- Các dự án hạ tầng giao thông có thu hồi vốn: Công trình Nhà ga T
38 Kiến nghị với doanh nghiệp (chủ đầu tư)
Chủ đầu tư cần đổi mới và nâng cao nhận thức về TDĐT của Nhà nước. Theo đó, tránh tư tưởng bao cấp trong quan hệ vay và trả nợ; nâng cao tính tự chủ và thiện chí trong việc vay vốn và trả nợ vay... Coi trọng chữ tín trong quan hệ tín dụng.
Chủ đầu tư cần nghiên cứu kỹ các qui định về đầu tư, xây dựng, về TDĐT của Nhà nước và các quy định có liên quan trước khi tiến hành lập dự án đầu tư và tiếp tục duy trì, cập nhật và chấp hành nghiêm chỉnh trong suốt quá trình thực hiện dự án, giải ngân và trả nợ...
Chủ đầu tư cần thường xuyên, liên tục nâng cao năng lực tài chính; cần chấp hành nghiêm chỉnh chế độ thống kê, kế toán, kiểm toán, chủ động tích cực cung cấp thông tin trung thực cho Sở giao dịch I làm cơ sở cho việc phân tích tài chính doanh nghiệp và thẩm định tài chính dự án.
Chủ đầu tư và các đơn vị tư vấn cần tiếp tục nâng cao kiến thức và năng lực về quản trị doanh nghiệp, năng lực lập và thẩm định DAĐT. Cần chấp hành các qui định của Nhà nước về quản lý đầu tư, xây dựng, đồng thời thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới liên quan đến lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh để triển khai đầu tư dự án hiệu quả, đúng pháp luật.
Trong quá trình hoạt động của mình, để có thể thực hiện việc trả nợ một cách đầy đủ, đúng hạn doanh nghiệp cần thường xuyên quan tâm đến các
nội dung cụ thể như: Thường xuyên đổi mới và phát triển sản phẩm để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường; Thực hiện tiết kiệm chi phí; mở rộng thị trường và tăng cường quảng bá sản phẩm, xây dựng và phát triển thương hiệu...
KẾT LUẬN
Nghiên cứu các giải pháp đẩy mạnh hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước từ lý luận và thực tiễn hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam, luận văn đề cập tới những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, tác giả đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước; quá trình hình thành và phát triển trong hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước và vai trò của tín dụng đầu tư của Nhà nước.
Thứ hai, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Sở giao dịch I, nhất là việc đi sâu đánh giá những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện. Tìm ra được những nguyên nhân dẫn tới tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Sở giao dịch I.
Thứ ba, trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động của Sở giao dịch I, mục tiêu phát triển của Sở giao dịch I và mục tiêu đầu tư phát triển nói chung và của Hà Nội nói riêng, luận văn đã đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tín dụng đầu tư tại Sở giao dịch I và cũng đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ; các Bộ, ngành, địa phương; Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Doanh nghiệp.
Tác giả hy vọng luận văn sẽ có những đóng góp nhất định vào việc đẩy mạnh hoạt động tín dụng đầu tư tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong thời gian tới. Mặc dù có nhiều cố gắng để hoàn thành luận văn này nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả kính mong các nhà khoa học cùng quý thầy cô, bạn đọc đóng góp để hoàn thiện đề tài nghiên cứu./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chính phủ (1999), Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29/6/1999 về tín dụngđầu tư phát triển của Nhà nước, Hà Nội. đầu tư phát triển của Nhà nước, Hà Nội.
2. Chính phủ (2004), Nghị định số 106/2004/NĐ-CP ngày 01/4/2004 về tín dụngđầu tư phát triển của Nhà nước, Hà Nội. đầu tư phát triển của Nhà nước, Hà Nội.
3. Chính phủ (2006), Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 về tín dụngđầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, Hà Nội. đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, Hà Nội.
4. Chính phủ (2008), Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 19/9/2008 của Chínhphủ về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 151/2006/NĐ-CP phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 151/2006/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, Hà Nội. 5. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