. Từ anh nghệ sĩ triết lí về văn chương: “Hãy để cuốn sách tràn đầy trang sách. Đừng đặt cuốn sách lên trên cuộc đời” (Giọt nước mắt dưới trăng), “Những người “khẩu xà tâm phật” viết thì cay độc nhưng gan ruột lại bùi” (Cô gái xuống ga Vĩnh Yên) đến anh công nhân triết lí về tình yêu: “Trời, thì ra cái tình yêu độc như lá ngón hoa vàng nó chẳng tha ai” (Thương nhớ Lèng Hồ). Có thể nói chất giọng chiêm nghiệm, triết lí xuất phát từ đặc điểm trong truyện ngắn Phạm Duy Nghĩa. Nhân vật của anh thường ít hành động mà nhiều suy nghĩ bề sâu. Bởi vậy giọng điệu ở đây vừa là giọng của nhà văn vừa là giọng của nhân vật. Chính giọng điệu này đã làm nên sức ám ảnh của thiên truyện.

Có thể nhà văn nào giai đoạn này ít nhất cũng một lần chiêm nghiệm nhưng chiêm nghiệm, triết lí dày đặc, sắc sảo, thấu tận gan ruột thì ít ai có được như Phạm Duy Nghĩa. Điều làm nên sức lan tỏa, thấm thìa đối với bạn đọc trong truyện ngắn của anh đó là những triết lí được cất lên từ sự trải nghiệm của chính người trong cuộc nó ám ảnh ta mãi khôn nguôi. Qua giọng điệu chiêm nghiệm, triết lí ta thấy được những quan niệm của Phạm Duy Nghĩa về con người, tình yêu, cuộc sống, những vấn đề nhức nhối của cuộc sống đương đại. Việc lựa chọn giọng điệu phù họp cũng diễn tá sự tinh tế của nhà văn trong việc miêu tả tâm lí nhân vật.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn phạm duy nghĩa (Trang 51 - 53)