Cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới và những vấn đề đặt ra đối với tín dụng đầu tư

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Trang 74 - 76)

- Các dự án hạ tầng giao thông có thu hồi vốn: Công trình Nhà ga T

26 Cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới và những vấn đề đặt ra đối với tín dụng đầu tư

thế giới và những vấn đề đặt ra đối với tín dụng đầu tư của Nhà nước

Trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam sẽ đứng trước nhiều cơ hội để phát triển, nhưng cũng đối mặt với rất nhiều thách thức. Với “luật chơi” được áp dụng bình đẳng cho tất cả các quốc gia.Việt Nam bước vào sân chơi này với việc đòi hỏi phải điều chỉnh nhiều chính sách phát triển kinh tế, những qui định của pháp luật hiện hành để vừa đảm bảo lợi ích quốc gia, vừa phù hợp với yêu cầu hội nhập, trong đó có một bộ phận quan trọng là TDĐT của Nhà nước.

Việc hoạch định chính sách tín dụng Nhà nước nói chung và hoạt động của NHPTVN nói riêng sẽ bị tác động ở một số nội dung chủ yếu sau:

- Đối tượng, hình thức và thời hạn hỗ trợ sẽ được điều chỉnh phù hợp với Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO, theo đó:

+ Trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp sản xuất hàng nội địa thay thế hàng nhập khẩu là hình thức trợ cấp bị cấm (trợ cấp “đèn đỏ”) phải xoá bỏ trong thời hạn nhất định. Tuy nhiên, các nước đang phát triển như Việt Nam có thể được phép áp dụng một số ưu đãi riêng, trong đó thời hạn xoá bỏ trợ cấp “đèn đỏ” đối với một số mặt hàng có thể được kéo dài tuỳ thuộc vào khả năng đàm

phán của Việt Nam. Vì vậy, để tận dụng thời gian trước khi bị cấm, cần tiếp tục hỗ trợ đầu tư và xuất khẩu đối với những ngành, sản phẩm thuộc trợ cấp “đèn đỏ”. Sau đó những ngành, sản phẩm này vẫn tiếp tục được hỗ trợ theo hướng đa dạng hoá các hình thức hỗ trợ; điều chỉnh cơ chế hỗ trợ từ lãi suất ưu đãi sang lãi suất thị trường, chỉ còn ưu đãi về thời hạn, mức vốn cho vay và điều kiện vay vốn...

+ Trợ cấp riêng biệt cho từng doanh nghiệp, lĩnh vực, ngành... (trợ cấp “đèn vàng”) được phép duy trì và sẽ bị đối kháng nếu gây phương hại đến sản xuất, tiêu thụ hàng hoá của các nước thành viên khác. Vì vậy, đối với các ngành, sản phẩm thuộc trợ cấp “đèn vàng”, đặc biệt là các ngành, sản phẩm công nghiệp trọng điểm theo mục tiêu ưu tiên của Chính phủ vẫn được duy trì các hình thức cho vay đầu tư, bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ sau đầu tư; lãi suất cho vay được điều chỉnh tiếp cận với lãi suất thị trường, thời hạn hỗ trợ có thể được duy trì lâu dài kể cả giai đoạn sau 2010. Tuy nhiên, cần kiểm soát chặt chẽ mức độ hỗ trợ để tránh bị áp dụng các biện pháp đối kháng.

+ Trợ cấp cho phát triển cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường, phát triển các vùng, miền khó khăn, v.v.. là trợ cấp được phép (trợ cấp “đèn xanh”). Vì vậy, với các đối tượng thuộc trợ cấp “đèn xanh”, vẫn được tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng hỗ trợ dưới mọi hình thức: Cho vay đầu tư với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ sau đầu tư, bảo lãnh TDĐT... Thời hạn hỗ trợ không bị hạn chế. Cần lưu ý đến đặc điểm này để đẩy mạnh hoạt động TDĐT của Nhà nước mà hoàn toàn không vi phạm các cam kết.

- Việc hoàn thiện chính sách tài chính, trong đó có chính sách hỗ trợ đầu tư và xuất khẩu, chính sách chi NSNN phải đảm bảo tính minh bạch; cải cách hệ thống ngân hàng phải tách bạch rõ hoạt động cho vay theo chính sách và cho vay thương mại, đảm bảo môi trường pháp lý bình đẳng và một hệ

thống chính sách ổn định, công khai, rõ ràng phù hợp với thông lệ quốc tế từ khâu hoạch định, tổ chức bộ máy và triển khai thực hiện. Từ đó đặt ra yêu cầu cần đổi mới chính sách và mô hình tổ chức thực hiện TDĐT của Nhà nước theo hướng tiếp cận với thị trường, minh bạch về tài chính, chủ động, độc lập và tự chịu trách nhiệm trong hoạt động nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w