Doanh số cho vay tỷ đồng 92,7 446,3 622,5 959,5

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Trang 39 - 43)

Tốc độ tăng trưởng % 132 39 215 -41 2 Doanh số thu nợ tỷ đồng 305,3 508,0 573,7 876,2 2.519 Tốc độ tăng trưởng % 66 13 53 187 3 Dư nợ tỷ đồng 3.396,9 3.779,2 3.822,1 6.141,0 6.511 Tốc độ tăng trưởng % 11 1,2 61 6 4 Nợ quá hạn tỷ đồng 85,3 269,5 217,3 310,7 430,0 Tỷ lệ nợ quá hạn % 2,5 7,1 5,7 5,1 6,6 (Nguồn: Sở giao dịch I - NHPTVN)

Doanh số cho vay:

(Nguồn: Sở giao dịch I - NHPTVN)

Biểu đồ II.1: Doanh số cho vay (tỷ đồng)

Biểu đồ trên cho thấy, doanh số cho vay của Sở giao dịch I từ năm 2005 đến năm 2008 tăng trưởng khá cao, nhưng giảm mạnh trong năm 2009. Doanh số cho vay năm 2005 khá thấp, do đây là năm đầu tiên Sở giao dịch Quỹ HTPT được thành lập. Mặt khác, từ năm 2004, cơ chế TDĐT của Nhà nước đã có sự thay đổi, để hạn chế tình trạng bao cấp thông qua TDĐT, Chính phủ ban hành Nghị định số 106/NĐ-CP ngày 01/04/2004 về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thay thế Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29/06/1999. Theo đó, hạn chế nhiều danh mục đầu tư và thống nhất một mức lãi suất mới là 6,6%/năm, sau đó lãi suất được nâng lên 7,8%/năm để mức lãi

suất vốn vay tiến sát với thị trường, hạn chế việc bao cấp thông qua lãi suất. Bước sang năm 2006, Chi nhánh Quỹ HTPT Hà Nội sáp nhập vào Sở giao dịch Quỹ HTPT và sau đó chuyển thành Sở giao dịch I - NHPTVN, doanh số cho vay tăng cao hơn 2,3 lần so với năm 2005. Doanh số này tiếp tục tăng cao trong năm 2007. Trong giai đoạn này Chính phủ ban hành Nghị định số 151/2006/NĐ-CP thay thế Nghị định số 106/2004/NĐ-CP, theo hướng giảm tối đa bao cấp thông qua lãi suất, hướng dần đến cơ chế thị trường. Hoạt động TDĐT được đẩy mạnh thông qua việc thực hiện việc cho vay đầu tư ra nước ngoài, đây là một hướng đi mới, các sản phẩm của các dự án đầu tư ra nước ngoài sẽ quay trở lại bù đắp sự thiếu hụt trong nước (Dự án điện Xekaman 3 tại Lào). Ngoài ra Sở giao dịch còn được giao nhiệm vụ cho vay đối với dự án phóng vệ tinh Vinasat 1, đây là dự án trọng điểm của Nhà nước và có tính đặc thù cao.

Đến năm 2008, việc tăng doanh số cho vay đột biến có lý do chính là Chi nhánh NHPT Hà Tây thực hiện sáp nhập vào Sở giao dịch I, vì vậy doanh số cho vay bao gồm cả Sở giao dịch I và Chi nhánh NHPT Hà Tây.

Tác động của cơn bão lạm phát, của khủng hoảng tài chính trên phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế của Việt Nam, doanh số cho vay TDĐT của Sở giao dịch I sụt giảm khá mạnh trong năm 2009. Các dự án được chấp thuận cho vay năm 2008 và 2009 theo tổng hợp tại dưới đây mặc dù đã được duyệt vay cũng bị hạn chế giải ngân. Trong giai đoạn này việc giải ngân tập trung ưu tiên vào các dự án chuyển tiếp và thực sự cần thiết và cấp bách hơn.

Về chấp thuận cho vay các dự án phát sinh mới:

Tình hình chấp thuận cho vay các dự án mới

Chỉ tiêu tính

Số dự án chấp thuận cho vay dự án 4 5 4 8 10

Số vốn cho vay theo HĐTD tỷ đồng 464,4 466 468,4 1.457 1.821 Bình quân mức vốn vay/Dự án tỷ đồng 116 93 117 182 182

(Nguồn: Sở giao dịch I - NHPTVN)

Bảng trên cho thấy số lượng dự án mới được duyệt vay tăng cao từ năm 2008 - 2009. Điều này có được là do:

Thứ nhất, từ năm 2008, Sở giao dịch I đã tăng cường hơn việc khai thác các dự án để thẩm định và duyệt vay.

