Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Trang 87 - 90)

- Các dự án hạ tầng giao thông có thu hồi vốn: Công trình Nhà ga T

33Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án

Thẩm định dự án đầu tư là một nghiệp vụ quan trọng của hệ thống NHPTVN, quyết định đến chất lượng tín dụng, an toàn vốn…, góp phần quan trọng trong việc ra quyết định lựa chọn những dự án đầu tư có hiệu quả, đem lại lợi ích cho Ngân hàng, doanh nghiệp và nền kinh tế. Nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định, cần thực hiện một số biện pháp sau:

Nâng cao nhận thức về công tác thẩm định dự án

Đổi mới về nhận thức cần phải coi trọng công tác thẩm định dự án đầu tư là một thế mạnh trong cạnh tranh và hoạt động của Sở giao dịch I, coi đây là một trong những công việc góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, nâng cao uy tín của Sở giao dịch I và đồng thời hỗ trợ tối đa cho khách hàng nhằm thực hiện có hiệu quả dự án. Tránh việc soi xét quá chi li về tiểu tiết không cần thiết dẫn đến loại bỏ những dự án tốt.

Đổi mới nhận thức về công tác thẩm định dự án cũng cần hiểu rõ: công tác thẩm định gắn với quản lý ở chỗ thể hiện việc kiểm tra, kiểm soát, sàng lọc dự án và thực thi pháp luật.

Thiết lập hệ thống thông tin và đảm bảo thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời cho công tác thẩm định dự án

nguồn thông tin cùng với cách thức xử lý thông tin ngày càng hiện đại, việc thu thập đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin để phục vụ cho công tác thẩm định là rất quan trọng. Để cập nhật và xử lý thông tin kịp thời, đầy đủ, cán bộ thẩm định cần đặc biệt lưu ý thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau (kể cả thông tin trái ngược) để phân tích, đánh giá. Từ đó có những kết luận thẩm định dự án đầu tư (DAĐT) một cách khách quan, toàn diện về các nội dung của DA. Các nguồn thông tin có thể và cần phải thu thập là thông tin do điều tra trực tiếp và thông tin do thu nhập từ bên ngoài.

Thông qua việc nối mạng vi tính giữa các Phòng và với bên ngoài, cán bộ thẩm định có thể trao đổi, tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng. Việc xây dựng kho dữ liệu này là rất cần thiết để ngoài chức năng lưu trữ, cập nhật, truy nhập thông tin, còn xử lý tính toán kiểm tra và phân tích các DA. Bên cạnh đó, thường xuyên có sự phối hợp, trao đổi cập nhật thông tin giữa cán bộ thẩm định nhằm đánh giá chính xác xu hướng vận động của đầu tư và dự đoán những rủi ro có thể xảy ra, đảm bảo các kết luận thẩm định đúng đắn và phù hợp với thực tế.

Những thông tin thu thập được cần được tập trung về NHPTVN thành một kho dữ liệu dùng chung. Có thể sử dụng trong thời gian dài.

Nâng cao, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ thẩm định dự án

Trong công tác thẩm định DAĐT đội ngũ cán bộ thẩm định là người chịu trách nhiệm chính và quyết định đến chất lượng thẩm định. Cán bộ thẩm định phải có trình độ, có kiến thức cơ bản về KT-XH, về kinh tế thị trường, hoạt động tín dụng, tài chính doanh nghiệp, tài chính DA, có khả năng tính toán, phân tích các chỉ tiêu kinh tế tài chính và khả năng trả nợ của DA; am hiểu kiến thức, phương pháp thẩm định hiện đại để ứng dụng vào thực tế các DA cụ thể. Bên cạnh đó, cán bộ thẩm định phải có khả năng đánh giá tổng

hợp và nhạy bén với các yêu cầu đòi hỏi của công tác thẩm định; có kỹ năng ứng dụng các phần mềm hỗ trợ phục vụ cho công tác thẩm định DAĐT. Cán bộ thẩm định phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, có tinh thần trách nhiệm và kỷ luật nghề nghiệp cao. Vì vậy phải chú ý bồi dưỡng kiến thức thẩm định.

Đảm bảo tính độc lập trong công tác thẩm định dự án

Muốn làm việc này cần thực hiện một số vấn đề chủ yếu là: Bản thân lãnh đạo Sở giao dịch I phải kiên định giữ vai trò độc lập khi xem xét thẩm định dự án đầu tư; Nêu cao vai trò tham mưu của Sở giao dịch I cho cấp Uỷ, chính quyền địa phương trong quá trình xây dựng, thẩm định và lựa chọn dự án; Phân biệt rõ chức năng quản lý Nhà nước với quản lý hành chính về kinh tế. Tránh sự can thiệp sâu của các cơ quản quản lý Nhà nước vào hoạt động chuyên môn của các đơn vị sản xuất-kinh doanh.

Chuyên môn hoá công tác thẩm định dự án

Thực tế, hiện nay cán bộ thẩm định làm việc chủ yếu theo kiểu đa năng, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm song không đi chuyên sâu vào một ngành cụ thể nào nên không có nhiều kiến thức chuyên ngành hẹp. Do vậy, quá trình thẩm định dễ đưa ra những đánh giá không chuẩn xác gây ra bức xúc cho khách hàng hoặc đưa ra những quyết định sai lầm. Vì vậy, cần chuyên môn hoá công tác thẩm định thông qua việc phân công phân nhiệm cho cán bộ thẩm định theo ngành/nhóm ngành, và cố gắng giữ ổn định.

Phát huy vai trò tư vấn của Sở giao dịch I đối với chủ đầu tư dự án

Một trong những vấn đề thường gặp đó là nhiều chủ đầu tư không nắm được một cách có hệ thống các vấn đề có liên quan khi đề xuất vay vốn, lập dự án/hồ sơ vay vốn… Vì vậy, để công tác thẩm định thuận lợi hơn, hiệu quả hơn thì Sở giao dịch I mà trực tiếp là Phòng/cán bộ thẩm định cần làm tốt hơn

nữa vai trò tư vấn đối với chủ đầu tư dự án; làm tốt điều này cũng chính là xây dựng được hình ảnh, uy tín, thương hiệu của Sở giao dịch I trên thị trường. Ngoài ra, cần chú trọng đến cả công tác tái thẩm định nhằm đánh giá kết quả thẩm định đã thực hiện đồng thời để rút kinh nghiệm và thực hiện tốt hơn khi thẩm định các dự án tiếp theo.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Trang 87 - 90)