Kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, ngành có liên quan:

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Trang 94 - 97)

- Các dự án hạ tầng giao thông có thu hồi vốn: Công trình Nhà ga T

36Kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, ngành có liên quan:

3.3.1.1. Điều chỉnh cơ chế, chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước:

Về đối tượng cho vay

Cần phải có một định hướng lâu dài về đối tượng vay vốn. Việc quy định đối tượng vay vốn với thời hạn ổn định giúp cho chủ đầu tư yên tâm về đối tượng vay vốn, có đủ thời gian để làm tốt công tác nghiên cứu, khảo sát và chuẩn bị đầu tư, hạn chế tối đa tình trạng “chạy” đối tượng cũng như thời hạn vay vốn mỗi khi nhà nước điều chỉnh cơ chế chính sách.

Đối tượng vay vốn phù hợp với một kỳ kế hoạch phát triển kinh tế của đất nước thì việc góp phần thúc đẩy sự phát triển KT-XH của đất nước cao hơn. Ngoài ra đối tượng vay vốn có thể lồng ghép luôn khi ban hành kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm của đất nước. Điều này cũng thuận lợi cho việc đánh giá, tổng kết hiệu quả khi triển khai kỳ kế hoạch tiếp theo.

Ngoài ra, đối tượng vay vốn cũng cần được quy định tập trung vào một văn bản quy phạm pháp luật, tránh tình trạng đã ban hành Nghị định quy định cụ thể về đối tượng nhưng sau đó lại thường sửa đổi, bổ sung bằng nhiều văn bản dưới luật. Dẫn đến việc tiếp cận thông tin, quy định về đối tượng của các cơ quan có liên quan và Chủ đầu tư dự án bị hạn chế (thực tế có nhiều chủ

đầu tư không hề biết dự án của mình có thuộc đối tượng hay không, thuộc đối tượng thì theo quy định tại văn bản nào).

Về lãi suất cho vay

Lãi suất vay vốn được điều chỉnh linh hoạt, tiệm cận với lãi suất thị trường nhằm đảm bảo phù hợp và tuân thủ theo thông lệ quốc tế, làm giảm gánh nặng cấp bù NSNN hàng năm, hạn chế tính bao cấp qua tín dụng... Theo quy định hiện hành về TDĐT của Nhà nước, đối với một dự án, lãi suất vay vốn được xác định tại thời điểm vay vốn và giữ nguyên trong suốt thời hạn vay vốn. Tuy nhiên lãi suất vay vốn trên thị trường trong những năm vừa qua thường xuyên thay đổi (đặc biệt trong giai đoạn hiện nay) và vẫn chưa có xu hướng giảm, việc lãi suất TDĐT của Nhà nước được giữ cố định đã tạo nên môi trường bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp vay vốn trong các thời kỳ, gia tăng mức cấp bù lãi suất từ NSNN hàng năm, không khuyến khích chủ đầu tư tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh, tiết giảm chi phí. Như vậy, thay vì giữ cố định trong suốt thời hạn vay vốn, cần quy định linh hoạt hơn, tuy không hoàn toàn là lãi suất “thả nổi” nhưng có thể xác định điều chỉnh 1 - 2 lần/1 năm tùy theo tình hình biến động của thị trường.

Lãi suất cho vay được quy định phù hợp với đặc điểm của dự án. Thực tế cho thấy, cùng là các dự án thuộc lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ nhưng mỗi dự án/nhóm dự án có những đặc điểm riêng. Khả năng sinh lợi của các dự án theo đó cũng khác nhau. Vì vậy, cơ chế lãi suất cần quy định cụ thể phù hợp với đặc điểm của dự án, không nhất thiết phải thống nhất một mức lãi suất trong cùng một thời kỳ đối với tất cả các dự án. Dự án có mức sinh lợi cao hơn thì lãi suất cho vay cao hơn và ngược lại...

Lãi suất nợ quá hạn thấp nhất trong từng giai đoạn nhất thiết phải cao hơn lãi suất cho vay trung dài hạn mà các NHTM đang áp dụng. Điều này sẽ nâng cao trách nhiệm trả nợ của Chủ đầu tư, hạn chế tối đa việc chiếm dụng vốn thông qua việc cố tình chấp nhận lãi phạt (vì như hiện nay, dù phải trả lãi phạt thì mức lãi suất phạt chủ đầu tư phải trả vẫn thấp hơn nhiều so với lãi suất vay vốn trên thị trường).

Cải cách quy định quản lý đầu tư đối với dự án vay vốn TDĐT

Việc quy định tất cả các dự án vay vốn TDĐT của Nhà nước đều phải tuân thủ quy định về quản lý đầu tư, quy định về đấu thầu, thanh quyết toán... như sử dụng vốn NSNN làm giảm cơ hội tiếp cận nguồn vốn này, hơn nữa quá trình thực hiện nhiệm vụ TDĐT cũng gặp phải những “trì trệ” nhất định. Chính phủ cần quy định cơ chế quản lý vốn TDĐT của Nhà nước “thông thoáng” hơn so với cơ chế quản lý vốn NSNN như không bắt buộc dự án phải tuân thủ các thủ tục một cách triệt để, cứng nhắc mà cần được vận dụng một cách linh hoạt theo hướng đơn giản hóa thủ tục, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính.

Cho phép NHPTVN cho vay ngắn hạn đối với các dự án thuộc lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ

Hiện nay, NHPTVN đang tiến hành tổng kết hoạt động thí điểm cho vay ngắn hạn đối với các dự án thuộc lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, để kích thích tất cả các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào các dự án thuộc lĩnh vực ưu tiên, thúc đẩy các Chủ đầu tư mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh và có điều kiện trả nợ vay kịp thời; bên cạnh đó NHPTVN có thể kiểm soát được dòng tiền tốt hơn... Chính phủ nên sớm cho phép NHPTVN chính thức thực hiện cho vay ngắn hạn đối với các dự án thuộc lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ theo hướng: NHPTVN vẫn bảo đảm tập trung chủ yếu vào việc thực

hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; phạm vi, mức cho vay...theo mục tiêu hoạt động của NHPTVN và không cạnh tranh với các NHTM.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Trang 94 - 97)