Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Trang 25 - 28)

của Nhà nước

Hoạt động TDĐT của Nhà nước chịu tác động của 3 nhân tố cơ bản, gồm: (i) Chính sách của Chính phủ về TDĐT của Nhà nước, (ii) Nhân tố về phía tổ chức thực hiện chính sách (Ngân hàng Phát triển), (iii) Nhân tố về phía doanh nghiệp (chủ đầu tư).

1.3.1.1. Chính sách của Chính phủ về tín dụng đầu tư của Nhà nước

Tín dụng đầu tư của Nhà nước là hình thức tín dụng khá đặc thù chịu sự điều chỉnh của Luật riêng về chính sách TDĐT của Nhà nước và bị tác động một phần về quản lý hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nhà nước. Chính sách TDĐT của Nhà nước sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình chính trị, pháp luật, kinh tế - xã hội và điều kiện quốc tế... nên nhân tố chính sách của Chính phủ về TDĐT của Nhà nước được xem là nhân tố tổng hợp của các nhân tố về chính trị, pháp luật, KT-XH và điều kiện quốc tế.

Chính sách về TDĐT của Nhà nước bao gồm chính sách trực tiếp, cụ thể về TDĐT và hệ thống các chính sách có liên quan như chính sách về quản lý đầu tư và xây dựng, chính sách về đấu thầu, xử lý rủi ro... Chính sách TDĐT của Nhà nước được quy định đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan và thực tiễn cuộc sống, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và ổn định... sẽ là hanh lang pháp lý vững chắc cho hoạt động TDĐT của Nhà nước được thực thi có hiệu quả, chất lượng, góp phần đáp ứng được yêu cầu ĐTPT của đất nước và ngược lại.

Chính sách TDĐT của Nhà nước thể hiện qua những quy định cụ thể về đối tượng, lãi suất, thời gian cho vay, mức vốn cho vay, các điều kiện bảo đảm tiền vay và nguyên tắc quản lý và sử dụng vốn... Đây là những nhân tố

cơ bản mà chủ đầu tư cân nhắc khi quyết định lựa chọn ngân hàng tài trợ cho việc đầu tư của mình; đối tượng cho vay đầu tư của Nhà nước tương đồng với hoạt động đầu tư trên địa bàn thì hoạt động TDĐT của Nhà nước sẽ có nhiều cơ hội để phát triển và ngược lại.

1.3.1.2. Nhân tố về phía Ngân hàng Phát triển

Nhân tố về phía Ngân hàng Phát triển tác động đến hoạt động TDĐT của Nhà nước có thể xem xét các khía cạnh sau:

- Tổ chức bộ máy và quy trình nghiệp vụ: Thể hiện qua việc tổ chức bộ máy thực thi, các thủ tục hành chính và đặc biệt là hệ thống quy trình nghiệp vụ; bao gồm cả yếu tố tổ chức quản trị nội bộ như việc tổ chức hệ thống thông tin giao tiếp, các nguyên tắc quản lý giữa Hội sở chính và Chi nhánh.

- Nguồn vốn huy động: Đối với bất kỳ tổ chức tín dụng nào thì nhân tố nguồn vốn huy động đều có tác động hết sức quan trọng, quyết định đến kết quả hoạt động. Hoạt động TDĐT của Nhà nước chủ yếu là tài trợ cho các dự án dài hạn với mức vốn cho vay lớn và lãi suất ưu đãi, nên NHPT phải đảm bảo huy động được nguồn vốn lớn với kỳ hạn dài và chi phí thấp. Việc tìm kiếm và gia tăng quy mô nguồn vốn với lãi suất thấp và kỳ hạn dài, ổn định là điều kiện để NHPT thực hiện tăng trưởng quy mô TDĐT của Nhà nước.

- Nguồn nhân lực: Thể hiện qua chất lượng bộ máy lãnh đạo các cấp; chất lượng đội ngũ cán bộ về chuyên môn, giao tiếp, tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp; tác phong, lề lối làm việc...; các chính sách về lương và đãi ngộ, tuyển dụng, đào tạo để duy trì và phát triển nguồn nhân lực; số lượng nhân viên tương ứng với quy mô và hiệu năng...