Thứ hai, theo chủ trương của Chính phủ, từ năm 2008 Sở giao dịch I bắt đầu thực hiện cho vay đầu tư các dự án Bệnh viện công lập lớn (18 bệnh viện) của Bộ Y tế đang trong tình trạng quá tải (Sở giao dịch I được giao cho vay 11/18 bệnh viện công lập). Năm 2009 tiếp tục là một năm đột phá khi Sở giao dịch I duyệt cho vay 10 dự án với tổng số vốn cho vay theo HĐTD là 1.821 tỷ đồng; trong đó có 02 dự án đầu tư ra nước ngoài theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ: Dự án Phát triển KT-XH tại tỉnh Attapư - Lào, mức vốn cho vay: 428,8 tỷ đồng; Dự án Đầu tư phát triển kinh tế tại khu vực Nam Lào, mức vốn cho vay: 441,5 tỷ đồng. Ngoài ra, từ 01/8/2008 Chi nhánh NHPT Hà Tây sáp nhập vào Sở giao dịch I, làm tăng “cơ học” số lượng dự án và số vốn duyệt cho vay năm 2008.

Bình quân mức vốn cho vay/dự án có xu hướng tăng lên cũng phản ánh quy mô hoạt động TDĐT đang được cải thiện.

Doanh số thu nợ

(Nguồn: Sở giao dịch I - NHPTVN)

Doanh số thu nợ trong 5 năm qua (2005-2009), có chiều hướng tăng từ năm 2005-2008, và tăng cao ở năm 2009. So sánh Biểu đồ 2.01 và Biểu đồ 2.02 cho thấy doanh số cho vay trong năm 2005 và 2006 thấp hơn doanh số thu nợ cùng kỳ, năm 2007 doanh số cho vay có cao hơn nhưng không đáng kể so với doanh số thu nợ. Năm 2009, xu hướng này tiếp tục lặp lại. Điều này cho thấy, nếu không có giải pháp đẩy mạnh hoạt động, thì xu hướng tăng trưởng tín dụng sẽ chậm lại và thậm chí có thể dẫn đến tăng trưởng âm.

Tình hình dư nợ vay (Nguồn: Sở giao dịch I - NHPTVN)

Biểu đồ II.3: Tình hình dư nợ (tỷ đồng)

Dư nợ có xu hướng tăng lên qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không ổn định. Năm 2006 tăng 11% so với năm 2005, nhưng năm 2007 chỉ tăng 1,2% do trong năm này, doanh số thu nợ cao hơn doanh số cho vay và mức tăng doanh số cho vay không lớn. Năm 2008, do sáp nhập Chi nhánh Hà Tây về Sở giao dịch I làm tăng trưởng dư nợ đột biến so với năm 2007. Năm 2009 tăng trưởng dư nợ đạt 6% so với năm 2008.

trên địa bàn thành phố Hà Nội (tỷ đồng) được thể hiện qua biểu đồ sau:

(Nguồn: Sở giao dịch I - NHPTVN)

Biểu đồ II.4: Dư nợ TDĐT tại SGDI so với tổng dư nợ tín

dụng trung dài hạn trên địa bàn Hà Nội (tỷ đồng)

Biểu đồ 2.04 trên đây cho thấy, so với tổng dư nợ tín dụng trung dài hạn trên địa bàn thành phố Hà Nội, vốn TDĐT của Nhà nước tại Sở giao dịch I chiếm tỷ trọng tương đối khá. Cao nhất là 6,6% và thấp nhất là 4,2%; Tuy nhiên, điều đáng quan tâm hơn đó là, tỷ trọng này có xu hướng giảm, hay nói cách khác, tốc độ tăng trưởng dư nợ TDĐT thấp hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trong khi đó, Sở giao dịch I phần lớn đầu tư cho các doanh nghiệp, dự án trên địa bàn Hà Nội; Do vậy, cần lưu ý đến chỉ tiêu này để thực hiện việc đẩy mạnh hoạt động TDĐT trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w