Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện nhiệm vụ tín dụng đầu tư của Nhà nước

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Trang 82 - 85)

- Các dự án hạ tầng giao thông có thu hồi vốn: Công trình Nhà ga T

30Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện nhiệm vụ tín dụng đầu tư của Nhà nước

vụ tín dụng đầu tư của Nhà nước

Nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố quan trọng hàng đầu và mang tính quyết định đến kết quả hoạt động của bất kỳ tổ chức nào. Theo xu hướng phát triển nguồn nhân lực hiện nay ở nhiều nước, người lao động được xem là tài sản của doanh nghiệp.

Đối với hoạt động TDĐT của Nhà nước cũng vậy, để góp phần đẩy mạnh hoạt động gắn liền với hạn chế rủi ro với mức thấp nhất, đòi hỏi phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó cần chú trọng đến chất lượng cán bộ thẩm định và tín dụng. Cán bộ tín dụng cần phải am hiểu về chuyên môn nghiệp vụ và có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.

Để nâng cao chất lượng cán bộ thẩm định, tín dụng cũng như chất lượng tín dụng trong hệ thống NHPTVN nói chung và Sở giao dịch I nói riêng, cần phải chú trọng đến các vần đề sau:

Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng nhân sự

Để có thể lựa chọn được những người thực sự phù hợp với công việc được giao thì đòi hỏi công tác tuyển dụng phải đảm bảo mang tính khách quan, quy trình tuyển dụng cán bộ công khai minh bạch:

- Tuyển dụng trên cơ sở đánh giá kỹ nhu cầu về nhân lực;

- Thông tin tuyển dụng phải công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng như TV, báo đài... để thu hút nhiều ứng viên tham gia, qua đó sẽ lựa chọn những người có năng lực và trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí tuyển dụng;

- Chú trọng tuyển dụng những ứng viên được đào tạo bài bản tại các trường đại học có chất lượng và ngành học phải phù hợp với vị trí tuyển dụng; - Việc tổ chức thi và xét tuyển phải đảm bảo công khai và công bằng; có thể kết hợp với các tổ chức chuyên nghiệp về tuyển dụng nhân sự để thực hiện việc tuyển chọn nhân sự.

Thường xuyên thực hiện đào tạo và đào tạo lại

Trên cơ sở rà soát và đánh giá lại thực trạng nguồn nhân lực, xây dựng chương trình đào tạo và đào tạo lại hệ thống cán bộ đang tham gia thực hiện nhiệm vụ TDĐT, theo đó nội dung đào tạo cần tập trung vào các kiến thức chuyên môn nghiệp vụ sau:

- Nội dung đào tạo đối với công tác thẩm định dự án đầu tư: Các dự án vay vốn thường là các dự án đầu tư xây dựng công trình, chịu sự tác động của các quy định của nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng; các quy định về

đấu thầu, lựa chọn nhà thầu; việc phân tích và đánh giá hiệu quả tài chính và hiệu quả KT-XH của các dự án do vậy nội dung đào tạo cần tập trung vào:

+ Đào tạo kiến thức về quản lý đầu tư và xây dựng, đấu thầu, thanh quyết toán vốn đầu tư… đây là lĩnh vực thường xuyên thay đổi, điều chỉnh, bổ sung, vì vậy cần phải thường xuyên cập nhật kiến thức cho đội ngũ cán bộ tác nghiệp. Các kiến thức này cực kỳ quan trọng, phục vụ ngay cho quá trình xem xét hồ sơ pháp lý, thẩm định dự án, giải ngân… mà nếu không nắm vững, cán bộ sẽ gặp nhiều khó khăn, thậm chí dễ gặp sai sót dẫn đến vi phạm quy định của pháp luật.

Việc đào tạo các kiến thức về quản lý đầu tư và xây dựng, đấu thầu đóng vai trò hết sức quan trọng và phải do các chuyên gia có kinh nghiệm, những chuyên gia tham gia xây dựng các cơ chế chính sách của nhà nước trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng, đấu thầu giảng dạy phổ biến kinh nghiệm. Việc học cần phải gắn với thực tế đang diễn ra trong quá trình học tập và dự kiến được những phát sinh vướng mắc có thể sảy ra.

+ Đào tạo kiến thức về thẩm định, phân tích đánh giá hiệu quả đầu tư dự án về mặt các tài chính và KT-XH, phân tích rủi ro, đây là nghiệp vụ chủ yếu của công tác thẩm định, việc nắm chắc các kiến thức này giúp cho cán bộ có thể đề xuất các quyết định cho vay hoặc bác bỏ dự án, hạn chế được những rủi ro trong quá trình thực hiện dự án. Việc học các kiến thức này cần có sự kết hợp hài hóa giữa lý thuyết và thực tiễn và những bài học cần rút ra từ những chương trình, dự án không hiệu quả. Những điểm thiếu sót trong quá trình thẩm định các dự án kém hiệu quả gây ra sự lãng phí nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, doanh nghiệp.

+ Đào tạo, cập nhật kiến thức về tài chính doanh nghiệp, đây là nội dung quan trọng, giúp cho việc lựa chọn chủ đầu tư thực hiện dự án, nhiều dự

án có tính khả thi tuy nhiên khi giao cho chủ đầu tư thiếu năng lực thì dự án sẽ không có hiệu quả. Việc học về thẩm định tài chính doanh nghiệp cũng cần được gắn liền với đặc điểm thực tế các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, những sai sót trong chế độ kế toán tài chính mà các doanh nghiệp thường mắc phải và những nội dung mà báo cáo tài chính kế toán không thể hiện hết hoặc những điểm mà doanh nghiệp thường che dấu để làm lành mạnh hóa tình hình tài chính, đánh lừa cán bộ thẩm định.

+ Có chế độ khuyến khích cán bộ tự học tập, tham gia các khóa học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ qua các hình thức như hỗ trợ tiền học phí, hỗ trợ về thời gian. Đặc biệt là cần khuyến khích cán bộ tự nghiên cứu học tập ngoại ngữ và tin học phục vụ công tác chuyên môn.

+ Bên cạnh việc đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ cần thường xuyên giáo dục về đạo đức nghề nghiệp, ban hành các quy định về lề lối tác phong trong công việc, xây dựng và duy trì tốt văn hóa công sở, mối quan hệ giao tiếp với khách hàng.

31 Tổ chức và phân công nhiệm vụ lại đối với các Phòngthuộc Sở giao dịch I hợp lý hơn

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Trang 82 - 85)