- Năng lực thẩm định và quản lý tín dụng:

đầu tư và thẩm định năng lực tài chính và sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư. Các dự án vay vốn TDĐT đều là dự án đầu tư dài hạn, mức độ rủi ro cao,.. vì vậy việc thẩm định có ý nghĩa hết sức quan trọng, quyết định đến chất lượng tín dụng, khả năng thu hồi vốn...

Năng lực giám sát tín dụng, xử lý tín dụng: Giám sát tín dụng nhằm đảm bảo được chất lượng tín dụng như dự báo và hạn chế rủi ro, đảm bảo cho việc đầu tư đúng mục đích, sử dụng vốn có hiệu quả, hạn chế nợ quá hạn, nợ khó đòi. Đồng thời khi phát sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi thì có biện pháp xử lý kịp thời, tránh tổn thất cho cả bên vay và bên cho vay.

- Cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ: Bao gồm trang bị về cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống thanh toán...

- Chính sách marketing ngân hàng: Việc tuyên truyền, quảng bá rộng rãi về chính sách TDĐT của Nhà nước nói chung, hình ảnh của NHPT nói riêng một cách có hiệu quả sẽ mang lại nhiều lợi ích cho NHPT, đó là việc thu hút được nhiều khách hàng, nhiều dự án tốt... qua đó NHPT có nhiều cơ hội lựa chọn được khách hàng/dự án tốt và thúc đẩy tăng trưởng về quy mô.

1.3.1.3. Nhân tố về phía khách hàng (chủ đầu tư)

Khách hàng là nhân tố quan trọng, quyết định đến hoạt động tín dụng của một ngân hàng. Nhân tố về phía khách hàng vay vốn TDĐT của Nhà nước có thể xem xét ở một số khía cạnh sau:

- Năng lực tài chính: Năng lực tài chính của chủ đầu tư thể hiện ở khả năng về vốn chủ sở hữu cũng như khả năng huy động các nguồn vốn để đầu tư dự án, đảm bảo được các nguồn vốn cho dự án đi vào hoạt động theo dự kiến. Mức vốn TDĐT của Nhà nước tài trợ cho dự án quy định tối đa là 70% tổng mức đầu tư tài sản cố định của dự án, chủ đầu tư phải có vốn chủ sở hữu tối thiểu 15% tổng mức đầu tư tài sản cố định. Theo dự thảo Nghị định mới về

TDĐT và TDXK của Nhà nước hiện nay, mức vốn chủ sở hữu tham gia dự án được nâng lên tối thiểu 20% tổng mức đầu tư tài sản cố định của dự án.

- Năng lực quản lý của chủ đầu tư: chủ đầu tư khi tiếp cận nguồn vốn TDĐT của Nhà nước phải có năng lực thực hiện dự án theo quy định về quản lý đầu tư của Nhà nước; đồng thời, chủ đầu tư phải có năng lực quản lý kinh doanh để đảm bảo khả năng vận hành dự án có hiệu quả. Ngoài ra, năng lực của chủ đầu tư còn thể hiện qua khả năng lập và thực hiện kế hoạch kinh doanh cũng như cung cấp thông tin tài chính đáng tin cậy cho ngân hàng.

- Uy tín và hiệu quả kinh doanh trong quá khứ: Uy tín của chủ đầu tư trong quá khứ, bao gồm là uy tín trong sản xuất kinh doanh, uy tín trong quan hệ tín dụng... và hiệu quả kinh doanh trong quá khứ là nhân tố quan trọng. Đây cũng là những thông tin quan trọng để ngân hàng đánh giá về năng lực sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư.

1.4. Kinh nghiệm về hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước ởmột số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam

Trên thế giới có nhiều Ngân hàng Phát triển, đứng đầu là Ngân hàng thế giới, các NHPT khu vực (NHPT châu Á, NHPT châu Âu…) và các NHPT quốc gia (NHPT Nhật Bản, NHPT Hàn Quốc, NHPT Trung Quốc, NHPT Đức…). Mục tiêu của những ngân hàng này đều là tài trợ cho phát triển kinh tế bền vững thông qua những chương trình, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, giải quyết các vấn đề môi trường…

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Trang 25 - 28)